- Biển số
- OF-49144
- Ngày cấp bằng
- 21/10/09
- Số km
- 427
- Động cơ
- 461,970 Mã lực
Thật là vãi với mấy "ông kễnh" nhà mình..mấy hôm rỡ thì các ông ý như đúng rồi là vì chung ta bịt ngã tư mới là thử nghiệm và khi thấy khôgn hợp lý thì phải thay đổi(giọng rất tự hào là giám nhận sai về mình). Giờ thì lại thế này..kẻ tung người hứng...kwr đám kẻ xoa...chi có mỗi 1 vấn đề mà e thấy không ông nào nói tới đó là KINH PHÍ để các ông ý tháo ra,lắp váo rồi lại tháo ra ý lấy ở đâu? Ôi cái x...h này..tiền của dân cứ thử nghiệm này thử nghiệm kia ...trong khi đó Quốc hội hỏi bộ trưởng GTVT @ bao giờ có thể xây càu ở POKO cho dân" - " tôi chưa biết là bao giờ?!
Đó là kiến nghị của lãnh đạo Phòng CSGT - Công an Hà Nội tại cuộc họp về các giải pháp chống ùn tắc và tai nạn giao thông, chiều 15/6 tại UBND Thành phố Hà Nội.
"Vừa tháo đã phức tạp"
Thượng tá Nguyễn Duy Ngọc, Trưởng Phòng CSGT Hà Nội cho rằng, sau thời gian Sở GTVT Hà Nội tổ chức lại giao thông bằng việc bịt ngã ba, ngã tư hiệu quả nhiểu nút, nhiều khu vực giảm hẳn tình trạng ùn tắc giao thông.
Tuy nhiên, mới đây khi tiến hành tháo dỡ lại ngã tư thì tình trạng ùn tắc lại trở nên phức tạp. “Ngay như nút ngã tư Láng Hạ - Giảng Võ được tháo dỡ trong thời điểm sinh viên, học sinh nghỉ học nhưng tình trạng ùn tắc trở nên phức tạp", ông Ngọc dẫn chứng và đề nghị "phải bịt lại ngã tư này, và khi bịt lại sẽ phải thông báo trước cho người dân biết”.
Theo lãnh đạo phòng CSGT, trong thời gian qua, việc xử lý nghiêm các phương tiện dừng đỗ sai quy định đã giảm sự ùn tắc rất lớn trên nhiều tuyến phố. Vì vậy, trong thời gian tới ngoài việc hàn vá nâng cấp các tuyến đường, thành phố có quy định rõ việc cho đỗ xe một bên tại các tuyến phố trung tâm để giảm ùn tắc.
Ngã tư La Thành - Giảng Võ vừa được "thông" trở lại
Ông Ngọc cũng đề xuất thành phố hạn chế một số phương tiện hoặc cấm hẳn mốt số phương tiện ở một số khu vực, tuyến phố. Chẳng hạn, ở khu trung tâm xe tải chỉ được hoạt động vào ban đêm, hay cấm hẳn phương tiện ở khu vực hồ Gươm những ngày lễ. Nếu thành công sẽ nhân rộng, trong khi đó tập trung cải thiện phương tiện công cộng như xe buýt để thu hút người dân tham gia.
Giải pháp nhiều, hiệu quả chưa nhiều
Đánh giá về tình hình giao thông trên địa bàn thời gian qua, Phó Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Xuân Tân nhận định, tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông cơ bản được kiểm soát trong điều kiện gia tăng nhanh về số lượng phương tiện.
Ông Tân cho hay, hiện trên địa bàn Hà Nội có 321.925 xe ô tô và gần 3 triệu môtô, xe máy và còn khoảng 60 điểm có nguy cơ ùn tắc.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh, các giải pháp về giảm ùn tắc, tai nạn giao thông trên địa bàn đã được nói nhiều, đề ra nhiều, vấn đề bây giờ là “cần phải tập trung thực hiện các giải pháp sao cho hiệu quả”.
“Cần phải có những giải pháp cụ thể, chứ báo cáo chung chung cho hay thì tầm năm sau vẫn cứ báo cáo như vậy”, ông Khanh nhấn mạnh và thẳng thắn phê bình Sở GTVT về tiến độ triển khai các dự án: Báo cáo của Sở GTVT nêu trong năm nay dự kiến sẽ hoàn thành các tuyến đường như, Lê Văn Lương kéo dài, quốc lộ 32..., thế nhưng Sở có nắm được thực tế của những công trình này hiện ra sao không?
“Tôi thấy viết báo cáo mà chẳng nắm được thực tế, vì khi kiểm tra thực tế cho thấy tuyến Lê Văn Lương kéo dài vẫn tắc vì chưa có nhà tái định cư cho dân. Hay tuyến đường bờ sông Tô Lịch giải phóng xong rồi để đấy, còn tuyến Văn Cao - Hồ Tây chỉ một đoạn vỉa hè 400 mét mà làm mãi vẫn không xong” - ông Khanh dẫn chứng..
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cũng yêu cầu các giải pháp giảm ùn tắc cần phải linh hoạt, phải có đánh giá khoa học từ thực tế.
