"SÔNG QUÊ"
Tin chắc không chỉ mình em mà còn nhiều người giống em, em lấy mình mà nói:
- Bản thân không phải là người tài giỏi gì, Ở thành thị cũng ngót 10 năm rồi, nhìn lại chẳng đâu vào với đâu.
- Vợ con thì ở quê, lang thang một mình nhiều lúc cũng thấy tủi.
- Lá rụng về cội ai cũng muốn về quê không mong làm to lớn, chỉ cầu đủ ăn và có đồng ra vào, gần vợ con, chăm bố mẹ tuổi già.
Khổ nỗi ở quê không có khu công nghiệp, người nhiều việc ít, thanh niên cũng đi làm ăn xa quá nửa. Những việc mình nghĩ ra thì có nhiều người đã làm với vốn gấp xx lần mình.
Em viết lên đây, các cụ hiểu rộng, đi nhiều, nhìn xa thấy mô hình nào hay cho ý kiến.
Khoanh vùng với số vốn hạn chế <500>
TRẢ LỜI
Xin phép rút gọn các gợi ý của các cụ dưới, để các cụ kế tiếp đỡ mất công lội còm:
VỀ QUÊ NÊN LÀM GÌ
1. Mở tạp hóa, phân bón
2. Mở xưởng, tận dụng nguồn lao động địa phương
3. Làm đặc sản quê lên tp
4. Cửa hàng điện tử, VLXD, nội thất
5. Phòng Gym, Karaoke, KVC trẻ em
6. Hiểu rõ gì nhất làm cái đấy
7. Tiệm Cầm đồ
8. Làm đại lý
9. SX Thực phẩm sạch
10. Trồng rừng
Cũng không phải ít đâu các cụ nhỉ.
Mời các cụ tiếp ạ.
Cụ không phải đi tìm thêm ngành nghề đâu. Cụ chọn ra một nghề ( trong 10 cái này) Cụ thích mà thấy mình phù hợp rồi triển khai.
Thành công trong nghề nào cũng vậy. Thích mới có thể tập trung để phát triển và tối ưu, thích mới có thể tạo ra năng lượng để đi đường dài ( nhiều nghề cần thời gian mới có thể tạo ra niềm tin )
Ngoài ra Cụ cũng phải chịu khó học hỏi nâng cao năng lực bản thân mỗi ngày .Năng lực cũng chia làm 2 phần :
Năng lực về chuyên môn ví dụ Cụ mở xưởng khung nhôm cửa kính thì cần học cách chọn các loại vật liệu chất lượng, cách làm 1 sản phẩm sao cho đẹp v..v.. ( nếu không giỏi thì thuê người và học cách quản trị)
Năng lực về con người thì quan trọng hơn. Cụ phải rèn luyện tính trung thực, trung thành và tính cẩn thận mỗi ngày ( còn nhiều tính cách nữa..) Đặc biệt tính cẩn thận là 1 loại đạo đức bất kể ngành nghề nào cũng cần rèn luyện tính cách này.
Phàm là con người ai cũng có những cái thuộc về tham sân si tuy nhiên nếu tu sửa để mình bớt nóng giận (sân si) thì tâm tính sẽ hài hoà, cư xử đúng mực. Bớt sân si thì sẽ bớt cố chấp, tranh luận hơn thua và đỡ tốn năng lượng từ đó sẽ biết tập trung vào công việc của mình. (Tập trung cũng là 1 kỹ năng cần phải luyện tập mỗi ngày)
Người làm kinh doanh có tâm tính hiền hoà thì đối nhân xử thế thường được tin cậy, luôn được ủng hộ từ nhân viên lẫn cả khách hàng.
Kinh doanh mà không tham thì lại được nhiều hơn theo đúng nghĩa tuy nhiên lý lẽ và thực tế lại khá mâu thuẫn với nhau.
Rất nhiều người kinh doanh bị thất bại bởi lý do họ kinh doanh mà không chịu học về kinh doanh ( giống như thích lái xe mà không học lái thì rủi ro và tai nạn là đương nhiên) nên việc học thật giỏi về kinh doanh ( cả lý thuyết lẫn thực hành) trước khi kinh doanh là rất cần thiết.
Sau tất cả là chấp nhận cả rủi ro và thất bại để có được thành công. Mọi cái đều có giá của nó không bao giờ là dễ dàng.
Đây chỉ là chia sẻ dựa trên kinh nghiệm cá nhân mình đang áp dụng có thể hữu ích phần nào cho Cụ. Nó cũng có thể không đúng hoặc không phù hợp trong mọi hoàn cảnh nên cho phép mình chỉ chia sẻ mà không tranh luận.