- Biển số
- OF-125373
- Ngày cấp bằng
- 24/12/11
- Số km
- 996
- Động cơ
- 389,535 Mã lực
Thấy các đại biểu của dân đang bàn về luật GTĐB nên dân chúng ta bàn thử xem có ý gì hay đóng góp được vào không.
Cũng chưa biết có đến được tai các dân biểu và đày tớ của dân không, nhưng em tạm có mấy ý:
1) Học của Đức: Luật bổ sung qui định trên đường cao tốc sắp đến chỗ rẽ nào thì đặt nhiều biển nhắc lại, ví dụ 2 km, 1 km, 800 m, 600 m, 400 m, 200 m ... để hạn chế tình trạng lái xe không chú ý bỏ qua chỗ rẽ rồi chạy lùi trên cao tốc. Nguyên nhân của vụ án Nguyễn Văn Hoàng ở TN.
2) Học của Đức và Châu Âu: làn ngoài cùng sát dải phân cách trên đường cao tốc chủ yếu dùng để vượt, các xe vượt xong phải chuyển vào làn trong (trừ trường hợp đường đông, các làn xe đều đi dưới tốc độ thiết kế).
3) Học của Nhật: Người đi bộ và các phương tiện đi trái luật ảnh hưởng đến các phương tiện khác có thể bị kiện (ví dụ người sang đường trái qui định làm giật mình lái xe, ảnh hưởng đến tâm lý).
4) Học của Đài: Bố trí khu vực để xe máy rẽ trái chờ ở các ngã 4 nếu có không gian.
5) Học của Úc: Bố trí khu vực chờ xe ô tô rẽ trái theo kiểu rẽ lưỡi câu của Úc nếu có không gian.
6) Học của Tàu: Nội đô các đô thị lớn hạn chế xe máy, cho phép dùng xe điện để hạn chế ô nhiễm và ùn tắc gt.
Ở Hà Lan và một số nước em thấy:
7) Đèn cho người sang đường có nút bấm (em cũng không rõ là nếu không bấm thì nó có bật đèn xanh cho người đi bộ sang đường hay không).
8) Ở những chỗ có vạch qua đường mà không có tín hiệu đèn thì họ làm lối đi bộ cho người sang đường thành gờ cao hơn. Khi đó, tất cả các phương tiện phải ưu tiên cho người đi bộ qua đường.
9) Ở Mỹ thì thấy người đi bộ muốn qua đường, kể cả ở chỗ không có vạch qua đường thì ô tô đi chậm lại để nhường. Em không biết là do luật qui định hay do văn hóa lái xe.
10). Ở Mỹ thì chỗ nào có biển STOP thì lái xe phải dừng hẳn lại (đếm từ 1 đến 3) nếu không có xe từ các hướng khác đến mới được đi. Cái này áp dụng thì sẽ tốt để ngăn mấy ông lao như cướp đường từ trong ngõ ra.
11) Ở Mỹ thì trên các phương tiện giao thông công cộng có chỗ cho người tàn tật. Xe buýt có thang cho xe lăn hoặc người mang vật nặng và lái xe (không có phụ xe) phải phục vụ.
12) Hà Lan họ kẻ vạch ngang đường ở ngã 4 cũng rất hay vì nó thể hiện cho tài xế biết thứ tự ưu tiên của các hướng đi. Ví dụ:
Nếu vạch ngang đường ở ngã 4 tất cả đều là hình vuông thì mức độ ưu tiên của các hướng đi (thẳng, ngang) là như nhau.
Còn nếu lái xe gặp hình tam giác với mũi nhọn hướng về phía xe mình thì có nghĩa là mình đang ở hướng không được ưu tiên và phải để ý nhường đường cho các hướng đi khác.
