[Funland] [GÓC REVIEW] PC COVID - Cách đóng gói mới của BLUEZONE

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
6,862
Động cơ
525,298 Mã lực
Một người mù tịt về IT như em cũng hiểu muốn làm giời làm biển gì thì việc đầu tiên là phải có nguyên liệu.. dữ liệu nằm tản mát ở các app khác nhau thì việc đầu tiên là đưa các dữ liệu về đồng bộ với nhau xong mới ra app cho bà con tải .. trách Quảng nổ 1 thì phải trách Hùng TT 10 .. không làm được thì xin về ban kt tw ngồi đi để người khác làm :D
Ko phải đâu, dữ liệu tiêm chủng là bên bộ Ytế quản lý, các app cũng chỉ lấy ở đấy thôi. Đáng lý ra anh Hùng phải phối hợp với bộ Y tế lấy cái Sổ SKĐT là gốc rồi phát triển lên là đẹp, 2 bộ phối hợp với nhau thì dân đc nhờ đằng này anh cứ thích chơi hàng của riêng bộ mình lấy số cơ. Mệt lắm.
 

Xã viên

Xe tải
Biển số
OF-593558
Ngày cấp bằng
6/10/18
Số km
489
Động cơ
137,428 Mã lực
Tây lông nó chuẩn bị hết từ trước CSDL, hẹn tiêm đúng ngày, giờ địa điểm.
Bác sĩ đối chiếu thông tin người đến tiêm, tích vào máy tính, chờ một lúc sau khi tiêm không có người nào sốc là enter cập nhật cả loạt. Không đông người tiêm, có bọn còn phản đối tiêm vx.
Chứ không ai hơi đâu gõ lại tên, tuổi, cmt, sdt vừa lâu vừa dễ nhầm lẫn.
IMG_20210917_225724~5.jpg
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,590
Động cơ
233,361 Mã lực
Tuổi
48
Ko phải đâu, dữ liệu tiêm chủng là bên bộ Ytế quản lý, các app cũng chỉ lấy ở đấy thôi. Đáng lý ra anh Hùng phải phối hợp với bộ Y tế lấy cái Sổ SKĐT là gốc rồi phát triển lên là đẹp, 2 bộ phối hợp với nhau thì dân đc nhờ đằng này anh cứ thích chơi hàng của riêng bộ mình lấy số cơ. Mệt lắm.
Có chỉ dụ của TT rồi mà cụ, giao bộ TTTT làm đầu mối thì Hùng TT có toàn quyền đi thu thập dữ liệu của các bộ khác..
Nói chung là sau đợt dịch này TW nên thay Hùng đi , tiến nhanh tiến mạnh theo con đường 4.0 thì không thể để 1 con người chỉ huy như thế này...
 

toyennha

Xe lăn
Biển số
OF-296722
Ngày cấp bằng
27/10/13
Số km
12,598
Động cơ
473,385 Mã lực
Nơi ở
Ngoài Vùng Phủ Sóng
Ba cái này chỉ liên quan 1 phần đến nhau là cũng 1 bộ. Nhưng dưc liệu ko đồng nhất. Ông này nói ông kia bảo im. Các cụ bảo sao khi nhìn các hình này
Screenshot_20211007-155036_One UI Home.jpg
Screenshot_20211007-155635_PC-Covid.jpg
Screenshot_20211007-154942_Y t HCM.jpg
Screenshot_20211007-154920_PC-Covid.jpg
Screenshot_20211007-154850_S sc khe in t.jpg
Screenshot_20211007-113826_PC-Covid.jpg
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,980
Động cơ
736,450 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Đây nhé. Bộ TT&TT giải thích rõ từng quyền mà ứng dụng PC-Covid yêu cầu. Lẽ ra điều này phải làm từ lâu rôi nhưng thôi, muộn tí còn hơn không.
Sau khi đọc xong cái này mà cụ nào vẫn còn chửi về việc yêu cầu các quyền của PC-Covid thì em cho rằng việc chửi của cụ ý là sở thích, là tính cách, là phản ứng tự nhiên đối với bất kỳ thông tin gì phát ra từ phía cơ quan chức năng.
Hỡi ôi, những cụ như thế không thiếu.

Bải viết như sau:

Tất cả các quyền mà mỗi ứng dụng di động, trong đó có PC-Covid xin được cấp đều sẽ được hệ điều hành (Android, iOS,...) thông báo rõ trước khi người dùng xác nhận.


