[Funland] Hà Nội - Mảnh đất và con người :)

Kodo autodoor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-617450
Ngày cấp bằng
20/2/19
Số km
485
Động cơ
121,790 Mã lực
Em nhớ thập niên 90 vẫn có nhà chăn thả nuôi bò ngay giữa lòng thủ đô vì hồi đấy đất hoang còn nhiều, cảm giác đôi khi không khác ở quê là mấý cụ ạ :D
2005-2006 vẫn chăn bò đầy mạn Trung Hòa Nhân Chính mà!
 

Cuteo03

Xe buýt
Biển số
OF-27722
Ngày cấp bằng
20/1/09
Số km
572
Động cơ
489,958 Mã lực
Các cụ chưa nhắc đến HN coa cả mùa đông, đêm đông lao xao, đêm đông nhớ ai. Đên đông se lạnh mà làm con mực nướng vỉa hè và cút rượu thì tuyệt vời nha
 

ColorisRed

Xe hơi
Biển số
OF-400998
Ngày cấp bằng
13/1/16
Số km
150
Động cơ
731,226 Mã lực
Tuổi
35
Có lẽ bạn nên đến Hà Nội vào mùa se lạnh, cảm nhận hơi lạnh và hương hoa sữa thoang thoảng. Sẽ có thêm một điều mà mỗi khi xa Hà Nội bạn khó mà quên được Châu ạ!
 

vuimoty

Xe máy
Biển số
OF-299322
Ngày cấp bằng
21/11/13
Số km
86
Động cơ
309,332 Mã lực
Em, một người con miền Nam, đã từng ra HN vài lần, đi chơi có, vì công việc cũng có. Dạo này hai chữ HN hiện lên trong đầu em khá nhiều, nên em viết một cái thớt nêu lên cảm nhận của bản thân về Hà Nội - Thủ đô của nước VN mình :)
Đầu tiên, con cháu miền Nam khi đặt chân ra HN lần đầu tiên hầu như ai cũng muốn được vào viếng lăng Bác, lần đó em cũng theo đoàn người vào viếng và tham quan lăng và khu nhà sàn của Bác Hồ kính yêu. HN chính là nơi an nghỉ cuối cùng của Bác :)
HN là nơi đào tạo ra những nhân tài cho đất nước, các trường ĐH top đầu VN đều ở Thủ đô, ĐH Y, Dược, Bách Khoa, Xây Dựng v.v... Những thế hệ đi trước vào miền Nam xây dựng đất nước đều xuất phát chủ yếu từ HN. Vì lẽ đó, hs toàn miền Bắc và Bắc Trung Bộ đều đổ bộ ra HN với hi vọng trưởng thành và phát triển.
"Trường Nam thi lẫn với trường Hà", thời pháp thuộc Nam Định và Hà Nội là hai địa danh giáo dục. Hai mảnh đất học và lắm người thành tài hơn cả, dù vậy hiện nay mọi thứ về giáo dục, HN vẫn hơn và hơn rất cả.
Các biểu tượng lịch sử mà người dân mọi miền dễ biết đến ở Hà Nội có thể kể đến Hồ Gươm, Nhà Hát Lớn, 36 phố cổ, cầu Long Biên, Hoàng thành Thăng Long v.v... Và các công trình hiện đại như SVĐ QG Mỹ Đình, kem Tràng Tiền, cầu Thăng Long v.v... Những địa điểm này em đã từng đi đến và tìm hiểu :)
Tắc đường một vấn nạn xảy ra từ rất lâu, ai cũng biết và nghe mỗi dịp Táo Quân cuối năm. Em từng nghe người HN gốc tóc bạc như cước, đó như là một nét riêng của con người Thăng Long. Giọng nói HN dễ nghe và chỗ nào cũng nghe được, ẩm thực HN cũng rất riêng. Em từng ăn một bát bún ốc theo phong cách cổ ở đường gì đó gần phố Huế và khen nức nở. Phở HN, khắp nơi có nhưng phải ra HN ăn thì mới đúng phở HN thiệt.
Trên đây là những cảm nhận ít ỏi của em về HN, kính mong mọi người có thể đóng góp thêm về Hà Nội, những cái riêng, đặc biệt chỉ có ở Hà Nội - Thủ đô của nước VN mình :)
Không biết bác chủ thớt muốn bày tỏ gì, nhưng em thấy bác có vẻ nhiều tâm tư lắm, mọi ý tứ chỉ nêu ra mà chẳng cụ thể gì cả. Em gửi bác chủ thớt 01 bài của nhà văn Mạc Văn Trang để bác đọc tham khảo:

