[Funland] Hà Đông xưa

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,622
Động cơ
294,197 Mã lực
Các cụ thân mến
Em có chuyện băn khoăn, xin ý kiến của các cụ
Đó là chùa Cầu Đơ. Hiện nay ngôi chùa này còn tồn tại hay không?
Hà Đông (11_22).jpg

Em từng trao đổi chùa Cầu Đơ với một một người sinh trưởng ở Cầu Đơ, nay 75 tuổi. Ông ta trả lời cũng ỡm ờ, thậm chí ông không biết ngôi chùa này. Vì thế em phải hỏi các cụ
Làng Đơ theo em thấy có 2 khu vực " mái đao " .
1 là đình làng , nằm tại mặt đường Quang Trung , coi như đối diện bv đa khoa HĐ.
2. Nằm tại cạnh mặt đường Lê Hồng Phong HĐ cụ ạ..
Bức ảnh cụ đưa đây giống vị trí Lê H Phong ở đôi trụ, và hình như là cả phù điêu( có phù điêu nhưng em k nhớ hình trên đó ). Tuy nhiên trên thực địa thì con đường giữa ảnh là không có mà mặt trước 2 trụ này là 1 hồ bán nguyệt nhỏ..
Đối diện đôi trụ cũng không có cái nhà nhỏ bên trái, mà là 1 mương nước , giờ là cống ngầm. Khu vực có cổng này bao gồm 1 quần thể " kiến trúc mái đao " khá lớn ăn sâu vào phía trong làng . Có lẽ đây mới là kv chùa . Cảnh quan em tả là ghi nhận của em từ khoảng 1980 tới nay. Bé em toàn đi học tắt qua lối này.

Em vừa chấm cái ghim gửi cụ thì goolemap nó khai ra chùa thật cụ ạ. Đúng như em dự đoán.

Đôi trụ cổng trong ảnh cụ giống trụ em ghim đây này.

Tòa công sứ trong ảnh cụ có lẽ là HĐND cũ của tx HĐ cụ nhỉ ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Javeline

Xe đạp
Biển số
OF-808904
Ngày cấp bằng
19/3/22
Số km
48
Động cơ
7,332 Mã lực
Hà Đông 1920-1929 – lối vào một ngôi chùa ở xã Yên Sở, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông
Hà Đông (7_23).jpg
Hà Đông (7_24).jpg
Hà Đông (7_26).jpg
Cụ Ngao ơi, đây là Yên Sở - Hoài Đức - Hà Đông. Cạnh ba cái làng Dương Liễu Mậu Hòa và Cát quế đó. DO chỉ có khu này có dừa thôi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,089
Động cơ
1,130,762 Mã lực
Cụ Ngao ơi, đây là Yên Sở - Hoài Đức - Hà Đông. Cạnh ba cái làng Dương Liễu Mậu Hòa và Cát quế đó. DO chỉ có khu này có dừa thôi.
Thế mà em cứ tưởng Yên Sở ở Thanh Trì, có hồ điều hoà trên đường vành đai 3. Em sẽ sửa lại cho chính xác
Cám ơn thông tin của cụ.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Dừa này có liên quan đến người Chăm không cụ?

Cụ Ngao ơi, đây là Yên Sở - Hoài Đức - Hà Đông. Cạnh ba cái làng Dương Liễu Mậu Hòa và Cát quế đó. DO chỉ có khu này có dừa thôi.
 

daikim911

Xe tải
Biển số
OF-725277
Ngày cấp bằng
13/4/20
Số km
208
Động cơ
77,093 Mã lực
Chuyện thằng câu ếch và sự tái sinh dân làng Đơ
Ngày xửa ngày xưa, khi mới lập làng, dân Đơ còn thưa vắng lắm. Người hiếm nên càng quý trọng nhau, cuộc sống tuy nghèo nhưng khá hòa thuận, yên vui.
Bỗng tai họa tày trời chụp xuống dân lành. Ấy là vào một hôm đẹp trời, ngoài đường cái quan xuất hiện đoàn người đông đúc với cờ quạt, kèn trống inh ỏi diễu qua. Hỏi ra mới biết đấy là họ đang hộ tống Bà Chúa từ Kinh thành đi du xuân.
Cùng lúc, ở bờ ao ven đường có một thằng câu ếch vốn người làng bên (làng Hà Trì) đang mải quăng mồi. Vừa khi kiệu Bà Chúa đến thì con ếch cụ đớp mồi. Thằng câu ếch khoái chí ra sức văng mạnh cần câu. Trớ trêu thay, lưỡi câu không móc vào hàm ếch, mà lại bay lên móc vào yếm đào của Bà Chúa. Thằng câu ếch sợ quá, càng giật mạnh thì lưỡi càng móc sâu, đến độ rách toang vạt yếm để lộ cả đôi gò bồng đảo. Bị bất ngờ, vừa xấu hổ vừa tức giận, Bà vội lấy tay che ngực và hét toáng lên làm cả đám rước nhốn nháo. Lợi dụng tình thế ấy, thằng câu ếch vội vứt cả giỏ cả cần tẩu thoát. Đoàn rước phải bỏ dở cuộc hành trình, quay vội về Kinh thành.
Chuyện gở đã qua đi ít ngày, làng xóm vẫn bình yên nhưng mấy cụ già trong làng chưa nguôi lo lắng. Họ kháo nhau: “Thằng câu ếch làng bên đã mất tung tích. Họa này không khéo quýt làm cam chịu, rồi làng ta phải gánh đây.”
Lo thì lo vậy nhưng chẳng biết đâu mà lường, mà tránh.

Thế rồi điều gì đến cũng phải đến. Nhằm đúng một ngày nông nhàn, trời lại sậm sụt mưa gió nên ít ai ra khỏi làng thì đùng một cái, giặc giã ở đâu ập tới, lùng sục khắp ngõ hẻm ngách sâu, gươm giáo sáng loáng, gặp ai giết nấy bất kể già trẻ gái trai. Ngập trời tiếng gào khóc la hét bi ai. Chẳng mấy chốc, bọn ác biến hết bỏ lại xác người ngập máu, nhà cửa đổ nát hoang tàn. Làng xóm câm lặng, có chăng chỉ vài tiếng quạ thấy mùi tử khí, quàng quạc trên không.
Mãi sau này, người ta mới biết là Bà Chúa cho lính về trừng phạt dân làng Đơ về tội thằng câu ếch lếu láo gây ra. Nào có biết dân ấy đã bị tội oan.
Ai cũng tưởng dân làng Đơ đã bị tận diệt đận ấy.
May thay, trời còn có mắt nên họa lớn chưa tới mức tận cùng. Mờ sáng cái hôm kinh hoàng ấy, có hai anh em nhà kia - anh trai, em gái, bố mẹ gọi dậy sớm, sai đi chợ Gốt bán rau lú bú - vốn là thứ rau đặc sản của đồng làng. Đến khi tan chợ trở về thì ôi thôi, anh em chỉ còn cách ôm nhau khóc ròng khóc rã đến mấy ngày trời.
Dù cảnh ngộ thế nào, cũng phải sống đã. Dần dà nỗi đau cũng nguôi ngoai, anh em nhà kia bảo nhau dựng lại nhà cửa, cày cấy lại ruộng đồng.
Thấm thoắt qua đi, họ đã đến tuổi trai tìm vợ, gái tìm chồng. Nhưng tìm đâu ra chứ. Làng xóm thì hết người, thiên hạ thì xa lạ? Không biết hỏi ai, anh em họ đành sửa cái lễ mọn đặt giữa trời kêu hỏi các đấng thần linh. Lòng thành của họ đã thấu đến cao xanh. Người anh vừa dứt lời khấn, một ông Tiên phúc hậu đã hiện ra, ôn tồn nói: “Này các con nghe ta dặn đây. Đúng giờ Tý đêm nay, hai con chia làm hai ngả cùng đi vòng quanh làng. Giữa đường các con gặp ai đầu tiên thì lấy người ấy làm chồng, làm vợ. Chúc các con ăn ở với nhau hòa thuận để sinh hạ lại dân làng.”
Nghe lời Tiên ông, chờ đúng nửa đêm, khi con cuốc ngoài bờ tre đã im tiếng, con dế dưới gốc bầu đã ngừng kêu, hai anh em lặng lẽ chia hai ngả để cùng bắt đầu cuộc hành trình cầu duyên linh thiêng. Và rồi, không thể là ai khác, anh em họ đã gặp nhau đúng nơi trước kia làng dựng miếu thần. Họ làm lễ tạ ơn thiên địa, rồi từ đó ăn ở với nhau, sinh năm đẻ bảy, lần nào cũng vuông tròn, suôn sẻ. Đời này tiếp đời kia, cứ thế, dân làng Đơ dần dần trở lại nhộn nhịp đông vui từ bao giờ chẳng mấy ai để ý.
Để ghi nhớ đại họa xưa, sau đó dân làng Đơ mỗi năm có chung một ngày giỗ, gọi là “Ngày giỗ trận”. Hôm ấy nhà nào cũng làm cỗ cúng tổ tiên và mời con cháu họ hàng ở xa về dự để cùng nhắc lại chuyện cũ, cũng là để nhắc nhau một câu cửa miệng: “Dân làng Đơ dù là họ Lưu, họ Nguyễn hay họ Lê họ Trần… tất cả đều là con cháu sinh ra từ một cội, phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau.”
Em rể làng Đơ 30 năm nghe nói làng Đơ là tên do Pháp đặt.... vị trí làng phải đi qua 2 cầu Đen và Trắng, tiếng Pháp Đơ có nghĩa là hai, nghĩa là làng hai cầu
 