Của cụ Sim Mobi:
13) Phân biệt màu sơn khác nhau giữa đường trong và ngoài khu đô thị (ví dụ nội đô màu trắng, ngoại đô màu vàng) để khi lái xe dễ nhận ra mà điều chỉnh tốc độ ạ, ghi loại xe và tốc độ lên mặt đường nếu có thể!
14) Coi đèn vàng là chu kỳ cuối của đèn xanh và bỏ lỗi phạt khi vượt đèn vàng
Của cụ TsarPutin:
15) Học TQ làm cầu cạn xuyên núi, xuyên đầm tránh sạt lở.
Cái này em cũng thấy Thụy Sĩ họ làm ở những chỗ hay lở núi thì họ làm 1 đường tràn ngang đường để cho đất đá có lở thì tràn bên trên, bên dưới làm hầm cho các phương tiện qua lại nên trong trường hợp có lở đất vẫn không bị tắc đường.
Của cụ caisua
16) Học của tất cả các nước: bỏ cái từ "không làm chủ tốc độ" ra khỏi luật và các văn bản dưới luật.
Em bổ sung: Đặc biệt không truy cứu lỗi "không làm chủ tốc độ" khi điều khiển phương tiện đi thẳng đúng làn đường, phần đường và đúng tốc độ (nhất là trên cao tốc) và tai nạn giao thông do người hoặc phương tiện khác đi sai gây ra.
17) Học của Úc: kẻ ô mắt cáo ở các giao lộ, ghi trong đó chữ "CẤM DỪNG". Bên Úc họ đề là "KEEP CLEAR" để tránh tắc đường ngã 3, ngã 4. Thằng nào đứng trong đấy ăn phạt đủ luôn.
18) Ở các ngã 3, ngã 4, các vị trí xung yếu, cảnh sát giao thông không đứng để bắt lỗi mà thay bằng camera phạt nguội. Cảnh sát giao thông khi không cần điều tiết giao thông thì đi tuần trên đường phố, bắt phạt tất cả các lỗi và các phương tiện vi phạm (chỉ cần chụp ảnh và viết phiếu phạt nguội), nhất là các phương tiện và xe máy đi ngược chiều.
Kính mời CCCM bổ sung ạ.
Cũng chưa biết có đến được tai các dân biểu và đày tớ của dân không, nhưng em tạm có mấy ý:
1) Học của Đức: Luật bổ sung qui định trên đường cao tốc sắp đến chỗ rẽ nào thì đặt nhiều biển nhắc lại, ví dụ 2 km, 1 km, 800 m, 600 m, 400 m, 200 m ... để hạn chế tình trạng lái xe không chú ý bỏ qua chỗ rẽ rồi chạy lùi trên cao tốc. Nguyên nhân của vụ án Nguyễn Văn Hoàng ở TN.
2) Học của Đức và Châu Âu: làn ngoài cùng sát dải phân cách trên đường cao tốc chủ yếu dùng để vượt, các xe vượt xong phải chuyển vào làn trong (trừ trường hợp đường đông, các làn xe đều đi dưới tốc độ thiết kế).
3) Học của Nhật: Người đi bộ và các phương tiện đi trái luật ảnh hưởng đến các phương tiện khác có thể bị kiện (ví dụ người sang đường trái qui định làm giật mình lái xe, ảnh hưởng đến tâm lý).
4) Học của Đài: Bố trí khu vực để xe máy rẽ trái chờ ở các ngã 4 nếu có không gian.
5) Học của Úc: Bố trí khu vực chờ xe ô tô rẽ trái theo kiểu rẽ lưỡi câu của Úc nếu có không gian.
6) Học của Tàu: Nội đô các đô thị lớn hạn chế xe máy, cho phép dùng xe điện để hạn chế ô nhiễm và ùn tắc gt.
Ở Hà Lan và một số nước em thấy:
7) Đèn cho người sang đường có nút bấm (em cũng không rõ là nếu không bấm thì nó có bật đèn xanh cho người đi bộ sang đường hay không).