Sáng 7/10, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức hội thảo về "Các quyền ứng dụng PC-Covid yêu cầu người dùng cần cấp khi sử dụng".

Tại hội thảo, Bộ TT&TT cho biết, trong cơ chế kiểm soát các quyền của hệ điều hành, các quyền này thường được tổ chức và cấp thành các cụm quyền. Ví dụ với hệ điều hành Android, quyền sử dụng Bluetooth và quyền truy cập vị trí là 2 quyền thường gắn với nhau trong một cụm quyền.

"Khi PC-Covid hoặc bất kỳ một app nào khác có sử dụng đến một trong các quyền có liên quan thì hệ điều hành sẽ hỏi người dùng xem có đồng ý cấp cho cả cụm quyền hay không", Bộ TT&TT giải thích.

Ví dụ: PC-Covid chỉ cần quyền truy cập ảnh để lưu mã QR (một tiện ích cho người dân trong quá trình sử dụng), nhưng khi đó hệ điều hành sẽ có những cảnh báo đến người dùng về việc sử dụng cả cụm quyền liên quan đến “ảnh, âm thanh, video và tệp”.

Theo Bộ TT&TT, mỗi hệ điều hành sẽ có các thông điệp cảnh báo khác nhau, có thể chỉ nêu ngắn gọn các quyền đang được xin, hoặc có thể cảnh báo cụ thể kèm minh họa một số nguy cơ có thể xảy ra.

"Tất cả các quyền mà mỗi app xin được cấp đều sẽ được hệ điều hành thông báo rõ trước khi người dùng xác nhận. Các quyền này đều được Google và Apple kiểm duyệt rất kỹ trước khi cho phát hành trên App Store và Google Play", Bộ TT&TT nhấn mạnh.

PC-Covid cần được cấp 4 quyền như sau:

1. Quyền sử dụng Bluetooth

PC-Covid ghi nhận tiếp xúc gần bằng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp (BLE), và cần được cấp quyền này để có thể thực hiện chức năng nói trên. Người dùng có thể lựa chọn có hoặc không sử dụng chức năng ghi nhận tiếp xúc gần. Trong trường hợp người dùng không sử dụng chức năng ghi nhận tiếp xúc gần, PC-Covid sẽ không hỏi và không cần được cấp quyền này.

Quyền truy cập BLE và vị trí là một cụm trên Android.

- Trên hệ điều hành Android, quyền sử dụng Bluetooth gắn liền với quyền truy cập vị trí thành một cụm quyền. Cụ thể, theo chính sách của Google, để ghi nhận tiếp xúc gần bằng công nghệ BLE, ngoài việc bật Bluetooth cần quyền truy cập vị trí trên điện thoại.

- Trên hệ điều hành iOS, quyền sử dụng Bluetooth không gắn liền với quyền truy cập vị trí. Tuy nhiên, để tối ưu chức năng ghi nhận tiếp xúc gần, PC-Covid vẫn cần được cấp quyền truy cập vị trí. Cụ thể, theo chính sách của Apple, để ứng dụng hoạt động liên tục và quét tiếp xúc gần hiệu quả bằng việc hỗ trợ iBeacon, ứng dụng cần được cấp quyền truy cập vị trí trên điện thoại.

Ngoài ra, ở phiên bản 4.0.3 trở về trước, PC-Covid đã cung cấp chức năng gửi các phản ánh. Tính năng này hỗ trợ người dùng lựa chọn vị trí hiện tại bằng cách khai thác quyền truy cập vị trí, mục đích là để ý kiến phản ánh đó được gửi đến đúng cơ quan chức năng theo địa bàn quản lý (các xã, phường, thị trấn). Tuy nhiên, ở phiên bản 4.0.4, chức nay đã được loại ra khỏi PC-Covid để tránh những hiểu nhầm có thể xảy ra.

2. Quyền truy cập thông báo trên điện thoại cài hệ điều hành Android

Trên các hệ điều hành có gốc là Andoid (có thể có ngoại lệ), các ứng dụng có thể bị dừng hoạt động vì nhiều lý do, và PC-Covid cũng không ngoại lệ. Để khắc phục vấn đề này, trên phiên bản Android, PC-Covid cần được cấp quyền truy cập thông báo (android.permission.BIND_NOTIFICATION_LISTENER_SERVICE).

