Đọc những coment trên em thấy chắc phần lớn là các bạn thiết kế. hiểu vẫn đề, nhưng chưa đến nơi.
- Về cốt gỗ thì cơ bản các cụ xem hình dưới đây sẽ hiểu (kể cả gỗ an cường và các loại khác)
Cốt gỗ là cấu tạo bên trong của 1 tấm vật liệu, được chia thành các nhóm như trên.
- Về bề mặt phủ khi hoàn thiện thì có: melamine, laminate, acrylic, sơn phủ.
- Về giá cả thì cao nhất là acrylic, laminate (laminate sẽ phụ thuộc và laminate phủ 1 mặt hay 2 mặt, hoặc hiện tại an cường có dòng laminate noline mầu sắc hiện đại, đẹp, sang trọng, nhưng giá hoàn thiện cũng không kém acrylic là bao nhiêu, có thể nó là tương đương acrylic), sau đó đến melamine.
Riêng bề mặt sơn phủ thì giá lại khác nhau khá nhiều: phụ thuộc vào chất lượng sơn, chất lượng hoàn thiện, và phụ thuộc vào kiểu dáng của mỗi công trình. Có thể hiểu nôm na là phụ thuộc và cả kiểu dáng thiết kế của từng loại bề mặt hoàn thiện:
kiểu dáng sơn phẳng bề mặt:
hay kiểu có khung (tân cổ điển hiện đại)
hoặc cao cấp hơn nữa.
.... và có nhiều kiểu rất phức tạp nữa.... nên nói giá của đồ sơn có thể nói là hơi vô cùng.
Các Cụ đừng nghĩ An Cường chỉ là do thương hiệu nên giá cao. việc này là hoàn toàn sai. Có thể các bạn thiết kế hiểu chưa rõ nên nghĩ như vậy.
Bởi thực tế gỗ an cường hơn hẳn các loại gỗ khác cả về bề mặt vật liệu và cốt gỗ.
Tại sao cốt gỗ an cường lại tốt hơn các cốt gỗ khác. Như em là bên xưởng sản xuất thì hiểu hơi nông cạn, không phân tích được cốt gỗ cấu tạo, chất liệu ra sao. nhưng đơn giản là định lượng 1 tấm gỗ an cường cùng cấu tạo kích thước 1m22 x 2m44. độ dày 17mm, thì khối lượng của tấm an cường có nặng hơn các tấm gỗ khác 1,3-1,5 lần. như vậy có thể thấy độ nén của tấm an cường tốt hơn. hoặc đơn giản, cùng bị dính nước thì độ nở của tấm gỗ an cường ít hơn các loại gỗ khác. việc mùi gỗ mới của an cường cũng gần như là không có. Hoặc đơn giản như mấy năm trước khi chưa có máy CNC thợ phải pha vật liệu bằng máy thì hôm nào pha gỗ Trung quốc sẽ biết ngay.....
Về bề mặt vật liệu: thì đến hiện tại toàn bộ các bề mặt của các loại gỗ khác đều là nhái theo mã của an cường, bề mặt an cường đa dạng: SC, SH, MM, PL...... màu sắc ổn định. Dù các cụ làm 1 mã gỗ, sau đó đến 10 năm sau làm lại tiếp mã gỗ đó thì màu sắc vẫn không thay đổi. nhưng nếu làm trên các loại cốt khác được sản xuất tại các nhà máy nhỏ thì mỗi đơn hàng là 1 bề mặt, màu sắc khác nhau (việc này chỉ khi đặt cạnh nhau các cụ mới nhìn rõ được), chất lượng không thể so sánh với an cường.
..... còn nhiều vấn đề lắm ạ.
Các Cụ cứ tham khảo, em không tâng bốc gì cho an cường, nhưng đó là thực tế mà một người tiếp cận với gỗ thường xuyên như em cảm nhận được.