Xuống sân bay của nó là cái nóng 50 độ nó phả thăng mặt làm mình vô thức lùi lại muốn chui trở lại máy bay. Đúng lễ ramadan nữa, thấy nhân viên sân bay chỉ dám liếm nước chứ ko uống, mà vậy cũng là sai, là bị cấm.
Công nhân làm bên ngoài chắc chết nhất rồi chết luôn vì nóng cũng là thường.
Lao động nhiêu giờ dưới nắng nóng gây chết người nhưng không được thống kê là tai nạn lao động tại Qatar theo nội dung bài báo sau
Qatar bị cáo buộc về nạn nô dịch phục vụ World Cup
Qatar đang ráo riết xây dựng hạ tầng kiến trúc và những sân vận động khổng lồ để chuẩn bị cho World Cup 2022. Nhưng làn sóng người lao động nước ngoài đổ xô đến đã phải chịu đựng những điều kiện làm việc khắc nghiệt không khác gì nô lệ thời Trung cổ.
Những người cùng phòng không còn nhớ đến họ của ông, chỉ mơ hồ biết rằng ông tên là Perumal, 40 tuổi, đến từ miền Nam Ấn Độ. Ông Perumal đến từ tháng 6, nghỉ tại Al-Khor gần sa mạc. Suốt mùa hè, những người này lao động 11 giờ mỗi ngày và 6 ngày mỗi tuần trên một trong vô số công trường mọc lên từ khi Qatar giành được quyền đăng cai tổ chức World Cup 2022.
"Chủ không cho chúng tôi nghỉ theo luật từ 11 giờ 30 phút đến 15 giờ suốt 2 tháng nóng nhất trong năm với nhiệt độ đến 500C" - một công nhân kể lại.
Dù có muốn đi nữa, Perumal cũng không thể thay đổi công việc hay trở về quê hương. Tại Qatar, quốc gia có GDP trên đầu người cao nhất thế giới (110.000 đôla/năm), nguyên tắc của người sử dụng lao động cấm công nhân nước ngoài hủy bỏ hợp đồng nếu không có sự đồng ý của người bảo lãnh (thường là ông chủ). Một ngày giữa tháng 9, khi trở về phòng sau một ngày mệt nhoài, mọi người nhìn thấy Perumal đang nằm trên giường, cơ thể cứng đờ.
"Buổi sáng ông ta than bị sốt và không chịu đi xe buýt đến công trường. Tôi đã đưa ông ta vào bệnh viện, ở đấy người ta cho ông một vỉ thuốc rồi tôi đưa ông ta trở về trại. Khi chúng tôi trở về vào buổi tối, ông ta đã chết vì đau tim”.
Một cái chết thầm lặng, gần như là lệ thường. Mỗi năm có hàng trăm công nhân gốc Đông Nam Á rời Qatar trong chiếc quan tài. Họ đã kết thúc cuộc đời tại đất nước mà họ tin rằng sẽ bắt đầu một cuộc sống mới, bị kiệt quệ bởi điều kiện lao động nghiệt ngã.
Các chuyên gia của Liên hiệp Công đoàn Quốc tế (CSI) đã đến Doha để điều tra và tính toán rằng, nếu tử suất không giảm từ nay đến năm 2022, sẽ có ít nhất 4.000 công nhân nước ngoài phải trả giá cho World Cup 2022 bằng sinh mạng của mình. "Sẽ có nhiều người chết trong lúc xây dựng các hạ tầng kiến trúc hơn cả số cầu thủ sẽ chơi trên những sân vận động đó" - Tổng thư ký Sharan Burrow của CSI cho biết.
Vì danh tiếng, các tập đoàn xây dựng đa quốc gia tỏ ra rất quan tâm đến điều kiện an toàn trong lao động. Khi vào công trường người ta phải đội mũ bảo hộ, mặc áo có sơn phản quang và mang giày bốt. Trong thời gian thanh tra, phái đoàn CSI không tìm thấy vi phạm nào về an toàn lao động cả. Khi có những phái đoàn nước ngoài đến thanh tra, các tập đoàn như Vinci Construction (Pháp), Brookfield (Úc) hay CH2M Hill (Mỹ) luôn tự hào về "hàng triệu giờ lao động mà không hề có tai nạn".
Họ mở cửa những căn lán kiểu mẫu, nơi tất cả được làm để giải khuây cho công nhân sau ngày lao động: đá bóng, bida, thi thể hình, hát karaoke… "Một công nhân hạnh phúc là một công nhân có năng suất lao động cao" - đó là khẩu hiệu của các trại, thậm chí họ có cả bác sĩ tâm thần để chăm sóc cho công nhân hay đốc công "bị nỗi buồn xa xứ".
Nhưng khi đi xuống dưới dây chuyền thuê lại, những sự lạm dụng bắt đầu xuất hiện. Salaheddin, một công nhân Ấn Độ 40 tuổi làm việc tại công trường The Pearl, biết rõ điều đó hơn ai hết. Sau 5 tháng làm việc tại Qatar, công ty sử dụng ông vẫn chưa cấp giấy phép cư trú cho ông.