Nếu được người dùng chấp thuận, khi PC-Covid dừng hoạt động, hệ điều hành Android sẽ ngay lập tức gọi PC-Covid hoạt động trở lại, và có thông báo về việc tái khởi động này. Người dùng có thể lựa chọn có hoặc không cấp quyền này; tuy nhiên, nếu không được cấp quyền truy cập thông báo, PC-Covid sẽ giảm tính ổn định.

"Trên hệ điều hành Android, quyền truy cập thông báo nếu được cấp, ứng dụng có thể truy cập nội dung của các thông báo trên điện thoại, bao gồm tin nhắn SMS, tin nhắn OTT. Trong cảnh báo mà một số phiên bản hệ điều hành gửi đến người dùng có thể kèm theo minh hoạ cụ thể về các nguy cơ khi cho ứng dụng khai thác quyền này", Bộ TT&TT giải thích thêm.

Việc truy cập nội dung tin nhắn SMS, tin nhắn OTT từ những ứng dụng xấu độc có thể khai thác ngầm các dữ liệu, thông tin nhạy cảm trong SMS, OTT của người dùng một cách phi pháp. Song PC-Covid là ứng dụng của cơ quan nhà nước, tuân thủ các quy định của pháp luật và tuyệt đối không khai thác thông tin SMS, OTT của người dùng, Bộ TT&TT khẳng định.

3. Quyền sử dụng camera

PC-Covid cần được cấp quyền truy cập Camera trên điện thoại để thực hiện chức năng quét mã QR và chức năng gửi phản ánh kèm theo video/hình ảnh.

4. Quyền truy cập ảnh, video, âm thanh và tệp

Ứng dụng PC-Covid sử dụng quyền này để cho phép lưu mã QR cá nhân trên PC-Covid về bộ nhớ điện thoại dưới dạng một tấm ảnh. Mục đích của việc cho phép lưu ảnh QR cá nhân là để người dùng có thể in ra giấy và mang theo cho bản thân hoặc cho người được khai hộ; có thể xuất trình ảnh ngay cả khi không sử dụng PC-Covid hoặc không có kết nối mạng Internet.

Ngoài ra, ở chức năng "Gửi phản ánh", PC-Covid hỗ trợ người dùng việc chụp ảnh, quay video và truy cập thư viện ảnh để gửi kèm nội dung phản ánh. Việc gửi kèm ảnh chụp/video sẽ hữu ích cho người tiếp nhận phản ánh xử lý thông tin, ví dụ như phản ánh có liên quan đến giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xét nghiệm,…

Tuy nhiên, chức năng này chưa chính thức cung cấp trên PC-Covid.

Trong quá trình phát triển ứng dụng, PC-Covid luôn có được sự tham gia kiểm soát về an toàn, bảo mật thông tin nói chung, kiểm soát về quyền và việc sử dụng quyền nói riêng của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, gồm: Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng (Bộ Quốc phòng), Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam và của đông đảo các chuyên gia về an toàn, an ninh mạng Việt Nam.
 

tvu732

Xe tăng
Biển số
OF-708234
Ngày cấp bằng
21/11/19
Số km
1,022
Động cơ
103,510 Mã lực
Em là người dùng Android nên xin được phép phản hồi về từng loại yêu cầu cấp quyền như sau:
Ví dụ: PC-Covid chỉ cần quyền truy cập ảnh để lưu mã QR (một tiện ích cho người dân trong quá trình sử dụng), nhưng khi đó hệ điều hành sẽ có những cảnh báo đến người dùng về việc sử dụng cả cụm quyền liên quan đến “ảnh, âm thanh, video và tệp”.
Nhận xét: quyền này hợp lý. Tuy nhiên chỉ nên bật yêu cầu quyền này khi người sử dụng có thao tác lưu mã QR thành ảnh trong điện thoại. Ví dụ, Shopee, Lazada... không bao giờ xin ảnh của em cho đến khi em có nhu cầu review sản phẩm (cần phải chụp ảnh, lấy ảnh). Lúc đó nó mới xin quyền.

Trong trường hợp người dùng không sử dụng chức năng ghi nhận tiếp xúc gần, PC-Covid sẽ không hỏi và không cần được cấp quyền này.