dannongthon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-326965
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
1,393
Động cơ
264,616 Mã lực
Các cụ thân mến
Em có chuyện băn khoăn, xin ý kiến của các cụ
Đó là chùa Cầu Đơ. Hiện nay ngôi chùa này còn tồn tại hay không?
Hà Đông (11_22).jpg

Em từng trao đổi chùa Cầu Đơ với một một người sinh trưởng ở Cầu Đơ, nay 75 tuổi. Ông ta trả lời cũng ỡm ờ, thậm chí ông không biết ngôi chùa này. Vì thế em phải hỏi các cụ
Cầu Sa Đôi thì có chùa khá lớn theo trí nhớ của em! Còn cầu Đơ em chưa nghe thấy! Cái cổng này nhác nhác cổng chùa gần cầu Sa Đôi ngày bé em hay đi qua!
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,089
Động cơ
1,130,762 Mã lực
Làng Đơ theo em thấy có 2 khu vực " mái đao " .
1 là đình làng , nằm tại mặt đường Quang Trung , coi như đối diện bv đa khoa HĐ.
2. Nằm tại cạnh mặt đường Lê Hồng Phong HĐ cụ ạ..
Bức ảnh cụ đưa đây giống vị trí Lê H Phong ở đôi trụ, và hình như là cả phù điêu( có phù điêu nhưng em k nhớ hình trên đó ). Tuy nhiên trên thực địa thì con đường giữa ảnh là không có mà mặt trước 2 trụ này là 1 hồ bán nguyệt nhỏ..
Đối diện đôi trụ cũng không có cái nhà nhỏ bên trái, mà là 1 mương nước , giờ là cống ngầm. Khu vực có cổng này bao gồm 1 quần thể " kiến trúc mái đao " khá lớn ăn sâu vào phía trong làng . Có lẽ đây mới là kv chùa . Cảnh quan em tả là ghi nhận của em từ khoảng 1980 tới nay. Bé em toàn đi học tắt qua lối này.m vừa chấm cái ghim gửi cụ thì goolemap nó khai ra chùa thật cụ ạ. Đúng như em dự đoán.
Đôi trụ cổng trong ảnh cụ giống trụ em ghim đây này.
Xoắn não quá cụ ơi. Thế cái hình đó là chùa là đình? Còn vết tích gì không?
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Cụ cứ kể tiếp thôi, họ có mặt ở đó khi nào, hoàn cảnh nào :)

Cụ nhìn cái đội chiến binh cổ xưa kia đội cái khăn giống dân nào? Và bộ đồ lòi Mông ấy có giống người Thượng Jarai ko?
 

vuanhanghi

Xe điện
Biển số
OF-92082
Ngày cấp bằng
18/4/11
Số km
2,626
Động cơ
444,817 Mã lực
Em rể làng Đơ 30 năm nghe nói làng Đơ là tên do Pháp đặt.... vị trí làng phải đi qua 2 cầu Đen và Trắng, tiếng Pháp Đơ có nghĩa là hai, nghĩa là làng hai cầu
Em nghe đã thấy ko đúng, chắc chắn địa danh Làng Đơ có trước cầu Đen nhiều.
 

bat_kha_tu_nghi

Xe điện
Biển số
OF-345567
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
2,657
Động cơ
317,440 Mã lực
Trước 54, NT Phùng Khoang xung quanh là ao và ruộng, cạnh đó là cái đình; không có nhà dân xung quanh đó; và không gần con sông nào cả, ... nên trong ảnh không phải là Phùng Khoang quê e đâu :D
Em gửi cái ảnh để cụ hình dung.
Ảnh nhỏ hơn bản đồ, sông giờ cũng được nắn dòng khác xưa chút, Thế nên cái chỗ xa xa tít trên cùng (góc 1 h) em đoán đúng là làng Phùng Khoang đấy ạ
1687571723129.png

