- Biển số
- OF-114306
- Ngày cấp bằng
- 26/9/11
- Số km
- 588
- Động cơ
- 393,330 Mã lực
(Dân trí) - Bác sĩ Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng (bệnh viện Xanh Pôn) cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận trường hợp bị bỏng do nghe điện thoại tại trạm xăng. Nạn nhân nhập viện trong tình trạng bỏng toàn thân, với độ rộng khoảng 60% diện tích cơ thể và bị tổn thương đường hô hấp.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, tối 28/11, anh K đến cây xăng Phù Đổng, quận Long Biên, Hà Nội để lấy hóa đơn mua xăng. Khi anh K đang ở trong phòng vệ sinh tại trạm bán xăng thì có cuộc điện thoại gọi tới, anh bấm nút nghe, lập tức ngọn lửa bùng lên, bén vào quần áo gây cháy khiến anh bị bỏng nặng. Anh K được mọi người đưa ngay vào khoa Bỏng (bệnh viện Xanh Pôn) cấp cứu.
Bác sĩ Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng (bệnh viện Xanh Pôn) cho biết, anh K nhập viện trong tình trạng bỏng toàn thân, với độ rộng khoảng 60% diện tích cơ thể và bị tổn thương cả đường hô hấp. Sau 4 ngày điều trị, hiện anh K đã tỉnh táo hơn, tuy nhiên vẫn chưa qua giai đoạn nguy hiểm bởi bệnh nhân bỏng rộng, sâu thường phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc cao.
Theo bác sĩ Thống, đây là lần đầu tiên viện tiếp nhận trường hợp bị bỏng do nghe điện thoại tại trạm xăng.
Theo ông Đỗ Tuấn, Trưởng Phòng An toàn chất lượng Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc, ở tất cả các kho, cửa hàng xăng dầu đều có biển hiệu cấm sử dụng điện thoại di động, bởi thiết bị này tăng nguy cơ cháy nổ rất nhiều.
“Điện thoại thông thường là loại thiết bị không phòng nổ. Tiếp điểm giữa pin và máy điện thoại có thể phát sinh ra tia lửa điện (đặc biệt khi có cuộc gọi đến) gặp hơi LPG, xăng dầu ở nồng độ nhất định sẽ phát nổ. Do vậy, tại kho, cửa hàng LPG, xăng dầu thường dùng thiết bị điện phòng nổ, bộ đàm phòng nổ, còn tuyệt đối không được sử dụng điện thoại di động”, ông Tuấn khuyến cáo.
Thực tế, người tiêu dùng dễ nhìn nhận thấy, ở bất cứ cây xăng nào đều có biển cảnh báo cấm sử dụng điện thoại di động. Quy định là vậy, nhưng thực tế, vẫn nhiều người dân chưa tuân thủ quy định này và ngay nhân viên cửa hàng xăng dầu cũng chưa có sự nhắc nhở người dân khi vào mua xăng, dầu.
Hồng Hải
- Cảnh báo cho anh em này.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, tối 28/11, anh K đến cây xăng Phù Đổng, quận Long Biên, Hà Nội để lấy hóa đơn mua xăng. Khi anh K đang ở trong phòng vệ sinh tại trạm bán xăng thì có cuộc điện thoại gọi tới, anh bấm nút nghe, lập tức ngọn lửa bùng lên, bén vào quần áo gây cháy khiến anh bị bỏng nặng. Anh K được mọi người đưa ngay vào khoa Bỏng (bệnh viện Xanh Pôn) cấp cứu.
Bác sĩ Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng (bệnh viện Xanh Pôn) cho biết, anh K nhập viện trong tình trạng bỏng toàn thân, với độ rộng khoảng 60% diện tích cơ thể và bị tổn thương cả đường hô hấp. Sau 4 ngày điều trị, hiện anh K đã tỉnh táo hơn, tuy nhiên vẫn chưa qua giai đoạn nguy hiểm bởi bệnh nhân bỏng rộng, sâu thường phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc cao.
Theo bác sĩ Thống, đây là lần đầu tiên viện tiếp nhận trường hợp bị bỏng do nghe điện thoại tại trạm xăng.
Theo ông Đỗ Tuấn, Trưởng Phòng An toàn chất lượng Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc, ở tất cả các kho, cửa hàng xăng dầu đều có biển hiệu cấm sử dụng điện thoại di động, bởi thiết bị này tăng nguy cơ cháy nổ rất nhiều.
“Điện thoại thông thường là loại thiết bị không phòng nổ. Tiếp điểm giữa pin và máy điện thoại có thể phát sinh ra tia lửa điện (đặc biệt khi có cuộc gọi đến) gặp hơi LPG, xăng dầu ở nồng độ nhất định sẽ phát nổ. Do vậy, tại kho, cửa hàng LPG, xăng dầu thường dùng thiết bị điện phòng nổ, bộ đàm phòng nổ, còn tuyệt đối không được sử dụng điện thoại di động”, ông Tuấn khuyến cáo.
Thực tế, người tiêu dùng dễ nhìn nhận thấy, ở bất cứ cây xăng nào đều có biển cảnh báo cấm sử dụng điện thoại di động. Quy định là vậy, nhưng thực tế, vẫn nhiều người dân chưa tuân thủ quy định này và ngay nhân viên cửa hàng xăng dầu cũng chưa có sự nhắc nhở người dân khi vào mua xăng, dầu.
Hồng Hải
- Cảnh báo cho anh em này.