Quyền truy cập BLE và vị trí là một cụm trên Android.

- Trên hệ điều hành Android, quyền sử dụng Bluetooth gắn liền với quyền truy cập vị trí thành một cụm quyền. Cụ thể, theo chính sách của Google, để ghi nhận tiếp xúc gần bằng công nghệ BLE, ngoài việc bật Bluetooth cần quyền truy cập vị trí trên điện thoại.
Em thấy quyền bluetooth là vô lý nhất, xuất phát từ mục đích theo dõi tiếp xúc gần từ thời Bluezone ngày trước. Cả giai đoạn Bluezone đã cho thấy là không hiệu quả, bây giờ người ta cũng chẳng cần theo dõi tiếp xúc gần nữa. Vậy bật quyền này lên làm gì. Nếu bảo quyền này là tùy chọn còn nghe được. Tuy nhiên trước đây nhiều người phản ánh là không bật bluetooth thì app không chạy, chẳng biết giờ đã sửa chưa?

Quyền truy cập location thì hợp lý hơn chút, tuy nhiên đại đa số mọi người cũng không cần. Vì check-in nơi đến bằng mã QR là đã kèm địa điểm rồi. Cái SSKĐT em vẫn check in nơi đến ầm ầm và vẫn từ chối quyền location, app vẫn chạy ngon lành có ảnh hưởng gì đâu?

Trên các hệ điều hành có gốc là Andoid (có thể có ngoại lệ), các ứng dụng có thể bị dừng hoạt động vì nhiều lý do, và PC-Covid cũng không ngoại lệ. Để khắc phục vấn đề này, trên phiên bản Android, PC-Covid cần được cấp quyền truy cập thông báo.
Nếu được người dùng chấp thuận, khi PC-Covid dừng hoạt động, hệ điều hành Android sẽ ngay lập tức gọi PC-Covid hoạt động trở lại, và có thông báo về việc tái khởi động này. Người dùng có thể lựa chọn có hoặc không cấp quyền này; tuy nhiên, nếu không được cấp quyền truy cập thông báo, PC-Covid sẽ giảm tính ổn định.
Nhận xét: đòi quyền này tức là PC-Covid đòi chạy 100% thời gian, lỡ bị tắt một phát là phải được bật lên ngay. Em thấy vớ vẩn quá, nó định theo dõi người ta 100% thời gian à? Hay gửi tin covid cho người dùng liên tục? Em không biết chính phủ ta định dùng PC-Covid với những mục đích gì, nhưng nếu chỉ để xem thông tin xét nghiệm, tiêm chủng, khai báo y tế, check in nơi đi nơi đến thì không cần thiết phải chạy 100% thời gian. Khi nào cần thì mở ra, check in hoặc khai báo, đóng lại, hết. Như SSKĐT đang làm.

PC-Covid cần được cấp quyền truy cập Camera trên điện thoại để thực hiện chức năng quét mã QR và chức năng gửi phản ánh kèm theo video/hình ảnh.
Quyền này ổn. Tất cả các ứng dụng tương tự đều cần.
 

minh431

Xe tăng
Biển số
OF-79002
Ngày cấp bằng
27/11/10
Số km
1,569
Động cơ
431,382 Mã lực
Em cài ngay từ khi mới phát hành, chả làm được cái gì. Khai báo lại hết, cấp quyền hết, ngày nào cũng rình update...mà cứ xanh lè và chỗ xám xám vẫn "chưa có thông tin........ ", quét mã ở cổng chung cư lại nhảy ra chính mình....?
Chán! Dùng SSKDT vậy, hiện 2 mũi xanh lè!
Chả biết có "bàn tay to" nào giống của a.Chung "sờ vào" không mà lại có cái App như thế được ban hành.? Cấp Quốc gia nhé!
 
Chỉnh sửa cuối:

SIGNUS

Xe container
Người OF
Biển số
OF-55555
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
9,312
Động cơ
4,524,044 Mã lực
Em được xoá 2 mũi đã tiêm rồi, mai em đi đăng ký làm đôi mũi nữa cho ló hoành ;))
 

Xã viên

Xe tải
Biển số
OF-593558
Ngày cấp bằng
6/10/18
Số km
489
Động cơ
137,428 Mã lực
Nói chung PCcovid chạy ổn rồi, chỉ khó chịu với người mắt kém thôi.
Nếu không đọc rõ chữ nhỏ thì nên dùng Bphone để chụp macro.

