Tối, lang thang Cà Phê cổ Đồng Văn...
...tranh thủ làm dáng trước ống kính
Tối, lang thang Cà Phê cổ Đồng Văn...
Cái này đồng bào gọi là xôi ngũ sắc Cụ ạ
Em lân la định học nghề của chị bán xôi:
- Mầu khác nhau thế này là do gạo khác nhau hả chị?
- Gạo giống nhau mà...
- Thế sao mầu lại khác nhau?
- Là do cái lá mà...
(Em gật gù vì đã hiểu, hóa ra là bà con ngâm vạo với các các loại lá cây rừng khác nhau nên xôi mới có mầu sắc đẹp như thế, thì...)
- Cái lá gũng giống nhau mà...
Choáng toàn tập...
5 màu chính của xôi là trắng, đỏ, xanh, tím, vàng. Trắng là màu nguyên của gạo, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng. Những loại lá và củ cây này đều dễ tìm trong rừng, hoặc trong vườn nhà. Mỗi vùng, mỗi dân tộc có một cách làm riêng. Như màu đỏ dùng quả gấc, lá cơm đỏ. Màu xanh dùng lá gừng, lá cơm xôi xanh, hoặc vỏ bưởi, vỏ măng đắng, lá cây ba soi, cây thành ngạnh khô, đốt lấy tro ngâm với nước có pha chút vôi. Màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu tím dùng lá cơm đen, hoặc lá cây sau sau...
Xôi ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành: Trắng là màu của kim, xanh là màu của mộc, đen là màu của thuỷ, đỏ là màu của hỏa, màu vàng là màu của thổ. Người ta quan niệm rằng sự tồn tại của 5 chất này làm nên sự tươi tốt của Thiên - Địa - Nhân.
Người xưa quan niệm ngày lễ, tết được ăn xôi năm màu sẽ mang lại nhiều điều may mắn, tốt lành.
anh Nhím chụp bằng mồm tanh tưởi thật!Chuyến này toàn ảnh đẹp.
@Babetnhe: Anh đẹp lắm, nhìn các nếp nhà rất ấm áp và hạnh phúc, mầu sắc chuyển động rất đẹp ạ
Các trình đều lên, chụp bằng mồm bây giờ là sở trường của anh đấy giầy ơianh Nhím chụp bằng mồm tanh tưởi thật!