XIN LỖI HÀ NỘI

MẠC VĂN TRANG

Đúng vào dịp 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, tôi lại có việc phải vào Sài Gòn. Nhưng trước hôm đi, tối 1/10, ngày khai mạc Đại Lễ tôi đã tranh thủ chạy xe máy dạo quanh Hồ Gươm, Ba Đình và mấy phố chính, cảm nhận không khí Đại Lễ để vào còn có cái khoe với bà con trong Nam, đang ngóng trông về Hà Nội. Ngay buổi tối hôm ấy tôi đã cảm thấy điều gì đó không ổn. Những dòng người chen chúc nhau lộn xộn khắp các phố phường ở trung tâm. nhất là quanh bờ Hồ, trước tượng đài Lý Thái Tổ... Người ta háo hức, xô đẩy nhau như vào sân vận động xem đá bóng, chứ không phải để trải nghiệm những giá trị đặc sắc của Thăng Long- Hà Nội, nơi "lắng hồn núi sông ngàn năm"... Rồi dù xa Hà nội, tôi vẫn tối tối theo dõi các hoạt động Đại lễ được chiếu trên Tivi, đặc biệt là chăm chú xem buổi truyền hình trực tiếp lễ Diễu binh, diễu hành "lớn nhất trong lịch sử" tại quảng trường Ba Đình sáng 10/10 và Đêm hội Văn hóa, nghệ thuật kết thúc Đại Lễ tại sân vận động Mỹ Đình tối 10/10. Tất cả đã qua đi, còn lại cảm nhận: lễ hội thật công phu, hoành tráng, tưng bừng, đông đúc... Nhưng sao vẫn không thấy tâm hồn xao xuyến, lâng lâng và con tim nhiều rung động tha thiết, tự hào về Hà Nội? Đêm khuya, Sài Gòn mưa lạnh như tiết trời thu Hà Nội, tôi vẫn nằm trằn trọc. Rồi chợt nhớ ra điều gì, tôi bật dậy mở máy tính, tìm trên mạng ‘Những ca khúc nổi tiếng về Hà Nội" và mở ra, nằm nghe một mình trong đêm tĩnh mịch. "Đây Hồ gươm, Hồng Hà, Hồ Tây... Đây lắng hồn núi sông ngàn năm"...; "Hà Nội ơi, phố phường dãi ánh trăng mơ, liễu mềm như gió ngây thơ"...; "Hồ Gươm hôm nay chiều về thu, làn nước xanh xanh lặng lờ trôi, soi bóng tháp Rùa như đắm chìm trong nắng vàng"... Lạ lùng thật, chỉ nghe hát thôi, không có hình ảnh minh họa như xem Video ca nhạc, mà từng lời hát lan tỏa trong tâm hồn lại hiện lên một Hà Nội linh thiêng, sâu lắng, êm đềm, mơ mộng, sang trọng khiến con tim dâng lên bao nỗi niềm yêu thương, tự hào rưng rưng khôn tả xiết... Ngay cả những thời khắc nguy nan 1972, B52 Mỹ ném bom hủy diệt thì "Mặt hồ Gươm vẫn lunh linh mây trời, càng tỏa ngát hương thơm hoa Thủ đô, ... chân ta bước lòng ung dung tự hào"... Rồi sau chiến tranh, những tháng năm đầy kham khổ, túng bấn thì: "Em ơi Hà Nội phố, ta còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa..." và " Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thấm nâu... Chiều thu Hồ Tây... đàn sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời"..., "Tây Hồ mênh mông... sương thu lan trong gó...". Rồi người Hà Nội ra đi bốn phương... "Ôi nhớ hồ Gươm xanh thắm, nơi tháp rùa nghiêng soi bóng, thành cũ Thăng Long, hồn nước non thiêng còn lắng đâu đây, dấu xưa oai hùng..." . Lạ lùng nhất là bài hát Tiến về Hà Nội của Văn Cao viết năm 1949, khi cuộc kháng chiến còn chủ yếu với súng kíp, gậy tày, lựu đạn... mà đến mùa Thu 1954, ngày 10 tháng Mười đoàn quân chiến thắng tiến vào Hà Nội đúng theo "kịch bản" của Văn Cao. "Trùng trùng quân đi như sóng ... lấp lánh lưỡi lê sáng ngời...Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng... Thật trầm hùng, hào sảng mà mà dung dị, êm đềm đúng với hình ảnh những người con của Hà Nội chiến thắng trở về sáng láng, hân hoan, thân thiết với nhân dân... Đó không phải là những chiến binh khí thế ngút trời, hùng hổ, nện gót giầy rầm rập tiến vào thành phố. Và dân Hà Nội cũng không xô đẩy, chen nhau, chạy bổ ra đường, hò hét, nhảy cẫng lên, vồ vập ôm hôn các chiến sĩ... Đúng như lời Văn Cao: "Trùng trùng say trong câu hát... Năm cửa ô đón mừng...nở năm cánh đào chảy dòng sương sớm long lanh..." Người Hà Nội mừng vui khôn xiết, đứng kín hai bên đường nhưng cử chỉ vẫn chừng mực, giữ gìn, lịch thiệp. Các mẹ các cô mặc áo dài, nét mặt rạng ngời, tay cầm hoa tươi và những lá cờ nhỏ đón đoàn quân trong nụ cười và nước mắt; các chàng trai thì đánh đàn, kéo acooc và hát vang cùng đoàn quân... "Chúng ta ươm lại hoa, sắc hương phai ngày xa, ôi phố phường Hà Nội xưa yêu dấu...". Cảnh tượng ấy, không khí ấy thật đặc sắc, chưa thấy ở đâu, đúng là tâm hồn, cốt cách Hà Nội, thể hiện chiều sâu và tầm cao văn hiến Thăng Long - Hà Nội. Có phải cái thiếu chính là 10 ngày Đại lễ đã không thấy được hồn cốt ấy của Hà Nội? Nhưng tại sao?...

Ngày 13/10 tôi ra Hà Nội, vợ tôi bảo, may quá anh đi hộ đám cưới con cô em họ, còn em đi đám cưới con bà bạn bên hàng xóm. Tôi lại tranh thủ chạy xe máy qua mấy phố trung tâm và quanh Hồ Gươm. Đúng là không còn một thảm cỏ xanh nào sống sót; còn ngổn ngang nhiều thứ và cờ phướn, khẩu hiệu, đèn lồng ... vẫn đỏ rực khắp nơi... Nhưng không đến nỗi như một số người kêu "Sau Đại lễ, Hà Nội như cơn bão đi qua", "Cả Hà Nội như một bãi rác khổng lồ!...". Không! Hà Nội đang đẹp trở lại. Đó là nhờ những anh chị em lao động Vệ sinh Môi trường đã miệt mài, cắm cúi quét dọn, chuyên chở rác suốt ngày đêm không ngừng nghỉ để Hà Nội được gọn gàng, sach sẽ. Và những anh chị em trồng hoa, chăm sóc hoa khắp Hà Nội trước, trong và sau Đại Lễ. Những bồn hoa, chậu hoa tươi rực rỡ tỏa sắc hương khắp Hà Nội, nhất là quanh Hồ Gươm, quảng trường Ba Đình. Các thảm hoa kết hình rồng và các biểu tượng của Hà Nội thật kỳ công, tinh xảo. Hoa tươi khắp nơi dưới trời Thu, Hà Nội thật đẹp. Nhưng có ai biết rằng những người công nhân vẫn còn lam lũ ấy đã vất vả và kiên nhẫn suốt ngày đêm: "Chúng nó nhổ cây, bẻ cành, giẫm nát, ta lại khôi phục, trồng mới; lại giẫm nát, lại trồng mới và chăm sóc cho luôn luôn hoa tươi! Không biết Hà Nội đã nhớ cảm ơn và khen thưởng những anh chị em làm vệ sinh môi trường và trồng hoa tươi chưa? Đó là hai lực lượng chính yếu đã làm đẹp cho Hà Nội nói chung và Đại Lễ nói riêng, tương phản với những gì còn lại! Tôi mở thiếp mời đám cưới ra để xem lại địa chỉ. Thiếp mời không phải viết chữ ta và có chữ "song hỉ" hay đôi bồ câu, đèn lồng như thường thấy. Bìa thiếp có chữ Wedding. Kính mời.... Tôi thầm nghĩ, hai vợ chồng cô này cùng ở quê đi bộ đội, chuyển ngành ra làm gì ở Hà Nội mà oai thế: thiếp mời kiểu Tây lại tổ chức đám cưới tại trung tâm Hà Nội, ngay cạnh Nhà hát lớn, ở một địa điểm sang trọng vào loại đẹp nhất của Hà Nội. Tôi đến trước giờ ăn một chút để tìm xem có ai ở quê ra còn trò chuyện. Kia rồi trong góc hội trường thấy một đám người lớn, trẻ em nhốn nháo đúng kiểu quê ta