Người mất cũng mất rồi các cụ ah, có tiếc thương vô hạn thì họ cũng không bao giờ sống lại. Tại sao tất cả các anh em trên diễn đàn không dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ những người đã khuất, ít thời gian ngắn ngủi đó cùng suy ngẫm để rút kinh nghiệm cho nhau, cho bản thân mình, cho gia đình và cho xã hội.
Nhớ ngày còn thuê trọ, hẻm bên cạnh cùng tổ dân phố chỗ em ở, có thằng ất ơ ngáo đá - tự tưởng nó là anh hùng, một mình ra trận xông pha trận mạc giết giặc cứu nước, cách nhanh nhất nó nghĩ là tự thiêu mình thì giặc cũng chết cùng, may là có cảnh giác lên sự việc đã được khống chế, ngăn kịp thời... làm cả khu phố hú vía một phen.
Thằng đó bị nhốt mấy hôm rồi về, sau em thấy các gia đình trong hẻm cứ lẳng lặng rời đi, ai cố không được thì cũng chịu đành phải ở lại...
Nhớ lại kiến thức Quản Lý Rủi Ro được bọn Tây dạy khi còn làm An Toàn Lao động công trường, thì để quản lý giảm thiểu rủi ro bọn nó sẽ ưu tiên các biện pháp:
1) Lựa chọn loại bỏ rủi ro:
Thấy rủi ro cao, xảy ra không thể khắc phục và hậu quả lớn hơn lợi nhuận thì không làm nữa.
2) Biện pháp hành chính.
Bố trí thời gian làm việc lệch nhau cho hai nhóm việc xung đột - hàn làm thì sơn nghỉ.
3) Giải pháp kỹ thuật
Sử dụng bình chữa cháy, bảo hộ lao động, lắp lan can.
4) Rèn luyện kỹ năng (khi không còn giải pháp nào khác)
Trẻ em Nhật biết chui gầm bàn nếu có động đất.
Ngẫm vào bản thân mình em thấy đơn giản nhất là không thuê nữa, chuyển ra chỗ khác ở. Cuối cùng em cũng bỏ khu phố hẻm rời đi và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ quay lại với cuộc sống đó nữa.
Nơi tôi sinh không phải Hà Nội.
Ngày tôi đi, một ngày "bỏng cháy"
Ngõ nhỏ, phố nhỏ nhà tôi ở đó.
Đêm nằm nghe tiếng sông Hồng thở than.
Hà Nội- Hai anh em ruột cùng người chị họ 19 tuổi tử vong khi ngôi nhà năm tầng một tum nằm sâu trong ngõ Thổ Quan, quận Đống Đa bốc cháy, sáng 8/7.
vnexpress.net