7270185-ac33236b329ccd70d6e9e9a143acd162.jpg
 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
10,629
Động cơ
305,710 Mã lực
Hà Đông 1920-1929 – làng dừa ở xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông
Hà Đông (7_28).jpg
Hà Đông (7_29).jpg
Hà Đông (7_30).jpg
Hà Đông 1920-1929 – làng dừa ở xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông
Hà Đông (7_31).jpg
Hà Đông (7_32).jpg
Hà Đông (7_35).jpg
Hà Đông 1920-1929 – lối vào một ngôi chùa ở xã Yên Sở, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông
Hà Đông (7_36).jpg
Hà Đông (7_37).jpg
Hà Đông (7_38).jpg
Nếu em ko nhầm thì làng dừa Yên Sở này là bối cảnh để quay bộ phim "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm"
 

bat_kha_tu_nghi

Xe điện
Biển số
OF-345567
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
2,657
Động cơ
317,440 Mã lực
Qua những tấm hình của cụ Ngao, em thấy VN mình xưa còn nghèo và lạc hậu quá. Cuộc sống đời thường toát lên vẻ lam lũ, vất vả.
Lễ hội thì mặc đẹp thì tất nhiên rồi. Những gia đình được chụp ảnh chắc cũng phải giàu có. Chợ Hà Đông thể hiện rất rõ cuộc sống thường ngày. Còn những vùng nông thôn, em thấy không có hình. Nhưng chắc cũng lam lũ lắm.
Không biết cụ năm nay bao nhiêu và ở đâu.
Em năm nay 40. Cách đây 30 năm quê em ( Xã thuộc 1 huyện khá của Quảng Bình) nhìn cũng chỉ như này thôi cụ ạ!
Hàng quán, nhà của ông bà em, chợ quê, và cảnh đan lát, đúng như này luôn.
Ăn mặc thì có khác, nhưng về vật dụng, nhà cửa... gần giống ảnh.
Có chăng xuất hiện thêm cái xe đạp, vài thứ lặt vặt khác.
Mười lăm năm qua thay đổi nhiều chứ trước đó nhiều nơi thay đổi rất chậm.
Thế để thấy cái nghèo nó đeo bám VN đến như nào

7271167-0d2a1ae6d26c4f63607197318f0a79b9.jpg
7271177-0332d30763183d3e5bcea958e1d55688.jpg
7271190-469801982c1103af4a7384379dc2d001.jpg
7271200-7b71a9cb23465ca0f0c3cd5c703fd681.jpg
7271248-25dc75341174395a535d5e1fafadc637.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,427
Động cơ
496,492 Mã lực
Nếu em ko nhầm thì làng dừa Yên Sở này là bối cảnh để quay bộ phim "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm"
Cái đó phải hỏi cụ Hoàng Tích Chỉ, mà giờ thế hệ của cụ ấy đi gần hết rồi
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Góc 1h thì có thể đúng là làng PK đó.

Lát e tìm bản đồ thời 18xx post cho nó chắc chắn :)

Em gửi cái ảnh để cụ hình dung.
Ảnh nhỏ hơn bản đồ, sông giờ cũng được nắn dòng khác xưa chút, Thế nên cái chỗ xa xa tít trên cùng (góc 1 h) em đoán đúng là làng Phùng Khoang đấy ạ
View attachment 7921054
7270185-ac33236b329ccd70d6e9e9a143acd162.jpg
 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
10,629
Động cơ
305,710 Mã lực
Đình Làng Đơ nhà em, nay vẫn còn
Các cụ thân mến
Em có chuyện băn khoăn, xin ý kiến của các cụ
Đó là chùa Cầu Đơ. Hiện nay ngôi chùa này còn tồn tại hay không?
Hà Đông (11_22).jpg