8) Ở những chỗ có vạch qua đường mà không có tín hiệu đèn thì họ làm lối đi bộ cho người sang đường thành gờ cao hơn. Khi đó, tất cả các phương tiện phải ưu tiên cho người đi bộ qua đường.
9) Ở Mỹ thì thấy người đi bộ muốn qua đường, kể cả ở chỗ không có vạch qua đường thì ô tô đi chậm lại để nhường. Em không biết là do luật qui định hay do văn hóa lái xe.
10). Ở Mỹ thì chỗ nào có biển STOP thì lái xe phải dừng hẳn lại (đếm từ 1 đến 3) nếu không có xe từ các hướng khác đến mới được đi. Cái này áp dụng thì sẽ tốt để ngăn mấy ông lao như cướp đường từ trong ngõ ra.
11) Ở Mỹ thì trên các phương tiện giao thông công cộng có chỗ cho người tàn tật. Xe buýt có thang cho xe lăn hoặc người mang vật nặng và lái xe (không có phụ xe) phải phục vụ.
12) Hà Lan họ kẻ vạch ngang đường ở ngã 4 cũng rất hay vì nó thể hiện cho tài xế biết thứ tự ưu tiên của các hướng đi. Ví dụ:
Nếu vạch ngang đường ở ngã 4 tất cả đều là hình vuông thì mức độ ưu tiên của các hướng đi (thẳng, ngang) là như nhau.
Còn nếu lái xe gặp hình tam giác với mũi nhọn hướng về phía xe mình thì có nghĩa là mình đang ở hướng không được ưu tiên và phải để ý nhường đường cho các hướng đi khác.
Của cụ Sim Mobi:
13) Phân biệt màu sơn khác nhau giữa đường trong và ngoài khu đô thị (ví dụ nội đô màu trắng, ngoại đô màu vàng) để khi lái xe dễ nhận ra mà điều chỉnh tốc độ ạ, ghi loại xe và tốc độ lên mặt đường nếu có thể!
14) Coi đèn vàng là chu kỳ cuối của đèn xanh và bỏ lỗi phạt khi vượt đèn vàng
Của cụ TsarPutin:
15) Học TQ làm cầu cạn xuyên núi, xuyên đầm tránh sạt lở.
Cái này em cũng thấy Thụy Sĩ họ làm ở những chỗ hay lở núi thì họ làm 1 đường tràn ngang đường để cho đất đá có lở thì tràn bên trên, bên dưới làm hầm cho các phương tiện qua lại nên trong trường hợp có lở đất vẫn không bị tắc đường.
Của cụ caisua
16) Học của tất cả các nước: bỏ cái từ "không làm chủ tốc độ" ra khỏi luật và các văn bản dưới luật.
Em bổ sung: Đặc biệt không truy cứu lỗi "không làm chủ tốc độ" khi điều khiển phương tiện đi thẳng đúng làn đường, phần đường và đúng tốc độ (nhất là trên cao tốc) và tai nạn giao thông do người hoặc phương tiện khác đi sai gây ra.
17) Học của Úc: kẻ ô mắt cáo ở các giao lộ, ghi trong đó chữ "CẤM DỪNG". Bên Úc họ đề là "KEEP CLEAR" để tránh tắc đường ngã 3, ngã 4. Thằng nào đứng trong đấy ăn phạt đủ luôn.
18) Ở các ngã 3, ngã 4, các vị trí xung yếu, cảnh sát giao thông không đứng để bắt lỗi mà thay bằng camera phạt nguội. Cảnh sát giao thông khi không cần điều tiết giao thông thì đi tuần trên đường phố, bắt phạt tất cả các lỗi và các phương tiện vi phạm (chỉ cần chụp ảnh và viết phiếu phạt nguội), nhất là các phương tiện và xe máy đi ngược chiều.
Kính mời CCCM bổ sung ạ.
Chỉnh sửa cuối: