- Biển số
- OF-423435
- Ngày cấp bằng
- 19/5/16
- Số km
- 12,995
- Động cơ
- 462,946 Mã lực
Cho ngủ sớm thôi ạ, vì giờ đi học còn phụ thuộc vào giờ đi làm của bố mẹ, vào học muộn nữa không đi làm kịp ạ
Vâng cụ, học cả ngày ở trường tối vẫn phải học thêm nếu muốn học tốt chút. Thực tế học tại trường k thẻ đảm bảo vào trường chuyên lớp chọn hay có giải nọ giải kia để xét vào trường tốtChưa thấy ở đâu trẻ con học như ở việt nam.
Cụ lái quá. Mấy trường đó 8h30 vào nhưng mà nó k ngủ trưa cụ ạ, thời gian nghỉ trưa chỉ có khoảng 1 tiếng đủ cho ăn trưa thôi. Em có mấy đứa cháu học như vậy mà. Trường công Việt Nam mình nếu học bán trú thì đa số nghỉ trưa gần 3 tiếng, bù qua sớt lại thì thời gian thực học cũng vậy.Mùa hè là 7h15, mùa đông là 7h30. Lịch con cháu ở ngoại thành ở HN thế ạ. Nhưng cũng phải nói thật là hơi sớm ạ. CHáu thấy bên Hàn bọn trẻ con 09h mới học nên giờ giấc cũng thoải mái. Dân công sở của nó cũng đa số 9h vào làm nhưng tối thì về muộn hơn ta. Chả nói gì Tây_Hàn. Các cụ vào trường Quốc tế ở HN, HCM xem. Các cháu học 8h30p. Mà xã hội chủ nghĩa nên cần xây dựng các cháu XHCN, dậy sớm thì mới lao động tích cực để sớm đi đến đích chứ ạ ^^
cháu lái gì đâu, thực tế thấy nó khác nhau thôi mà. Cũng chả phải tự nhiên mà học phí của mấy trường đại gia đắt ko tưởng tượng nổi còn trường làng thì học quốc dân. Cách giáo dục, phương thức giáo dục con bọn Tây ta phải học nhiều cụ. Điền hình là cái bệnh thành tích, rồi giờ vẫn còn bắt các cháu quàng khăn đỏ, bài tập học thêm vô bờ bến. Cháu ko đủ năng lực cho f1 học trường Quốc tế nhưng hay được vào đó nên thú thật cháu cũng thấy có lỗi với nó. Ngủ trưa thì cháu cũng chả khuyến khích. Hợp lý là được ạCụ lái quá. Mấy trường đó 8h30 vào nhưng mà nó k ngủ trưa cụ ạ, thời gian nghỉ trưa chỉ có khoảng 1 tiếng đủ cho ăn trưa thôi. Em có mấy đứa cháu học như vậy mà. Trường công Việt Nam mình nếu học bán trú thì đa số nghỉ trưa gần 3 tiếng, bù qua sớt lại thì thời gian thực học cũng vậy.
Đương nhiên là khác nhau rồi cụ nhưng mà không phải là do cần các cháu "lao động tích cực". Thời gian thực học nói chung là giống nhau đừng lập lờ. Với do cụ chưa có con em thực học trong dưới nền GD phương Tây nên nghĩ là nó đơn giản. Tiểu học thì đúng là học đơn giản và thoải mái hơn ta rất nhiều (ta cần phải học) nhưng lên cấp lớn thì cũng k thua kém gì đâu.cháu lái gì đâu, thực tế thấy nó khác nhau thôi mà. Cũng chả phải tự nhiên mà học phí của mấy trường đại gia đắt ko tưởng tượng nổi còn trường làng thì học quốc dân. Cách giáo dục, phương thức giáo dục con bọn Tây ta phải học nhiều cụ. Điền hình là cái bệnh thành tích, rồi giờ vẫn còn bắt các cháu quàng khăn đỏ, bài tập học thêm vô bờ bến. Cháu ko đủ năng lực cho f1 học trường Quốc tế nhưng hay được vào đó nên thú thật cháu cũng thấy có lỗi với nó. Ngủ trưa thì cháu cũng chả khuyến khích. Hợp lý là được ạ
nuôi cừu khác nuôi người cụ nhécháu lái gì đâu, thực tế thấy nó khác nhau thôi mà. Cũng chả phải tự nhiên mà học phí của mấy trường đại gia đắt ko tưởng tượng nổi còn trường làng thì học quốc dân. Cách giáo dục, phương thức giáo dục con bọn Tây ta phải học nhiều cụ. Điền hình là cái bệnh thành tích, rồi giờ vẫn còn bắt các cháu quàng khăn đỏ, bài tập học thêm vô bờ bến. Cháu ko đủ năng lực cho f1 học trường Quốc tế nhưng hay được vào đó nên thú thật cháu cũng thấy có lỗi với nó. Ngủ trưa thì cháu cũng chả khuyến khích. Hợp lý là được ạ
Phải là trẻ ngủ muộn nên thiếu ngủ khi đến lớpTTO - Nhiều phụ huynh than giờ học sáng bắt đầu quá sớm, khiến học sinh đến trường vừa ngủ vừa mỏi mệt.