 

tuanzs

Xe lăn
Biển số
OF-60474
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
10,141
Động cơ
525,870 Mã lực
Nơi ở
Với vợ
Đậu, em update lên phát thì bay mất mũi tiêm đâu mất rồi.
App như cái cẹc ấy.
 

minhdqtt

Xe hơi
Biển số
OF-381597
Ngày cấp bằng
8/9/15
Số km
133
Động cơ
243,624 Mã lực
Nói chung PCcovid chạy ổn rồi, chỉ khó chịu với người mắt kém thôi.
Nếu không đọc rõ chữ nhỏ thì nên dùng Bphone để chụp macro.

Có thể ý định ban đầu của tính năng này trên Bphone là chụp cận cảnh con SARS-CoV-2 virus dành cho các Bfans là Bác sỹ
 

elise.cosmetic

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-786730
Ngày cấp bằng
6/8/21
Số km
983
Động cơ
-4,232 Mã lực
Đây nhé. Bộ TT&TT giải thích rõ từng quyền mà ứng dụng PC-Covid yêu cầu. Lẽ ra điều này phải làm từ lâu rôi nhưng thôi, muộn tí còn hơn không.
Sau khi đọc xong cái này mà cụ nào vẫn còn chửi về việc yêu cầu các quyền của PC-Covid thì em cho rằng việc chửi của cụ ý là sở thích, là tính cách, là phản ứng tự nhiên đối với bất kỳ thông tin gì phát ra từ phía cơ quan chức năng.
Hỡi ôi, những cụ như thế không thiếu.

Bải viết như sau:

Tất cả các quyền mà mỗi ứng dụng di động, trong đó có PC-Covid xin được cấp đều sẽ được hệ điều hành (Android, iOS,...) thông báo rõ trước khi người dùng xác nhận.


Sáng 7/10, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức hội thảo về "Các quyền ứng dụng PC-Covid yêu cầu người dùng cần cấp khi sử dụng".

Tại hội thảo, Bộ TT&TT cho biết, trong cơ chế kiểm soát các quyền của hệ điều hành, các quyền này thường được tổ chức và cấp thành các cụm quyền. Ví dụ với hệ điều hành Android, quyền sử dụng Bluetooth và quyền truy cập vị trí là 2 quyền thường gắn với nhau trong một cụm quyền.

"Khi PC-Covid hoặc bất kỳ một app nào khác có sử dụng đến một trong các quyền có liên quan thì hệ điều hành sẽ hỏi người dùng xem có đồng ý cấp cho cả cụm quyền hay không", Bộ TT&TT giải thích.

Ví dụ: PC-Covid chỉ cần quyền truy cập ảnh để lưu mã QR (một tiện ích cho người dân trong quá trình sử dụng), nhưng khi đó hệ điều hành sẽ có những cảnh báo đến người dùng về việc sử dụng cả cụm quyền liên quan đến “ảnh, âm thanh, video và tệp”.

Theo Bộ TT&TT, mỗi hệ điều hành sẽ có các thông điệp cảnh báo khác nhau, có thể chỉ nêu ngắn gọn các quyền đang được xin, hoặc có thể cảnh báo cụ thể kèm minh họa một số nguy cơ có thể xảy ra.

"Tất cả các quyền mà mỗi app xin được cấp đều sẽ được hệ điều hành thông báo rõ trước khi người dùng xác nhận. Các quyền này đều được Google và Apple kiểm duyệt rất kỹ trước khi cho phát hành trên App Store và Google Play", Bộ TT&TT nhấn mạnh.

PC-Covid cần được cấp 4 quyền như sau:

1. Quyền sử dụng Bluetooth

PC-Covid ghi nhận tiếp xúc gần bằng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp (BLE), và cần được cấp quyền này để có thể thực hiện chức năng nói trên. Người dùng có thể lựa chọn có hoặc không sử dụng chức năng ghi nhận tiếp xúc gần. Trong trường hợp người dùng không sử dụng chức năng ghi nhận tiếp xúc gần, PC-Covid sẽ không hỏi và không cần được cấp quyền này.

Quyền truy cập BLE và vị trí là một cụm trên Android.

