Bác vẫn chưa hiểu ý tôi. Ý tôi là việc làm của bác cũng tốt, nhưng không cần thiết, vì các lý do sau:
- Nhận thức chung của người tham gia giao thông, là người có mức độ hiểu biết pháp luật hạn chế: Các loại hàng rào sắt, inox, bê tông, nhựa... là dải phân cách hết. Nếu xxx xử phạt lỗi vượt quá tốc độ với lý do hàng rào sắt, inox không phải dải phân cách, mang việc này ra tòa thì phần thắng sẽ không thuộc về xxx, bởi người dân có lợi thế với nhận thức như trên (suy đoán không phạm tội, do người dân nghĩ rằng đó là dải phân cách).
- xxx, ngoài việc đảm bảo an toàn, bảo vệ pháp luật trong giao thông còn có trách nhiệm phát hiện những bất cập trong giao thông để kiến nghị sửa đổi. Nếu như phát hiện thấy vấn đề (về dải phân cách, như phát hiện của bác), xxx có trách nhiệm phải kiến nghị cơ quan chức năng để sửa đổi, hướng dẫn để người dân nắm được, đảm bảo giao thông an toàn, chứ không phải lẳng lặng phục kích để xử phạt như bác nghĩ đâu.
- Đối với mỗi đội CSGT phụ trách một khu vực, có hàng nghìn hàng vạn lỗi sờ sờ ra đó mà không xử lý như vượt đèn đỏ, đè vạch, bật đèn pha, còi hơi trong đô thị, để xe trên hè phố, bán hàng trên hè phố, để vật liệu xây dựng trên hè phố... Họ không dại gì vướng vào một rắc rối mà gần như cầm chắc phần thua.
Có thể thực tế khác một chút, nhiều khi xxx phát hiện thấy bất cập lại coi đó là mỏ vàng để kiếm tiền, thì chúng ta nên tìm cách để dỡ bỏ hoặc vô hiệu hóa cái bẫy đó, chứ không nên chọn giải pháp buộc chân mình chặt hơn để khỏi sa vào bẫy