Nhiều em phải dậy lúc 5h sáng nên các em rất mệt mỏi - Ảnh: HỮU KHOA
"Năm học trước, khi học lớp lá, có bữa 7h45 bé nhà tôi mới đến trường. Năm nay bé vào lớp 1, 5h30 tôi đã phải gọi bé dậy, vệ sinh, ăn sáng rồi đi học. Nhà trường quy định 6h45 học sinh phải có mặt ở trường, khiến cả phụ huynh và học sinh đều vất vả.
Thời gian đầu, ngày nào cháu cũng mè nheo: Con không đi học đâu, con muốn ngủ thêm..." - chị Lam, phụ huynh học sinh Trường tiểu học Phan Chu Trinh (Q.Gò Vấp, TP.HCM), kể.
Nhìn nhiều học sinh đờ đẫn vì thiếu ngủ, rất thương các em nhưng cũng không biết phải làm sao!
Cô Nguyễn Thị Nhiếp (hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội)
Bồng con còn ngủ vào lớp
Nhiều phụ huynh ở Q.Phú Nhuận (TP.HCM) cũng than thở học sinh tiểu học đang tuổi ăn tuổi ngủ mà 6h45 phải có mặt ở trường.
Anh Hùng, phụ huynh học sinh Trường tiểu học Nguyễn Đình Chính (Q.Phú Nhuận), nói: "Có bữa bé ngủ mê mệt, làm đủ mọi cách không được, vợ chồng tôi phải bế con lên xe chở đến trường. Sau đó, gọi bé vẫn không dậy, tôi đành bồng con vào lớp...
Vào lớp quá sớm khiến học sinh mệt mỏi, thiếu ngủ, nhưng buổi chiều mới 16h trường đã cho học sinh tan học. Giờ đó phụ huynh chúng tôi đâu đã tan sở làm?".
Hiện nay ở TP.HCM một số quận, huyện đã điều chỉnh giờ vào lớp cho học sinh tiểu học là 7h30 như Q.1, Tân Bình, Bình Thạnh..., nhưng nhiều quận, huyện khác vẫn ấn định 7h, tức 6h45 phải có mặt để truy bài, xếp hàng vào lớp.
Một học sinh ngủ say mặc dù đã đến cổng trường - Ảnh: HỮU KHOA
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Đến - phó trưởng Phòng GD-ĐT Q.Phú Nhuận - cho biết: "Phòng GD-ĐT quận không ấn định giờ vào học cụ thể cho tất cả các trường. Tùy vào điều kiện của trường, các trường sẽ chọn giờ vào học cho phù hợp. Riêng với Trường tiểu học Nguyễn Đình Chính, 6h45 học sinh có mặt tại trường là để tránh kẹt xe, bởi tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi rất đông xe vào giờ cao điểm, khoảng từ 7h trở đi".
Không kịp ăn sáng
Tại Hà Nội, trừ một số trường tư thục có thể linh hoạt lùi giờ học buổi sáng khoảng 30 phút, còn hầu hết các trường công lập đều quy định học sinh phải có mặt ở trường lúc 6h45.
"7h bắt đầu vào tiết 1, học sinh phải có mặt trước đó 15 phút để ổn định, kiểm tra sách vở trước khi vào học" - một giáo viên Trường THPT Thăng Long (Hà Nội) giải thích.
