Thằng Thái mà xếp thứ 26 thì em đánh giá cái list này không có căn cứ chính xác, trong suốt chiều dài lịch sử nó có thắng được cuộc chiến nào đâu. Thời cận đại thì bị thằng Myanmar nó củ hành cho như con, còn thời hiện đại thì dâng đất cho thực dân châu Âu, nếu không vì chính sách ngoại giao kiểu cây sậy, hay gọi trắng phớ ra là sự đớn hèn của cha ông nó thì bây giờ diện tích nó to gấp đôi Việt Nam mình (Riêng phần đất bị cắt đi đã to hơn cả diện tích nước mình rồi). Sức mạnh quân sự không phải chỉ đem hàng họ ra so, mà quan trọng còn là yếu tố con người, độ máu chiến và truyền thống lịch sử nữa chứ, phỏng các cụ.
Nguồn Wiki:
Chính sách "ngoại giao cây sậy" trong lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Trong lịch sử lập quốc của mình, Thái Lan từng là một nước lớn theo chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng tới giữa thế kỷ XIX, Thái Lan đứng trước hiểm họa xâm lăng của các nước thực dân châu Âu. Về phía tây, Đế quốc Anh đã chiếm
Miến Điện, trong khi ở phía đông, Pháp đã chiếm 3 nước Việt Nam, Lào và
Campuchia. Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa 2 thế lực
thực dân đứng đầu thế giới khi đó là Anh và Pháp. Vì không muốn nổ ra xung đột với đối thủ, Anh và Pháp quyết định trung lập hóa Thái Lan, cả hai sẽ tự kiềm chế, không tiến quân xâm chiếm nước này
[28].
Nhờ sự may mắn đó, cũng như biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau
[29], nhờ vậy Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong
Chiến tranh thế giới thứ hai. Thái Lan đã ký hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và với Mỹ năm 1833, Hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía bắc
Malaysia hiện tại năm 1909, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng
Đông Nam Á. Thái Lan cũng đã ký hiệp định phân định biên giới
sông Mekong với
Pháp và tránh né xung đột với
thực dân Pháp vào cuối
thế kỷ XIX.
Các lãnh thổ Thái Lan cắt cho Pháp và Anh từ 1867–1909:
Lãnh thổ cắt cho Pháp 1867
Lãnh thổ cắt cho Pháp 1888
Lãnh thổ cắt cho Pháp 1893
Lãnh thổ cắt cho Anh 1893
Lãnh thổ cắt cho Pháp 1904
Lãnh thổ cắt cho Pháp 1907
Lãnh thổ cắt cho Anh 1909
Tuy giữ được vị thế độc lập, nhưng không có nghĩa Thái Lan không bị mất mát gì cho các nước thực dân châu Âu. Nước này đã phải nhân nhượng nhiều quyền lợi và phải cắt lãnh thổ cho Anh và Pháp. Năm 1888 và 1893, Thái Lan phải ký hiệp ước trao một số vùng đất phía đông cho Campuchia (thuộc quyền cai trị của Pháp). Năm 1904 và 1907 phải tiếp tục cắt đất, tổng cộng hơn 20.000 km2 cho Pháp. Năm 1909 phải cắt nhiều vùng đất rộng lớn ở phía Bắc cho Anh. Năm 1909, lại phải cắt vùng đất trên 40.000 km2 tại bán đảo
Malacca cho Anh
[30]. Tổng cộng, trong 50 năm, Thái Lan đã bị mất đi 352.877 km2 lãnh thổ
[31], những vùng này ngày nay thuộc về Campuchia, Myanmar và Malaysia, coi như là bị mất hẳn. Lãnh thổ Thái Lan ngày nay chỉ còn rộng bằng 60% so với trước năm 1867 (514.000 km2 so với 867.000 km2). Nhiều người Thái coi đây là sự sỉ nhục của phương Tây đối với quốc gia của họ, nhưng việc lo sợ một cuộc chiến tranh khiến chính phủ Thái Lan phải chấp nhận sự mất mát lãnh thổ đất nước