- Trên hệ điều hành Android, quyền sử dụng Bluetooth gắn liền với quyền truy cập vị trí thành một cụm quyền. Cụ thể, theo chính sách của Google, để ghi nhận tiếp xúc gần bằng công nghệ BLE, ngoài việc bật Bluetooth cần quyền truy cập vị trí trên điện thoại.

- Trên hệ điều hành iOS, quyền sử dụng Bluetooth không gắn liền với quyền truy cập vị trí. Tuy nhiên, để tối ưu chức năng ghi nhận tiếp xúc gần, PC-Covid vẫn cần được cấp quyền truy cập vị trí. Cụ thể, theo chính sách của Apple, để ứng dụng hoạt động liên tục và quét tiếp xúc gần hiệu quả bằng việc hỗ trợ iBeacon, ứng dụng cần được cấp quyền truy cập vị trí trên điện thoại.

Ngoài ra, ở phiên bản 4.0.3 trở về trước, PC-Covid đã cung cấp chức năng gửi các phản ánh. Tính năng này hỗ trợ người dùng lựa chọn vị trí hiện tại bằng cách khai thác quyền truy cập vị trí, mục đích là để ý kiến phản ánh đó được gửi đến đúng cơ quan chức năng theo địa bàn quản lý (các xã, phường, thị trấn). Tuy nhiên, ở phiên bản 4.0.4, chức nay đã được loại ra khỏi PC-Covid để tránh những hiểu nhầm có thể xảy ra.

2. Quyền truy cập thông báo trên điện thoại cài hệ điều hành Android

Trên các hệ điều hành có gốc là Andoid (có thể có ngoại lệ), các ứng dụng có thể bị dừng hoạt động vì nhiều lý do, và PC-Covid cũng không ngoại lệ. Để khắc phục vấn đề này, trên phiên bản Android, PC-Covid cần được cấp quyền truy cập thông báo (android.permission.BIND_NOTIFICATION_LISTENER_SERVICE).

Nếu được người dùng chấp thuận, khi PC-Covid dừng hoạt động, hệ điều hành Android sẽ ngay lập tức gọi PC-Covid hoạt động trở lại, và có thông báo về việc tái khởi động này. Người dùng có thể lựa chọn có hoặc không cấp quyền này; tuy nhiên, nếu không được cấp quyền truy cập thông báo, PC-Covid sẽ giảm tính ổn định.

"Trên hệ điều hành Android, quyền truy cập thông báo nếu được cấp, ứng dụng có thể truy cập nội dung của các thông báo trên điện thoại, bao gồm tin nhắn SMS, tin nhắn OTT. Trong cảnh báo mà một số phiên bản hệ điều hành gửi đến người dùng có thể kèm theo minh hoạ cụ thể về các nguy cơ khi cho ứng dụng khai thác quyền này", Bộ TT&TT giải thích thêm.

Việc truy cập nội dung tin nhắn SMS, tin nhắn OTT từ những ứng dụng xấu độc có thể khai thác ngầm các dữ liệu, thông tin nhạy cảm trong SMS, OTT của người dùng một cách phi pháp. Song PC-Covid là ứng dụng của cơ quan nhà nước, tuân thủ các quy định của pháp luật và tuyệt đối không khai thác thông tin SMS, OTT của người dùng, Bộ TT&TT khẳng định.

3. Quyền sử dụng camera

PC-Covid cần được cấp quyền truy cập Camera trên điện thoại để thực hiện chức năng quét mã QR và chức năng gửi phản ánh kèm theo video/hình ảnh.

4. Quyền truy cập ảnh, video, âm thanh và tệp

Ứng dụng PC-Covid sử dụng quyền này để cho phép lưu mã QR cá nhân trên PC-Covid về bộ nhớ điện thoại dưới dạng một tấm ảnh. Mục đích của việc cho phép lưu ảnh QR cá nhân là để người dùng có thể in ra giấy và mang theo cho bản thân hoặc cho người được khai hộ; có thể xuất trình ảnh ngay cả khi không sử dụng PC-Covid hoặc không có kết nối mạng Internet.

Ngoài ra, ở chức năng "Gửi phản ánh", PC-Covid hỗ trợ người dùng việc chụp ảnh, quay video và truy cập thư viện ảnh để gửi kèm nội dung phản ánh. Việc gửi kèm ảnh chụp/video sẽ hữu ích cho người tiếp nhận phản ánh xử lý thông tin, ví dụ như phản ánh có liên quan đến giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xét nghiệm,…

Tuy nhiên, chức năng này chưa chính thức cung cấp trên PC-Covid.