Để ngăn ngừa tình trạng học sinh đi học muộn, một số giáo viên còn ra "quy định riêng" với lớp mình, là học sinh phải có mặt vào 6h40!
"Từ nhà tới trường chỉ 5km, nhưng con phải dậy từ trước 6h mới kịp" - chị Yến, nhà ở khu đô thị Bắc Linh Đàm, có con học Trường THPT Thăng Long, cho biết.
"Con thường phải ăn trên đường đến trường, khi ngồi sau xe bố mẹ. Về mùa đông, con ngủ gật trên xe là bình thường" - chị Hà Anh, có con học lớp 8 Trường THCS Đống Đa, kể.
Một học sinh ngủ say sưa trên đường đến lớp - Ảnh: HỮU KHOA
Cô Mai Hương - Trường THPT chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn - cũng cho biết học sinh ở trường này có em phải đi quãng đường khá xa, chừng 10-15km. Vì thế, để đến được đúng giờ học (7h sáng) các em phải rời khỏi nhà rất sớm.
Vào những ngày mùa đông, có em rời nhà lúc trời chưa sáng hẳn, nên nhiều em không kịp ăn sáng, nhịn đói luôn đến trưa.
Tương tự, tại TP.HCM, hầu hết các trường THCS, THPT đều quy định 6h45 học sinh phải có mặt ở trường. Nhiều trường lấy luôn giờ này là giờ bắt đầu vào tiết 1.
Tờ mờ sáng học sinh đã đạp xe đến trường - Ảnh: HỮU KHOA
Theo quy định học sinh phải có mặt tại trường lúc 6h45 nên các em không kịp ăn đồ ăn sáng do cha mẹ nấu mà chỉ ăn bánh mì - Ảnh: HỮU KHOA
Nét mặt mệt mỏi của em Đặng Ngọc Thành Đạt (lớp 1, trường Tiểu học Nguyễn Đình Chính, Q.Phú Nhuận) khi phải dậy từ lúc 4h sáng để chuẩn bị đến lớp - Ảnh: HỮU KHOA
Học sinh ngủ gà ngủ gật trên đường đến trường trong sáng sớm - Ảnh: HỮU KHOA
Để kịp giờ đến lớp nhiều em uống vội hộp sữa khi đang trên xe - Ảnh: HỮU KHOA
Đi học quá sớm khiến nhiều học sinh ngủ gật trên xe đưa đón - Ảnh: HỮU KHOA
Một học sinh vạ vật ngủ khi mẹ đưa đến lớp vào sáng sớm - Ảnh: HỮU KHOA
Vì phải đến lớp đúng giờ quy định nên các em không kịp ăn sáng ở nhà mà ăn vội thức ăn trước cổng trường - Ảnh: HỮU KHOA
TS Nguyễn Tùng Lâm (chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội):
Ngủ không đủ giấc, học sinh thiếu tỉnh táo
Nhu cầu được ngủ đủ giấc với học sinh, nhất là lứa tuổi học sinh trung học, rất quan trọng.
Nếu không ngủ đủ giấc, những đứa trẻ đang tuổi lớn sẽ không thể tỉnh táo, sáng suốt, tập trung cho việc học, mà uể oải, ngại hoạt động...
Những người thiếu ngủ thường xuyên có thể sinh ra chán ăn, sụt cân và nhiều vấn đề bất ổn khác.
Việc học sinh thiếu ngủ khi đến trường có nhiều nguyên nhân. Trong đó một phần do quy định chung về giờ học bắt đầu sớm.
Tình trạng học sinh ngủ gật trong giờ học, nhất là tiết đầu, khiến giáo viên rất vất vả. Càng mắng mỏ, ép buộc, ra lệnh thì học sinh càng căng thẳng. Bị căng thẳng dẫn tới chán học, sợ học cũng là yếu tố tác động, làm cho học sinh càng dễ buồn ngủ trong giờ học.
https://tuoitre.vn/gio-vao-lop-qua-som-hoc-tro-do-dan-vi-thieu-ngu-20171207090721945.htm
Ngu thêm người điHọc khổ hơn xưa thật, nhét rõ lắm thứ mà chả dùng vào việc mẹ gì
Lão chuẩn
Đm lều báo với đám auto chửi cái coin kur card
7h vào lớp
6h45 có mặt
6h20 ra khỏi nhà
5h30 dậy
22h00 ngủ
Trưa ngủ 30p nữa là đủ 8 tiếng
Thức đêm xem phim chơi game cho lắm vào, chửi chửi cái kạc
Khoa học đã chứng minh giờ đi ngủ tốt nhất:
Bạn sẽ gặp phải những rắc rối về sức khỏe của mình bởi nhịp sinh học của cơ thể chưa được thực hiện đúng giờ giấc.