"Không có giấy phép đó, người ta không thể gửi tiền ra nước ngoài hay chữa trị tại bệnh viện công. Mỗi tháng công ty đưa chúng tôi đến Dubai để gia hạn visa. Chúng tôi có thể bị cảnh sát bắt bất cứ lúc nào" - ông thổ lộ trong căn phòng 15m2 mà ông sống cùng 7 đồng nghiệp khác. Như đa số các công ty Qatar khác, công ty của ông đã vi phạm luật quy định mỗi phòng ngủ chỉ được chứa 4 công nhân mà không có giường tầng.
"Họ buộc chúng tôi phải mua chăn của họ và không cấp nước sinh hoạt. Có hôm chúng tôi than phiền, ông chủ đã bảo hãy uống nước toilette đi" - Salaheddin buồn bã kể lại.
Vô số điều tủi nhục để nhận mức lương chết đói 180 euro, tối đa là 243 euro/tháng nhờ những giờ làm thêm. "Tôi đã gặp nhiều công nhân chen chúc 10 người trong phòng, những người khác ký hợp đồng với mức lương chỉ 40 euro/tháng mà còn bị chậm lương. Thật ra luật lao động là đúng đắn, chỉ có việc áp dụng luật là có vấn đề. Số lượng thanh tra lao động quá ít và sự chậm chạp của luật pháp đã khuyến khích những sự vi phạm" - Rajiv Sharma, thành viên của CSI, cho biết.
Đại sứ quán Ấn Độ tính ra có 237 người chết trong năm 2012, trong 9 tháng qua 159 người đã thiệt mạng và đạt đỉnh cao trong tháng 8 với 27 ca tử vong do nghề nghiệp. Trong cộng đồng lao động Nepal (400.000 người), con số tử vong cũng đáng sợ: mỗi năm 200 người.
"Tử vong do tai biến tim mạch chiếm từ 50 đến 60%, tiếp đến là tai nạn giao thông và tai nạn nghề nghiệp chiếm 15%" - một nguồn tin giấu tên cho biết. Nhiều người am hiểu cho rằng các công nhân chết do kiệt sức, thân nhiệt tăng cao và mất nước, tai họa chính ở các công trường.
Hôm 17/11, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã lên tiếng về các điều kiện lao động đáng báo động của những công nhân nước ngoài ở Qatar, quốc gia chủ nhà của World Cup 2022. Kết luận của báo cáo là kết quả của một cuộc điều tra công phu, cho thấy "mức độ khai thác đáng báo động trong lĩnh vực xây dựng" và nhấn mạnh rằng "sự khai thác công nhân giống như lao động khổ sai" - Tổng thư ký Salil Shetty của tổ chức này cho biết.
"Quả thật không thể tha thứ khi quá nhiều công nhân nước ngoài bị khai thác một cách đáng thương và không được trả lương tại một trong các quốc gia giàu nhất thế giới" - ông Shalil Shetty nhận định. Tổ chức cũng yêu cầu FIFA gây áp lực với Chính phủ Qatar để cải thiện điều kiện làm việc của các công nhân nước ngoài.
Trong báo cáo, tổ chức Ân xá Quốc tế nêu ra nhiều điều lạm dụng đối với các lao động nước ngoài tại Qatar, trong đó có "việc không trả lương, điều kiện làm việc khắc nghiệt và nguy hiểm, điều kiện ăn ở tồi tệ đến mức đáng lên án", đôi khi không có máy điều hòa dưới nhiệt độ nóng bức ngột ngạt”. Ông Shetty nêu tên một nhóm 70 công nhân Nepal, Sri Lanka và nhiều quốc tịch khác "đang làm việc cho một công ty chuyên xây các tòa tháp hùng vĩ tại Doha nhưng không được trả lương từ 9 đến 10 tháng, và không còn gì để ăn cả".
Theo lời ông, một viên chức tại bệnh viện Doha cho biết rằng "hơn 1.000 công nhân đã nhập viện trong năm 2012 tại khoa chấn thương do tai nạn lao động". Trong số đó có 10% bị thương tật và tỉ lệ tử vong cũng đáng kể.
Qatar từng bị chỉ trích nhiều lần về các điều kiện lao động, đặc biệt là tại những công trường xây dựng. Vào tháng 10 năm nay một phái đoàn của CSI đã yêu cầu chính phủ phải cải thiện tức khắc các điều kiện lao động của công nhân công trường. Mới đây, LHQ cũng đã yêu câu điều đó và nói rõ rằng các biện pháp đã được áp dụng theo chiều hướng đó.
Cuối tháng 9 tờ "The Guardian" của Anh đã đăng tải một kết quả điều tra về 44 cái chết từ tháng 6 đến tháng 8 trên một công trường ở Qatar, nhưng giới chức chính quyền Qatar đã hoàn toàn phủ nhận