Từ những năm 9x, do Thailand tắc đường kinh quá, nhiều báo đã lên tiếng cảnh tỉnh nhưng chục năm sau VN vẫn đi vào vết xe đổ của người Thái.
Về nguyên nhân tắc đường, báo chí đã nói nhiều. Em cũng chỉ xin nêu ra thêm 1 số nhận định của em.
Các giải pháp như mở rộng đường, hạn chế nhập cư, tuyên truyền văn hóa giao thông... chỉ là các giải pháp ngọn. Cho dù có mở gấp đôi diện tích mặt đường thì cũng chỉ giải quyết được trong 1 thời gian rồi đâu lại vào đấy.
Cái chính là HN & SG có số dân đông quá mức, vượt quá tầm quản lý + với việc phát triển xây dựng hạ tầng, đặc biệt là xây dựng nhà ở quá lộn xộn đã gây ra tình trạng này.
Điển hình như chung cư Mỹ Phước ở q Bình Thạnh (mới xd khoảng 2005-2006 gì đó) có 6-8 block (em ko nhớ chính xác, có sai các cụ thông cảm) mà đường vào lại là 1 con hẻm độc đạo ngoằn nghèo bề ngang khoảng 6-7m lại bị lấn chiếm buôn bán. Lỡ mà có sự cố cháy nổ gì đó thì ko biết thoát ra = cách nào nữa. Một khu nhà với hàng ngàn dân không hiểu quy hoạch với giấy phép cái kiểu gì mà lại như vậy?
Đô thị Phú Mỹ Hưng, là niềm tự hào của người SG, nhưng cái đô thị đó lại bị đặt sai vị trí, nằm vào vùng trũng thoát nước của Tp, khiến cho người SG đang phải chịu cảnh sống chung với lũ mỗi khi triều cường hoặc mưa và phải chịu cảnh lô cốt đào đường chống ngập.
Rồi thì HN+HT nữa. HN đang rất khó khăn giải quyết nhiều vđ do tình trạng dân số quá lớn thì lại gánh thêm HT nữa. Điều đó có nghĩa là HN sẽ phải chi nhiều tiền của, công sức để cải thiện hà tầng của khu vưc HT cũ, trong khi hiện tại hạ tầng của HN thì còn quá nhiều bất cập.
Trên TG đối với các thành phố có khả năng phát triển quy mô dân số lớn người ta áp dụng mô hình đô thị vệ tinh. Mỗi khu đô thị cách nhau khỏang 20-30 km, có quy mô dân số khỏang vài trăm k, khu vực chính thì khoảng 2 triệu là vừa. Nhưng muốn di chuyển vài chục km mỗi ngày để đến nơi làm thì chắc chắn không thể đi xe máy. Vậy mà thật đáng buồn là nước ta hạn chế ô tô. Chính vì thế, Biên Hòa cách SG có 30 km, hạ tầng cơ sở khá tốt vẫn chẳng có mấy người chọn làm nơi sinh sống.
Những hệ lụy của thời trước như các các hẻm ngoằn nghèo (chính vì hẻm hóc mà nhiều người dù muốn cũng không đi xe buýt được do phải đi bộ quá xa đến trạm), các khu nhà lấn chiếm kinh rạch (gây nên tình trạng ngập úng), không những không được giải quyết triệt để mà còn có xu hướng nhân rộng ở những khu ở tự phát.
Mô hình nhà phố, một mô hình hoàn toàn sai lầm do nhà nằm san sát bên nhau, mỗi nhà 1 kiểu, 1 màu khiến cho khu phố lộn xộn và nhiều màu sắc. Để giải quyết vấn đề này, nhà mẫu ra đời nhằm thống nhất màu sắc, kiểu dáng cho khu phố. Nhưng hỡi ơi, nhà mẫu có bề ngang 4 m mà lại cao đến 6-7 tầng thì có khác gì cái kim? (nhà mẫu đường Lũy Bán Bích quận Tân Phú, Tp HCm). Nhà phố cũng là nguyên nhân cho xe cộ có thể tràn ra đường từ bất kỳ vị trí nào gây ra nguy hiểm trong giao thông. Đáng tiếc là mô hình này vẫn đang được nhân rộng trên khắp cả nước.
Vài dòng chia sẻ suy nghĩ, ý kiến của em, mời các cụ bình luận cho vui