Em từng trao đổi chùa Cầu Đơ với một một người sinh trưởng ở Cầu Đơ, nay 75 tuổi. Ông ta trả lời cũng ỡm ờ, thậm chí ông không biết ngôi chùa này. Vì thế em phải hỏi các cụ
Mời cụ Mitu31 vào trả lời giúp cụ Ngao5 :)
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,427
Động cơ
496,492 Mã lực
Các cụ cho hỏi sao lại là phủ Ứng Hòa, phủ Quốc Oai nhỉ. Sao Thanh Oai, Thanh Trì... k gọi là phủ.
Em cúng ko rõ, gốc nhà em thì được gọi là Phủ Quảng oai, đi lên đê có đầm Tây Đằng trong đê, giờ chỗ đó gọi là thị trấn Tây Đằng chứ ko gọi là Quảng oai như ngày xưa nữa
 

bat_kha_tu_nghi

Xe điện
Biển số
OF-345567
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
2,657
Động cơ
317,440 Mã lực
Em vừa wiki một chút:

Tên Hà Đông là một tỉnh cũ của Việt Nam.
Trích: Tên gọi Hà Đông thay thế cho tên gọi cũ là Cầu Đơ vào ngày 6 tháng 12 năm 1904. Địa bàn tỉnh Cầu Đơ nguyên là tỉnh Hà Nội, được đổi tên sau khi cắt phần thành Hà Nội cho Pháp làm nhượng địa và tỉnh lỵ chuyển về Cầu Đơ. Tỉnh Hà Đông còn được gọi là Xứ Sơn Nam Thượng thuộc trấn Sơn Nam.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Hà_Đông_(tỉnh)

Tên Hà Nội:

Tỉnh Hà Nội:

Trích: Tỉnh Hà Nội gồm thành Thăng Long, phủ Hoài Đức của trấn Sơn Tây, và ba phủ Ứng Hoà, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam; trong đó Phủ Hoài Đức gồm 3 huyện: Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm; phủ Thường Tín gồm 3 huyện: Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên; phủ Ứng Hoà gồm 4 huyện: Sơn Minh (nay là Ứng Hòa), Hoài An (nay là phía nam Ứng Hòa và một phần Mỹ Đức), Chương Đức (nay là Chương Mỹ – Thanh Oai); và phủ Lý Nhân gồm 5 huyện: Nam Xang (nay là Lý Nhân), Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục. Hà Nội có tên gọi bắt đầu từ đây.



Thành phố Hà Nội:

Trích:
Ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội. Thành phố Hà Nội lúc này có diện tích nhỏ bao gồm 2 huyện Thọ Xương và huyện Vĩnh Thuận thuộc phủ Hoài Đức. Phạm vi thành phố bó hẹp nằm trong khu vực thành Đại La mở rộng thời nhà Mạc

Trích: Ngày 30 tháng 9 năm 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp ký Hiệp định chuyển giao Hà Nội về quân sự; ngày 2 tháng 10, ký Hiệp định chuyển giao Hà Nội về hành chính. Vào thời điểm được tiếp quản, thành phố gồm 4 quận nội thành với 34 khu phố, 37.000 dân và 4 quận ngoại thành với 45 xã, 16.000 dân.
Cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, Hà Nội nhiều lần thay đổi về hành chính và địa giới. Năm 1958, bốn quận nội thành bị xóa bỏ và thay bằng 12 khu phố. Năm 1959, khu vực nội thành được chia lại thành 8 khu phố, Hà Nội cũng có thêm 4 huyện ngoại thành.
Tháng 4 năm 1961, Quốc hội quyết định mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm một số xã của Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên.[ Toàn thành phố có diện tích 584 km², dân số 91.000 người.
Ngày 31 tháng 5 năm 1961, bốn khu phố nội thành Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa và 4 huyện ngoại thành Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm được thành lập

https://vi.wikipedia.org/wiki/Hà_Nội

Như vậy:
- Tỉnh Hà Nội xuất hiện trước.
- Thành lập thành phố Hà Nội: chủ yếu khu vực thành Thăng Long - Đại La .
- Phần còn lại của tỉnh Hà Nội thành Tỉnh Cầu Đơ (Tỉnh Hà Đông)
- Sau khi dành độc lập thành phố Hà Nội là thủ đô của VN và qua quá trình phát triển dần dần Hà Nội lấy đất của tỉnh Hà Đông vào thành phố HN.
- Đến năm 61 thành phố HN chỉ có diện tích 584 km² - Ngày 31 tháng 5 năm 1961, bốn khu phố nội thành Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa và 4 huyện ngoại thành Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm được thành lập.
- HN tiếp tục sát nhập các phần của tỉnh Hà Đông vào thành phố HN.
- Đến 2008 HN sát nhập cả Hà Đông vào lấy lại gần như phần diện tích trước đây của Tỉnh Hà Nội.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top