- Biển số
- OF-414610
- Ngày cấp bằng
- 4/4/16
- Số km
- 3,292
- Động cơ
- 266,951 Mã lực
Cụ tuổi giề so với em. KkkCụ nhìn ảnh này có quen không ???
Em đấy
Ngắm Yên Minh ở một góc máy khác.
Cụ tuổi giề so với em. KkkCụ nhìn ảnh này có quen không ???
Em đấy
Được của ló đấyCụ tuổi giề so với em. Kkk
Ngắm Yên Minh ở một góc máy khác.
hà giang đẹp quáem xin đóng góp vài kiểu ảnh về Đồng Văn
Ảnh trên nhìn như quả nhà trình tường phải không cụ?E cũng góp ít ảnh:
Bắt chấy cho nau:
Ch
Em kg hiểu ý của Cụ!Ảnh trên nhìn như quả nhà trình tường phải không cụ?
Là kiểu nhà “trình tường” của người Mông ấy cụEm kg hiểu ý của Cụ!
Chợ phiên Quản Bạ nhiều lợn mọi cắp nách phết:
Em phục xương sống của người dân tộc quá vì họ gùi hàng vực giỏi! Nhấc thử cái gùi họ cho thuê chụp hoa Tam giác mạch mà nặng trĩu!
Bến thuyền sông Nho Quế có mấy bến thì phải.E mới di tua 3 ngày 3 đêm về! Đường đi ngoằn nghèo nhiều cua tay áo lên xuống với xung quanh là núi, vực cảnh quan cực hùng vĩ! Đi xe máy do mấy anh dân tộc chở đi xuống bến thuyền thăm quan sông Nho Quế mới gọi là đỉnh cao của sự nguy hiểm! Em xuống đến nơi mới thấy mình còn sống (đi lên đỡ nguy hiểm hơn nhiều dù hôm em đi có mưa nhỏ lại càng nguy hiểm)! E khuyên chân tình các cụ mợ nên cân nhắc đi sông Nho Quế kiểu này (8km đi xm khoảng 30' đường đèo cua tay áo liên tục, đường xi măng nhỏ khoảng 1.8-2m đi xuống cực dốc không có hộ lan vực rất sâu)! Trong ảnh xa xa là đường xuống ngoằn ngoèo (đấy là em đi được khoảng 1/2 quãng đường có địa điểm đẹp để chụp được đoạn ngoằn ngoèo và rõ sông Nho Quế bên dưới):
E cũng nghe nói nhưng do 3 tuần trước đó có vụ tai nạn của xe U Oát của 1 đoàn từ Đà Nẵng ra nên hình như đang cấm và cũng do đoàn em đi xe 29 C nên kg đi được!Bến thuyền sông Nho Quế có mấy bến thì phải.
Năm ngoái em đi thì đường to oto tránh nhau thoải mái cụ ạ. Có chỗ đỗ xe đàng hoàng, rồi đi bộ khoảng 20' xuống bến sông. đường rất đẹp. có mấy cây gạo to. Em nghe nói bến thuyền đấy của huyện đầu tư, mấy năm trước có giải đua thuyền kayak trên sông Nho Quế
Cụ lên năm 1986 thì chắc chắn đến giờ vẫn còn nhiều cảm xúc về Hà Giang, những năm đó bình yên và hoang sơ vô cùngThế là cụ chưa được ăn lẩu với rau tam giác mạch non rồi, ngon lắm cụ nhá. Cụ nhận định hơi bị vội rồi đó. Bnahs làm từ bột tam giác mạch có bán ở chợ mà, đặc biệt rượu rất ngon, ko hề diễn tí nào.
Cháu nghe dân kể rằng: ở trên đó, khi trời mưa xuống mới có nước để cấy lúa. mà lúa cũng chỉ 1 số vùng trồng được thôi. Khi thu hoạch lúa rồi thì đất đó hoặc trồng ngô hoặc gieo tam giác mạch (chứ chả lẽ để không đợi mùa mưa năm sau), tam giác mạch dễ trồng, ko kén đất,
Cánh đồng lúa ở Đồng Văn hồi cháu lên năm 1986 còn khá rộng, gồm gần như toàn bộ chợ huyện bây giờ và 1 số diện tích được san lấp để làm nhà (khi ấy, huyện lỵ còn ở Phó Bảng). Ngô trên đó, loại ngô nếp 6 tháng, bắp to như cẳng tay dưới, ăn 1 cái đã no!
Dinh thự họ Vương thì chưa được tu bổ và cũng chưa cho tham quan. Chỗ nền chợ Đồng Văn bây giờ khi ấy còn có mấy cái cối nước giã gạo. Từ ngã tư phố cổ ngược ra ngoài, trong vòng 8km, tịnh ko có 1 ngôi nhà dân nào!!!!!! Xe khách 1 tuần có hai chuyến, khởi hành từ Mèo Vạc lúc 12h trưa, về đến Hà Giang tầm 4h chiều ngày hôm sau, đêm đó, khách phải tự tìm chỗ ngủ lại ở TT Yên Minh, ko có 1 cái nhà nghỉ hay khách sạn nào.