“Chúng ta làm có nghiên cứu, có cơ sở khoa học và đã được thử nghiệm có hiệu quả thì phải tiếp tục làm chứ không làm theo kiểu dư luận. Phải có bản lĩnh, nếu phân luồng không giải quyết được ùn tắc thì đưa về ban đầu, nhưng khi đóng hay mở lại phải thông báo trước cho người dân được biết”, ông Thảo nói.
Chủ tịch Thành phố Hà Nội yêu cầu trong thời gian tới tập trung cao độ triển khai các giải pháp, trong đó tăng cường kiểm tra, xử phạt các vi phạm.
Theo VIETNAMNET.
Đó là kiến nghị của lãnh đạo Phòng CSGT - Công an Hà Nội tại cuộc họp về các giải pháp chống ùn tắc và tai nạn giao thông, chiều 15/6 tại UBND Thành phố Hà Nội.
"Vừa tháo đã phức tạp"
Thượng tá Nguyễn Duy Ngọc, Trưởng Phòng CSGT Hà Nội cho rằng, sau thời gian Sở GTVT Hà Nội tổ chức lại giao thông bằng việc bịt ngã ba, ngã tư hiệu quả nhiểu nút, nhiều khu vực giảm hẳn tình trạng ùn tắc giao thông.
Tuy nhiên, mới đây khi tiến hành tháo dỡ lại ngã tư thì tình trạng ùn tắc lại trở nên phức tạp. “Ngay như nút ngã tư Láng Hạ - Giảng Võ được tháo dỡ trong thời điểm sinh viên, học sinh nghỉ học nhưng tình trạng ùn tắc trở nên phức tạp", ông Ngọc dẫn chứng và đề nghị "phải bịt lại ngã tư này, và khi bịt lại sẽ phải thông báo trước cho người dân biết”.
Theo lãnh đạo phòng CSGT, trong thời gian qua, việc xử lý nghiêm các phương tiện dừng đỗ sai quy định đã giảm sự ùn tắc rất lớn trên nhiều tuyến phố. Vì vậy, trong thời gian tới ngoài việc hàn vá nâng cấp các tuyến đường, thành phố có quy định rõ việc cho đỗ xe một bên tại các tuyến phố trung tâm để giảm ùn tắc.
Ngã tư La Thành - Giảng Võ vừa được "thông" trở lại
Ông Ngọc cũng đề xuất thành phố hạn chế một số phương tiện hoặc cấm hẳn mốt số phương tiện ở một số khu vực, tuyến phố. Chẳng hạn, ở khu trung tâm xe tải chỉ được hoạt động vào ban đêm, hay cấm hẳn phương tiện ở khu vực hồ Gươm những ngày lễ. Nếu thành công sẽ nhân rộng, trong khi đó tập trung cải thiện phương tiện công cộng như xe buýt để thu hút người dân tham gia.
Giải pháp nhiều, hiệu quả chưa nhiều
Đánh giá về tình hình giao thông trên địa bàn thời gian qua, Phó Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Xuân Tân nhận định, tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông cơ bản được kiểm soát trong điều kiện gia tăng nhanh về số lượng phương tiện.
Ông Tân cho hay, hiện trên địa bàn Hà Nội có 321.925 xe ô tô và gần 3 triệu môtô, xe máy và còn khoảng 60 điểm có nguy cơ ùn tắc.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh, các giải pháp về giảm ùn tắc, tai nạn giao thông trên địa bàn đã được nói nhiều, đề ra nhiều, vấn đề bây giờ là “cần phải tập trung thực hiện các giải pháp sao cho hiệu quả”.
“Cần phải có những giải pháp cụ thể, chứ báo cáo chung chung cho hay thì tầm năm sau vẫn cứ báo cáo như vậy”, ông Khanh nhấn mạnh và thẳng thắn phê bình Sở GTVT về tiến độ triển khai các dự án: Báo cáo của Sở GTVT nêu trong năm nay dự kiến sẽ hoàn thành các tuyến đường như, Lê Văn Lương kéo dài, quốc lộ 32..., thế nhưng Sở có nắm được thực tế của những công trình này hiện ra sao không?
“Tôi thấy viết báo cáo mà chẳng nắm được thực tế, vì khi kiểm tra thực tế cho thấy tuyến Lê Văn Lương kéo dài vẫn tắc vì chưa có nhà tái định cư cho dân. Hay tuyến đường bờ sông Tô Lịch giải phóng xong rồi để đấy, còn tuyến Văn Cao - Hồ Tây chỉ một đoạn vỉa hè 400 mét mà làm mãi vẫn không xong” - ông Khanh dẫn chứng..
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cũng yêu cầu các giải pháp giảm ùn tắc cần phải linh hoạt, phải có đánh giá khoa học từ thực tế.
“Chúng ta làm có nghiên cứu, có cơ sở khoa học và đã được thử nghiệm có hiệu quả thì phải tiếp tục làm chứ không làm theo kiểu dư luận. Phải có bản lĩnh, nếu phân luồng không giải quyết được ùn tắc thì đưa về ban đầu, nhưng khi đóng hay mở lại phải thông báo trước cho người dân được biết”, ông Thảo nói.
Chủ tịch Thành phố Hà Nội yêu cầu trong thời gian tới tập trung cao độ triển khai các giải pháp, trong đó tăng cường kiểm tra, xử phạt các vi phạm.
Theo VIETNAMNET.