rồi. Tôi bước lại thì một chị lạnh lùng hỏi: "Bác nhà trai hay gái"?..."Nhà trai phía bên kia!". Tôi tiu nghỉu quay lại, nhìn phía nhà trai không thấy ai quen, toàn bộ đội, quan chức thì phải. Tôi định vào chỗ mấy mâm còn vắng đợi xem... thì cái bà đang đứng đó xua tay: "Ba mâm này nhà cháu đăng ký rồi!". Tôi quay ra cửa, bỏ phong bì vào cái hòm hình trái tim, rôi định đi về thì cô em họ, chủ tiệc, túm tay lôi vào, ấn ngồi xuống cái mâm còn khuyết một chỗ: "Báo cáo các thủ trưởng, đây là ông anh em!" Thế là tôi đã nhập cuộc... Tiếng MC oang oang qua 2 chiếc loa thùng cỡ đại, chỉ đạo cho "hội hôn" răm rắp làm theo: "Xin hội hôn nổ những tràng pháo tay thật ròn rã đón cô dâu, chú rể lên sân khấu!"...; " Mời thân phụ, thân mẫu cô dâu chú rể lên sân khấu!"; "Chú rể trao nhẫn cho cô dâu!"; "Cô dâu, chú rể cùng rót sâm - banh mời song thân"; "Các vị quý khách cùng hai họ rót bia đầy cốc chuẩn bị chúc mừng... Tôi hô 1,2,3... tất cả cùng zô, zô, zô... nhé!"... Rồi dàn "nhạc sống" ra sân khấu. Không thấy nhạc công đâu. Nhưng loa phát ra tiếng nhạc xập xình, réo rắt và ca sĩ uốn éo... mấp máy môi. Thế mà loa phát ra giọng hát của một ca sĩ chuyên nghiệp nào đó rất quen thuôc. Tôi quay sang ông bên canh: "Nó hát nhép à?". Ông thản nhiên: "Nó cho quả lừa, các cụ chả biết đâu!"...Ở dưới cứ ăn rào rào. Ở trên sân khấu các "nhép sĩ" cứ thay nhau trình diễn!... Tôi chuồn ra khỏi tiệc cưới lúc còn chưa tan, đến trước cửa Nhà hát Lớn lặng ngắm nó hồi lâu và chợt nhớ tới nhận xét của một người bạn Pháp nghiên cứu khá nhiều năm về Hà Nội: Ở Pháp đã diễn ra một quá trình Paris hóa nước Pháp thì ở Việt Nam lại diễn ra quá trình nông thôn hóa Hà Nội... Phải chăng đám cưới vừa nói cũng là một ví dụ? (Chứ đâu vì "ma chê, cưới trách" mà tôi lại kể ra!). Tôi đã hiểu ra điều gì đó. Tôi đã sống và làm việc ở Hà Nội hơn 40 năm. Đã làm việc, tiếp xúc với khá nhiều người Hà Nội gốc (tức là họ sống ở Hà Nội trước 10/10/1954). Vậy mà bây giờ tôi mới thực sự nhận ra mình vẫn là anh nhà quê, bắt đầu giác ngộ về Hà Nội.