Về gần đến Hà Giang, vách đá dựng đứng, đường hẹp chỉ đủ 1 xe qua, thi thoảng có chỗ rộng hơn để xe tránh nhau. Xe nào gần chỗ tránh hơn thì lùi vào đó, còn xe kia thì đi qua. Ôn lại với các cụ tre trẻ mấy chuyện nhỏ.
Em cũng như cụ, em thích ngủ ở Mèo Vạc hơn, lên miền cao em thích sự yên bình giản dị. Đồng Văn em chỉ Cafe, tham quan, đi chợ.. thôiMèo Vạc mặt bằng địa hình to hơn Đồng Văn, mọi thứ nhẹ nhàng yên bình em thấy ở qua đêm thích hơn Đồng Văn.
Vâng, từ 1986 đến 2013, gần 30 năm sau mới quay trở lại, thật ngỡ ngàng về sự đổi thay. Năm 2019, nhà cháu lên lần nữa, lại thấy thêm bao điều thay đổi. Bàn tay con người đã thay đổi thiên nhiên rất nhiều!Cụ lên năm 1986 thì chắc chắn đến giờ vẫn còn nhiều cảm xúc về Hà Giang, những năm đó bình yên và hoang sơ vô cùng
Chuẩn cụ rồi. Nếu mấy năm nữa cụ mới đi thì sẽ có đường cao tốc mới, bắt từ cao tốc Nội Bài - L Cai sang Bắc Quang (cách Hà Giang 60 km về phía Nam), ko phải qua Tuyên Quang nữa.Em lái mới, các Cụ cho hỏi: giờ đi từ HN - HG thì đi đường nào tối ưu nhất?
Vẫn Cao tốc HN- LC đến IC 09 rẽ đi Tuyên Quang đến Hà Giang ạ
Chắc ngày xưa thôi cụ ơi. Bây giờ đồng bào cũng ăn cơm trắng nhiều rồi, mèn mén để đãi khách xa thôi. Còn ngô chủ yếu để chăn nuôi lợn, gà. Năm 1986 bọn em lên, ông chủ nhà sai con xay ngô, làm mèn mén đãi các cô giáo!!! Ngày thường, nhà ông ăn cơm trắng. Mùa hè, nước suối để giã gạo chỉ có mấy thán; nên ngày nào cũng phải giã 1 cối rồi đổ vào cót ở góc bếp, ăn dần quanh năm.
Trời, "cua" to như này, đâu gọi là tay áo cụ ơi; chắc cụ đi chưa quen thôi!E mới di tua 3 ngày 3 đêm về! Đường đi ngoằn nghèo nhiều cua tay áo lên xuống với xung quanh là núi, vực cảnh quan cực hùng vĩ! Đi xe máy do mấy anh dân tộc chở đi xuống bến thuyền thăm quan sông Nho Quế mới gọi là đỉnh cao của sự nguy hiểm! Em xuống đến nơi mới thấy mình còn sống (đi lên đỡ nguy hiểm hơn nhiều dù hôm em đi có mưa nhỏ lại càng nguy hiểm)! E khuyên chân tình các cụ mợ nên cân nhắc đi sông Nho Quế kiểu này (8km đi xm khoảng 30' đường đèo cua tay áo liên tục, đường xi măng nhỏ khoảng 1.8-2m đi xuống cực dốc không có hộ lan vực rất sâu)! Trong ảnh xa xa là đường xuống ngoằn ngoèo (đấy là em đi được khoảng 1/2 quãng đường có địa điểm đẹp để chụp được đoạn ngoằn ngoèo và rõ sông Nho Quế bên dưới):
Vâng cụ, 1 số nhà cổ vẫn là nhà trình tường, lợp ngói âm dương, bờ rào quanh nhà xếp bằng đá. Hồi lâu lắm còn có nhà lợp bằng gỗ thông xẻ mỏng!Ảnh trên nhìn như quả nhà trình tường phải không cụ?
Úi giời nhìn xa thế nên chỉ rõ các cung đường rộng chứ các góc cua ngoặt cực gấp và dốc thì bị khuất! Cụ cứ trải nghiệm đi!Trời, "cua" to như này, đâu gọi là tay áo cụ ơi; chắc cụ đi chưa quen thôi!
Công nhận, nó nhẹ nhàng yên bình cụ nhể.Em cũng như cụ, em thích ngủ ở Mèo Vạc hơn, lên miền cao em thích sự yên bình giản dị. Đồng Văn em chỉ Cafe, tham quan, đi chợ.. thôi