Nhịp sinh học cơ thể của bạn thống nhất với nhịp ngày và đêm theo môi trường mà bạn đang sống.
Đó cũng là lý do khi bạn thay đổi múi giờ ở các khi vưc khác nhau sẽ khiến bạn bị mệt mỏi và cơ thể của bạn cần phải có thời gian để thích nghi và thiết lập lại nhịp sinh học của nó.
Sau thời điểm 22 giờ là khoảng thời gian mà các cơ qaun trong cơ thể của bạn giảm sự hoạt động và thiên về tráng thái nghỉ ngơi. Đó cũng là thời điểm mà bạn cần có một giấc ngủ để hồi phục sức khỏe cho các cơ quan.
Vì vậy, giờ tốt nhất để bạn đi ngủ sẽ là khoảng từ 21 đến 22 giờ hàng ngày.
Bạn có thể lên giường và trò chuyện với ai đó hay nghe 1 vài bài hát, chương trình radio trước khi ngủ để đầu óc được thư giãn, giúp bạn ngủ ngon hơn, sâu hơn.
Đến thời điểm 22 giờ là lúc cơ thể của bạn bắt đầu dơi vào trạng thái cần được nghỉ ngơi để hồi phục chức năng cho ngày hôm sau làm việc.
Như vậy, 22 giờ là thời điểm vàng cho giấc ngủ và sức khỏe của bạn!
F1 nhà em, gái, ngủ 22h30, dậy 6h30 vì nhà cách trường 5p đi bộ (em vứt toẹt mấy cái câu chuyện trường chọn trường danh tiếng, cấp I cứ đúng tuyến gần nhà), năm 10 tuổi, lớp 5 cao 1m60Trẻ con từ 6 đến 12 tuổi cần ngủ từ 10 đến 12 tiếng/ngày, ông cho trẻ con VN ngủ có 8 tiếng chả trách thuộc nhóm lùn nhất thế giới hehehehhee
Về sinh học, trẻ nhỏ giờ ngủ 9h-6h15 ok trẻ nhớn lên thì thời gian ngủ sẽ dần như người lớn, có thể từ 10h-11h tới 6h sáng.Tránh kẹt xe, học sinh TP HCM tiếp tục học lệch giờ
Sở Giáo dục TP HCM cho rằng, sau 10 năm thực hiện đề án lệch giờ học, các trường không còn ùn tắc giao thông trước cổng trường.
Ngày 5/10, tại buổi tổng kết việc thực hiện đề án lệch ca, lệch giờ của ngành giáo dục TP HCM, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo - ông Nguyễn Văn Gia Thụy (Phó trưởng phòng Chính trị tư tưởng) cho biết phương án này được áp dụng từ năm 2006-2007.
Trước đó, bậc mầm non vào học lúc 7h30, về 16h; bậc tiểu học vào học lúc 7h và chiều 13h. Theo điều chỉnh của đề án, bậc mầm non giữ nguyên khung giờ, trong khi bậc tiểu học vào buổi sáng giữ nguyên, buổi chiều sẽ học trễ hơn 15 phút. Các bậc học THCS, THPT đều được điều chỉnh vào học trễ hơn 15 phút
nhà cụ bắt con ăn trên đường ah ? nhà e có con cấp 2 thì sẽ yêu cầu ăn xong trước 7h15 hiện đang yêu cầu ăn xong trước 7h30Con em đứa cấp 2 7h30 có mặt, cấp 1 7h45 có mặt. Sáng 7h15 ra khỏi nhà mỗi đứa một món đồ ăm sáng trên tay. Chả thấy thiếu ngủ gì
Cả 2 trường đều ở 4 quận cũ HN
Sao mấy trường lều báo dẫn chứng lại học sớm thế