- Biển số
- OF-28525
- Ngày cấp bằng
- 6/2/09
- Số km
- 3,597
- Động cơ
- 517,615 Mã lực
Cụ nào dùng VPBank xác nhận xem có đúng VPBank cho thay đổi tên đăng nhập/mật khẩu của app khi khách hàng gọi điện lên tổng đài không?
Khách hàng tố bị mất sạch hơn 2,1 tỷ đồng gửi tiết kiệm, ngân hàng nói không có căn cứ hoàn tiền
Một khách hàng của VPBank báo bị mất hơn 2,1 tỷ đồng gửi tiết kiệm trong tài khoản. Sau khi gửi giấy đề nghị thanh toán, khách hàng mới “ngỡ ngàng” khi biết toàn bộ số tiền tại VPBank bị chuyển đến 3 tài khoản tại VietinBank, MB và BIDV.
laodong.vn
Một khách hàng của VPBank báo bị mất hơn 2,1 tỷ đồng gửi tiết kiệm trong tài khoản. Sau khi gửi giấy đề nghị thanh toán, khách hàng mới “ngỡ ngàng” khi biết toàn bộ số tiền tại VPBank bị chuyển đến 3 tài khoản tại VietinBank, MB và BIDV.
Hơn 2,1 tỷ đồng gửi ngân hàng VPBank bị rút sạch
Theo đơn phản ánh gửi đến báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Hà Chi (trú TPHCM) cho biết: “Từ tháng 11.2021 đến tháng 1.2022, tôi có gửi tiết kiệm theo hình thức tiền gửi có kỳ hạn (tự động tái tục) tại ngân hàng VPBank bằng 11 số tài khoản với tổng số tiền là 2.155.000.000 đồng.
Danh sách số tiền gửi vào VPBank của bà Hà Chi.
Ngày 2.8.2022, tôi gửi giấy đề nghị thanh toán đến Ngân hàng VPBank yêu cầu thanh toán cho tôi số tiền 2.155.000.000 đồng và tiền lãi theo thỏa thuận nhưng Ngân hàng VPBank không thực hiện thanh toán cho tôi.
Lý do Ngân hàng VPBank không thanh toán tiền cho tôi là vì ngân hàng VPBank cho rằng ngày 11.1.2022, đã có một người giả mạo tôi, gọi điện lên tổng đài tự động của Ngân hàng VPBank yêu cầu ngân hàng đổi tên truy cập, mật khẩu Internet Banking của tôi. Sau đó, ngân hàng đã cho phép người đó sử dụng tên truy cập, mật khẩu của tôi để chuyển số tiền 2,155 tỷ đồng trong tài khoản của tôi vào 3 số tài khoản khác nhau”.
Theo bà Hà Chi, kẻ giả mạo đã gọi điện lên tổng đài VPBank đổi tên truy cập... sau đó chuyển 2,155 tỷ đồng vào 3 tài khoản khác nhau tại VietinBank, MB, BIDV.
Đề nghị VPBank cung cấp file ghi âm giao dịch
Hiện tại, bà Nguyễn Thị Hà Chi đề nghị VPBank cung cấp chi tiết quy trình ngân hàng đã thực hiện đổi tên truy cập, mật khẩu Internet Banking vào ngày 11.1.2022; file ghi âm cuộc hội thoại thực hiện giao dịch này.
“Đề nghị VPBank cung cấp lịch sử truy cập vào tài khoản của tôi trước thời điểm ngày 11.1.2022 để xác minh xem có hành vi lộ lọt thông tin từ ngân hàng không? Kết quả điều tra nội bộ của ngân hàng về vụ việc này, yêu cầu ngân hàng trả 2,155 tỷ đồng cho tôi.
Tuy nhiên, tại các công văn của Ngân hàng VPBank trả lời tôi (Công văn số 320/2022/CV-VPB ngày 19.2.2022; Công văn số 494/2022/CV-VPB, Công văn số 963/2022/CV-VPB, Công văn số 1266/2022/CV-VPB ngày 17.5.2022), đều lảng tránh trả lời quy trình chi tiết ngân hàng đã thực hiện để cấp đổi tên truy cập, mật khẩu Internet Banking của tôi với đối tượng giả danh tôi như thế nào, cũng không cung cấp file ghi âm giao dịch này cho tôi mà sẽ cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền.
Và cuối cùng, tại Công văn phúc đáp số 2072/CV-VPB ngày 3.6.2022, Ngân hàng VPBank đã trả lời tôi: “Tính năng cấp lại tên đăng nhập và mật khẩu đăng nhập Internet Banking qua hệ thống tổng đài tự động không ghi nhận bản ghi âm”. Đối với yêu cầu thanh toán tiền tôi đã gửi tới ngân hàng, ngân hàng từ chối thanh toán”.
Trong đơn phản ánh, bà Hà Chi cho rằng: “Tôi đã tin tưởng gửi tiền cho Ngân hàng VPBank. Đây là số tiền mồ hôi nước mắt nửa đời tôi tích cóp mới được. VPBank thay mặt tôi quản lý tiền của tôi và có tính các khoản chi phí dịch vụ. Nhưng hệ thống bảo mật của VPBank quá lỏng lẻo nên đã để các đối tượng lừa đảo qua mặt VPBank. Người bị lừa là ngân hàng VPBank chứ không phải là tôi”.
Chỉnh sửa cuối: