[CCCĐ] Góc nhìn hẹp: Đà Lạt - Nha Trang 2012

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,909
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Đã biết nhà thờ Mai Anh có vườn hoa rất đẹp mà đến muộn hơn 17h, đóng cửa mất rồi. Ở Đà Lạt hầu hết các nơi thăm quan đều đóng cửa vào 17h kể cả chùa, không như miền bắc.


Đành quay vào xem làm lễ, ở đây làm lễ sớm, bên nhà thờ Chánh tòa (Con Gà) thì lễ bắt đầu từ 18h


Tượng Đức Mẹ cách điệu theo dáng cô gái Việt


Trước các con chiên có đặt sẵn lời tụng theo chủ đề lễ hôm nay
 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,909
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Mái gỗ, thiết kế đơn giản, đảm bảo lấy sáng tốt


Trên tường trang trí nhiều tranh nhỏ theo các tích trong Kinh Thánh




Quy ước cho khách rất rõ ràng ngay cổng nhà thờ
 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,909
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Tiếp tục đến thăm nhà thờ Chánh tòa hay còn gọi là Nhà thờ Con gà.
Nhà thờ Chính tòa Ðà Lạt là một trong những nhà thờ công giáo ở Việt Nam có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn. Đây là nhà thờ chính tòa của vị giám mục Giáo phận Đà Lạt, cũng là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại.
Nhà thờ nằm trên đường Trần Phú (gần khách sạn Novotel) thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.

Lịch sử Nhà thờ chính tòa Đà Lạt gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt.
Cùng với bác sĩ Alexandre Yersin khám phá ra Đà Lạt, có linh mục Robert thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP) vào năm 1893. Đến 1917, linh mục quản lý của MEP tại Viễn Đông là Nicolas Couveur đã đến Đà Lạt với mục đích tìm nơi nghỉ dưỡng cho các giáo sĩ, và ông đã cho xây dựng một dưỡng viện giáo đồ nay là một phần của nhà xứ. Vào cuối tháng 4, 1920, Giám mục Quinton (Giám quản Tổng tòa tại Sài Gòn) ban quyết định thành lập Giáo phận Đà Lạt.[1]
Ngày 10 tháng 5, 1920, linh mục Frédéric Sidot là cha xứ đầu tiên của giáo sở Đà Lạt. Cha Sidot đã cho xây dựng ngôi thánh đường “HIC DOMUS EST DEI” dài 24m, rộng 7m và cao 5m. Nhà thờ này được gắn liền với cánh bên tả dưỡng viện giáo đồ mà cha Nicolas đã cho xây. Cửa chính của nó được cấu trúc theo hình vòng cung nhọn, riêng phần chạm trổ và sơn son thiếp vàng thì theo kiểu Á Đông. Trên vòng cung của cửa chính, có khắc dòng chữ tiếng la tinh “HIC DOMUS EST DEI” (đây là nhà của Thiên Chúa).[1]
Ngày 5 tháng 7, 1922, Giám mục Quiton ban quyết định cho phép Giáo phận Đà Lạt xây một nhà thờ mới: rộng 8m, dài 26m có một tháp chuông cao 16m. Công trình được khánh thành vào ngày 17 tháng 2, 1923. Trên tháp có treo 4 quả chuông do hãng Pacard thuộc tỉnh Savoie (Pháp) chế tạo. Công trình này hiện nay không còn tồn tại.
Nhà thờ chính tòa Đà Lạt hiện nay được chính thức khởi công vào 9 giờ sáng chủ nhật ngày 19 tháng 7, 1931 do giám mục Colomban Dreyer (khâm sứ Toà Thánh tại Đông Dương và Thái Lan) đặt viên đá đầu tiên. Được xây theo đồ án của linh mục Céleste Nicolas, cha sở lúc bấy giờ.[1]
Công trình được xây dựng trong suốt 11 năm. Quá trình xây dựng được chia làm 3 đợt như sau:
Đợt 1: Xây dựng gian cung thánh, hậu tẩm, 2 gian cánh,hoàn tất vào ngày 30 tháng 3, 1932.
Đợt 2: Xây dựng 2 gian giữa và đặt chân móng cho các tháp chuông.
Đợt 3: Xây dựng tháp chuông chính, 2 tháp chuông phụ, cầu thang xoắn trôn ốc. Ngày 14 tháng 11, 1934, đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông chính. Ở đỉnh tháp có gắn một con gà bằng đồng dài 0,66m, cao 0,58m. Vào tháng 2, 1942, tổ chức nghi thức làm phép và đặt 14 chặng đàng thánh giá trong gian chính của tòa nhà.
Nhà thờ khánh thành ngày 25 tháng 1, 1942.

Nhà thờ Con gà được thiết kế theo “kiểu mẫu” của các nhà thờ Công giáo Rôma ở châu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman.
Mặt bằng nhà thờ theo hình chữ thập (giống thánh giá) có chiều dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m. Với độ cao đó, từ tháp chuông của nhà thờ có thể nhìn thấy mọi nơi của thành phố. Cửa chính của nhà thờ hướng về núi Langbiang.
Nội thất thánh đường gồm 3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên. Mặt cắt công trình thể hiện rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Các cột trong nội thất có hệ đầu cột mô phỏng dạng cổ điển kết hợp với tự phát. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển.[1]
Mặt đứng với phần tháp chuông vươn cao. Những đường nét, chi tiết trên mặt đứng hoàn toàn phỏng theo nguyên gốc của các kiểu mẫu châu Âu. Cửa sổ có vòm cung tròn, các đường nét mạnh mẽ, dứt khoát, tổ chức theo phân vị đứng, mái lợp ngói thạch bản, đặc biệt là tỷ lệ giữa các mảng khối rất hài hoà và chặt chẽ.
Phần áp mái trang trí bằng 70 tấm kính màu do xưởng Louis Balmet ở Grenoble (Pháp) chế tạo, làm cho khung cảnh thánh đường thêm phần huyền ảo.[2]
Tường chịu lực xây dựng bằng gạch đá dày khoảng 30 - 40cm. Trên tường trong nội thất được gắn các bức phù điêu với kích thước 1m x 0,8m, làm bằng vật liệu xi măng và sắt (do nhà điêu khắc Xuân Thi thể hiện). Riêng phần tường ngoài luôn được quét sơn màu hồng, càng tôn thêm sự trang nghiêm của một công trình kiến trúc tôn giáo.[1]
Trên thánh giá có tượng một con gà (cách mặt đất 27m) bằng hợp kim nhẹ rỗng bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt đồng dài 0,66m, cao 0,58m quay quanh một trục bạc đạn để chỉ hướng gió. Con gà có thể là biểu tượng của nước Pháp (Coq gaulois: gà trống xứ Gaulle),có thể là biểu tượng của sự sám hối, theo đoạn Tân Ước kể lại việc Chúa Giê-su quở trách Phê-rô (một trong 12 tông đồ của Người): "Ðêm nay gà chưa gáy, con sẽ chối Ta ba lần...".
Cột thu lôi, đế bầu tròn đỡ con gà và chữ thập chỉ bốn hướng đông-tây-nam-bắc được sửa chữa, thay mới vài lần. Con gà xoay theo hướng gió trên một vòng bạc rất nhẹ. Người dân bản xứ kháo nhau rằng con gà là đài dự báo thời tiết rất hiện đại, con gà quay chiều nào là gió mưa, là nắng tạnh. Thực ra vì con gà ở trên cao, để phòng gió tạt gãy đổ người ta đã thiết kế cho nó quay hướng theo chiều gió, và thế là con gà quay hướng nào, gió hướng ấy.
Vào dịp Lễ Giáng sinh hàng năm, nơi đây thu hút rất nhiều người cả trong và ngoài đạo đến dự lễ tham quan. Ngoài ra, ở Đà Lạt còn rất nhiều nhà thờ nhỏ hơn trong đó Domaine de Marie (Lãnh địa Đức Bà) và nhà thờ Cam Ly mang những nét đặc trưng riêng.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_ch%C3%ADnh_t%C3%B2a_%C4%90%C3%A0_L%E1%BA%A1t


Nhìn mãi mới ra Con gà nằm tít trên đỉnh thánh giá


 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,909
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC


Cái ảnh này em chụp thấy phê nhất, đúng lúc hoàng hôn


Bà con đang ngồi nghe ông Trùm đạo phổ biến tình hình trước khi vào lễ chính.


 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,909
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Bnaf thờ trang trí cầu kỳ nhưng không rối mắt. Em thích nhờ thờ ở chỗ luôn dùng nhiều màu trắng hoặc màu sữa.




Trong chuyến đi này tuy chuẩn bị đủ cả đèn đóm nhưng hầu như em không chụp đèn vì toàn chỗ đông người, chả muốn làm ảnh hưởng đến người khác
 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,909
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Đây là ông trùm


Trung tâm kỹ thuật, điều khiển âm thanh, ánh sáng


Tương Chúa bị đóng đinh, nhìn như người thật, ghê phết


 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,909
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Thánh lễ là hoạt động thờ phượng Thiên Chúa. Thánh lễ được tiến hành (dâng lễ) bởi một hay nhiều linh mục hay giám mục với sự tham dự của các giáo dân. Thánh lễ tiến hành bởi nhiều linh mục/giám mục gọi là Thánh lễ đồng tế, trong đó có một vị là Chủ tế. Thông thường thánh lễ được tiến hành trong nhà thờ, nhưng cũng có thể tiến hành ở nơi khác như bệnh viện, trường học, nhà riêng.
Tùy theo điều kiện, các nhà thờ có lịch thánh lễ riêng. Tuy mỗi ngày các linh mục đều dâng thánh lễ, các giáo dân chỉ buộc dự thánh lễ vào ngày chúa nhật và các ngày lễ trọng do Giáo hội quy định. Những ngày thường trong tuần, mỗi nhà thờ thông thường chỉ có một hoặc hai thánh lễ vào sáng sớm hay buổi chiều. Ngày chúa nhật do có nhiều giáo dân tham dự, các nhà thờ có nhiều thánh lễ hơn. Vào chiều thứ bày, các thánh lễ muộn vào buổi chiều có thể thay cho thánh lễ ngày chúa nhật.

Bắt đầu chuẩn bị nghi lễ rước Sách Thánh, đeo dây chéo vai là những thầy phó tế


Đây là linh mục chủ tế




 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,909
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Bắt đầu rước Sách Tin mừng lên bàn thờ


Chủ tế là nghi thức hôn bàn thờ


Đến đây thì cậu bạn gọi đi nhậu nên em không xem tiếp được.
Nhậu ở nhà hàng 33 Hai Bà Trưng, chuyên về Ốc nhồi thịt ngon phết, giá cả thì em chả biết. Thấy bảo nhà hàng này chuyên phục vụ khách tour.
 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,909
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Nhậu xong ra Cafe Thanh Thủy bờ hồ Xuân Hương uống nước. Vị trí của quán này cực đẹp, ngồi gió mát thôi rồi, view toàn cảnh hồ luôn. Mỗi tội cafe Đà Lạt em thấy dở, uống cho có thôi.
 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,909
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Buffet sáng ở Blue Moon: Nhà hàng không đẹp, đồ ăn ít món.






 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,909
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC




Em sáng cứ phải co ly cafe, tuy uống trong KS thường chả ra sao nhưng không có là người nó cứ buồn buồn, ra quán thì mất thời gian
 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,909
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC




Tạm biệt Đà Lạt, lên đường quay về Nha Trang. Có điều kiện em sẽ quay lại Đà Lạt, con người và khí hậu ở đây và giao thông đều đáng yêu.
 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,909
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Đến Nha Trang em nhận phòng tại Sheraton, đánh giá chung là chất lượng dịch vụ xứng đáng với chi phí.
Chỗ đỗ xe trong hầm thoải mái, em để tiện đi lại để luôn trước sảnh


Sảnh rộng rãi, trang nhã




 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,909
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Phòng rộng rãi






Ngăn giữa phòng ngủ và phòng tắm bằng kính, có rèm cuốn. Cái này rất hay là khi cho trẻ tắm, nghịch trong bồn thì mình ở ngoài vẫn kiểm soát được tình hình.
 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,909
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Phòng view Biển, có Bancony góc nhìn quét rộng với lan can bằng kính cao, đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ.






 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,909
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Vinpearl nhìn từ tầng 8 của Sheraton


Việc tiết kiệm điện và giữ môi trường được KS rất quan tâm, từ khi thiết kế. VD: Khi bất kỳ cửa nào của phòng còn đang chưa đóng kín thì điều hòa tự tắt.




 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,909
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Hệ thống điện toàn dùng hàng hiêu Siemens.


Nhìn cái này thì thấy thích


Nhưng kết nối vào thì, hóa ra Mất xèng mà lại không ít (120k/h). Liên hệ lễ tân thì được thông báo "Anh được miễn phí truy cập Internetmooai ngày 1h tại sảnh tầng 1". Vụ Net là cái khó chịu nhất khi ở Sheraton, em đành mang Tab Plus ra để phát Wifi cho cả nhà dùng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Linhthuynd

Xe buýt
Biển số
OF-57700
Ngày cấp bằng
25/2/10
Số km
964
Động cơ
454,840 Mã lực
Ảnh đẹp quá! Từ giờ đến cuối năm cụ Thần Tài còn dự định đi chuyến nào xa nữa không đới?
 

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,909
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Ảnh đẹp quá! Từ giờ đến cuối năm cụ Thần Tài còn dự định đi chuyến nào xa nữa không đới?
Đi gia đình thì chắc là phải đến Tết, còn đi với anh em thì chắc thế nào cũng có cụ à.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top