Tôi thấy quá thương mến và cảm phục những người Hà Nội gốc. Trước sự ngang nhiên, ào ạt, nhập cư của những người nhà quê chúng tôi, người Hà Nội chỉ phản ứng một cách yếu ớt, tế nhị, kín đáo. Người nhà quê rất tự tin, hùng hổ đảo lộn cả Hà Nội, ngày càng nắm quyễn lãnh đạo từ phường cho đến quận, rồi cả thành phố và các cơ quan trung ương đóng tại Hà Nội. Người Hà Nội gốc thành thiểu số, họ co cụm lại và bền bỉ, khéo léo bảo vệ những giá trị của mình...Người Hà Nội khó có thể làm lãnh đạo, quản lý được trong bối cảnh xã hội mới, vì họ biết rộng, làm gì cũng cân nhắc cẩn trọng; họ quá nhạy cảm, tế nhị, ngại va chạm, sợ làm tổn thương người khác và rất sợ bị tổn thương... Với sự lịch lãm, tài hoa, tâm hồn phong phú, tinh tế của mình, họ thường sáng tạo được những giá trị cao trong các lĩnh vực khoa học, âm nhạc, hội họa, văn học... Còn lãnh đạo thời nay đòi hỏi phải biết mưu mẹo và đấu tranh, "dám nghĩ, dám làm" mọi chuyện, phải "dấy lên phong trào", "Quyết tâm phấn đấu", "Đồng loạt ra quân", "Chỉ đạo quyết liệt", "Quyết tâm đột phá"... Những thứ đó đều xa lạ với tư duy và cách ứng xử của người Hà Nội. Thế là người nhà quê chúng tôi được thể vừa nắm quyền, vừa làm giàu ào ạt trước con mắt ngỡ ngàng của người Hà Nội. Và chúng tôi đương nhiên thành người Hà Nội mới, đem lại cho Hà Nội một sức sống mới... kiểu nhà quê! ("Hà Nội của cả nước"... mà!). Vì vậy Đại Lễ, theo quan điểm của người nhà quê chúng em nghĩa là phải vôi ve lại nhà cửa, phải làm thật to, phải dài ngày, phải thật nhiều khẩu hiệu, băng rôn, cờ phưỡn, kèn trống, loa đài tưng bừng khí thế, đèn xanh đỏ nhấp nháy khắp nơi, hàng quán bung ra bóp chẹt và người như nêm, chen nhau bẹp ruột, trai gái cấu véo nhau chí chóe... Ông cha ta nói đúng quá: giàu có thể một đời, còn sang phải ba đời. Cơ sự nó là như thế, mong được cảm thông và thành thật xin lỗi Hà Nội.
 

vuimoty

Xe máy
Biển số
OF-299322
Ngày cấp bằng
21/11/13
Số km
86
Động cơ
309,332 Mã lực
Bạn trai Hà Nội khó tính lắm. Vì bạn ấy vất vả (kiểu đi cấy lấy công, bạn ấy đi cấy còn trông nhiều bề). Hà Nội nói riêng, Việt nam nói chung, quanh năm chiến trận. Bạn trai Hà Nội hát bài đất nước tình yêu, không phải bải tình yêu anh em. Nếu yêu Hà Nội, thì phải hiểu điều này.
"Bạn trai Hà Nội hát bài đất nước tình yêu, không phải bải tình yêu anh em. Nếu yêu Hà Nội, thì phải hiểu điều này" =))
 

Châu Tứ TN

Xe điện
Biển số
OF-606123
Ngày cấp bằng
31/12/18
Số km
3,825
Động cơ
161,951 Mã lực
Kuu rót rượu làm em đọc lại mình từng viết thớt này :)
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
28,292
Động cơ
1,653,577 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Lang thang được rót gượu, em cũng thấy mình đã còm ở thớt này
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top