Địa phương nào cũng ngọng, ngọng từ hay ngọng âm. Nhưng người HN thì ngọng ít nhất nên được lấy làm giọng chuẩn.
Người Hà Nội (ý là những người sinh ra lớn lên quanh khu phố cổ, trong đó có nhà cháu) là vô ý thức nhất về ngôn ngữ. Lý do là họ thừa sức nói, nghe rõ và phân biệt được các âm tiết họ nói ngọng nhưng cố tình không sửa. Trong khi đó phần lớn các địa phương khác khi ngọng họ cũng không phân biệt được "chuẩn" thì thế nào, và viết cũng nhầm.
Có thể thấy, dù nói sai tr/ch, s/x, r/d... (dân phố cổ không nhầm L/N như bên ngoại thành kiểu như Đông Anh đâu các cụ nhé) nhưng người HN hoàn toàn có thể nói đúng được, và nghe rõ, và viết đúng. Thậm chí khi nói chuyện, ai đó nói đúng còn bị cười. Nếu ai đó ở HN nói là họ "ăn rồi" với âm R thật rõ ràng rành rọt, hẳn những người khác sẽ nghĩ người nói đang đùa. Cố tình phát âm đúng s/x, tr/ch với người HN, họ sẽ tủm tỉm cười hỏi bạn làm phát thanh viên đài tiếng nói VN à?
Nếu có một giọng chuẩn, đó phải là sự kết hợp của cả Bắc, Trung và Nam. Giọng đó sẽ có khẩu âm vùng Bắc Bộ nhưng phụ âm đầu lấy của người miền Trung, giọng điệu của miền Nam. Người miền Nam, đặc biệt vùng Sài Gòn Gia Định cũ, tuy phát âm sai nhiều nhất nhưng phong cách nói lại dịu dàng tiết chế, khi nói chuyện thường thể hiện rõ biểu cảm, ngữ điệu trong câu nói nhưng ở mức nhẹ nhàng - giống phong cách phương Tây (khác với Bắc và Trung, tuy ít thể hiện biểu cảm nhưng lúc thể hiện lại hơi thái quá). Xưa kia có bác Thanh Hùng ở đài THVN, một số bác ở đài TNVN là thành công sự kết hợp này, khi vẫn nói giọng Hà Nội nhưng lại duy trì được cách phát âm đúng chính tả (tr/ch, s/x, r/d/gi...) và biểu cảm kiểu miền Nam.