Em cũng đang thắc mắc cái này. Nhờ cụ
sgb345 phân tích giúp em vs ạ!
về thắc mắc của kụ, nhà cháu xin có ý kiến như sau:
1- Về biển chữ nhật nền xanh "Đèn đỏ được phép rẽ phải":
Vì biển loại này không có trong luật, nên nó không có thẩm quyền phủ định hiệu lực của đèn đỏ.
Khi phương tiện đi theo hướng dẫn của biển này, nếu Csgt bỏ qua thì không sao. Nếu họ dừng xe phạt lỗi "vượt đèn đỏ" thì mình sai hoàn toàn (xem Hình #1 bên dưới)
2- Về đèn phụ mũi tên xanh: Đèn phụ mũi tên xanh chỉ sang phải có hiệu lực cho phép phương tiện trên các làn xe được rẽ theo hướng chỉ của mũi tên xanh, bất kể khi đó đèn chính đang đỏ (Xem Hình #2).
3- Về làn xe có thể rẽ: Để rẽ phải khi đèn phụ mũi tên xanh sáng, phương tiện phải lưu thông trên các làn xe có vạch mũi tên có 1 đầu mũi tên chỉ hướng rẽ phải, hoặc từ các làn xe không có vẽ mũi tên gì. (Xem Hình #2)
4- Việc xe rẽ phải từ trên làn có mũi tên chỉ hướng đi thẳng: đây là lỗi không tuân thủ vạch mũi tên, không phải là lỗi vượt đèn đỏ.
5- Về vạch mắt võng kẻ trên 1 làn xe:
Theo QC41/2016, vạch mắt võng chỉ được kẻ nơi giữa ngã tư, giữa ngã 3. QC41/2016 không quy định kẻ vạch mắt võng trên một làn xe tại lối ra của một đoạn đường.
Vì thế, vạch kẻ mắt võng trên 1 làn xe là sai luật, nên phương tiện lưu thông kiểu gì chăng nữa trên làn có kẻ mắt võng thì cũng không có cơ sở để phán xét xe đó đi đúng hay sai, miễn họ tuân thủ đúng hiệu lệnh đèn và vạch kẻ.
Tuy nhiên, thực tế ở Hn Sở Gtcc kẻ vạch mắt võng trên làn sát lề để phương tiện rẽ phải khi đèn đỏ.
=============
Hình minh hoạ:
Hình #1: biển chữ nhật nền xanh "Đèn đỏ được phép rẽ phải" không có thẩm quyền phủ định hiệu lực của đèn đỏ.
Hình #2: phương tiện được rẽ phải theo hiệu lệnh của đèn phụ mũi tên xanh.
Xe màu cam rẽ phải đúng luật.
Xe màu đỏ rẽ phải phạm lỗi không tuân thủ vạch mũi tên. Xe màu đỏ rẽ phải không phạm lỗi vượt đèn đỏ.