Trong quá trình phát triển ứng dụng, PC-Covid luôn có được sự tham gia kiểm soát về an toàn, bảo mật thông tin nói chung, kiểm soát về quyền và việc sử dụng quyền nói riêng của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, gồm: Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng (Bộ Quốc phòng), Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam và của đông đảo các chuyên gia về an toàn, an ninh mạng Việt Nam.
Cái này mà cụ kêu thì em cũng chịu cụ =))

Anh cần quyền BIND_NOTIFICATION_LISTENER_SERVICE để làm gì?
-> "các ứng dụng có thể bị dừng hoạt động vì nhiều lý do."
-> "nếu không được cấp quyền truy cập thông báo, PC-Covid sẽ giảm tính ổn định."


Cả đoạn này nữa cũng không nuốt nổi, chưa thấy cái policy nào viết kiểu này luôn:
Việc truy cập nội dung tin nhắn SMS, tin nhắn OTT từ những ứng dụng xấu độc có thể khai thác ngầm các dữ liệu, thông tin nhạy cảm trong SMS, OTT của người dùng một cách phi pháp. Song PC-Covid là ứng dụng của cơ quan nhà nước, tuân thủ các quy định của pháp luật và tuyệt đối không khai thác thông tin SMS, OTT của người dùng, Bộ TT&TT khẳng định

Trình độ a đến cái sql injection còn mắc, chunxong hack a phải chặn bằng cách... tắt cả server. Mà a kêu tôi yên tâm?
=> Tôi là "ứng dụng của cơ quan nhà nước" nên uy tín tuyệt đối, thà tin Viettel không làm lộ thông tin khách hàng còn hơn =))
Khác
 

Mr.Saclo

Xe tăng
Biển số
OF-63757
Ngày cấp bằng
10/5/10
Số km
1,207
Động cơ
347,609 Mã lực
Em cập nhật PC Covid bản mới lên đang từ đã tiêm 2 mũi lại thành thằng chưa tiêm mũi nào, chắc do ma làm. :D

CV18-2.jpg
Cụ giống em thế, nãy vừa mở lên chả còn mũi nào. Chắc lại mất kết nối CSDL rồi, app phò thật. Lúc dân cần dùng để trình cơ quan chức năng, app lại báo chưa tiêm mũi nào thì dân đi hỏi ai nhỉ?
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,986 Mã lực
Nhà cháu cài cái này được vừa mấy hôm nhưng vừa gỡ rồi. Không chịu cập nhật mũi tiêm vaccine thứ 2 của cháu mà cứ tự động bật bluetooth. Trong khi cài app của Y tế Tp HCM thì cập nhật đủ 2 mũi tiêm.
 

Pilota

Xe điện
Biển số
OF-308865
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
4,678
Động cơ
346,593 Mã lực
App này nó biến thể như con corona luôn.

Ối giồi ôi! Sáng ra vẫn thấy xanh lè.
Bây giờ anh đã thâm xì rồi đây.
:D
 

Venetta

Xe điện
Biển số
OF-393540
Ngày cấp bằng
23/11/15
Số km
4,501
Động cơ
363,412 Mã lực
Nhà cháu cài cái này được vừa mấy hôm nhưng vừa gỡ rồi. Không chịu cập nhật mũi tiêm vaccine thứ 2 của cháu mà cứ tự động bật bluetooth. Trong khi cài app của Y tế Tp HCM thì cập nhật đủ 2 mũi tiêm.
Em thì được mỗi Sổ sức khoẻ điện tử là lên đủ 2 mũi. Y tế TPHCM vẫn chả có mũi nào. PC-COVID cũng thế.

Thôi thì cứ cầm tờ giấy chứng nhận tiêm vaccine theo người cho nó chắc
 

0916187779

Xe buýt
Biển số
OF-11866
Ngày cấp bằng
2/12/07
Số km
564
Động cơ
530,256 Mã lực
sau khi update hqua đang từ xanh đậm sang xanh mờ, bây giờ em vào lại thì từ 2 mũi sang chưa tiêm mũi nào luôn. bái phục hệ thống của PC Covid.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top