- Biển số
- OF-29095
- Ngày cấp bằng
- 13/2/09
- Số km
- 264
- Động cơ
- 485,560 Mã lực
Mây phóng xạ đến gần Quảng Ninh
Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, hôm nay mây phóng xạ tiến gần đến thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Hình diễn tiến của đám mây phóng xạ từ 4 đến 7/4. Ảnh: Bộ KH&CN. Số liệu quan trắc của tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) cho thấy, trong những ngày tới, đám mây phóng xạ tại Đông Nam Á tiếp tục lan dần đến Việt Nam.
Hôm nay, đám mây phóng xạ tiến gần đến thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và có xu hướng nhỏ dần khi tiến vào khu vực miền Bắc.
"Đám mây phóng xạ có vào khu vực miền Bắc cũng không đáng lo ngại, vì nồng độ nhỏ hơn hàng chục nghìn lần so với tiêu chuẩn, nên không ảnh hưởng đến sức khỏe con người", tiến sĩ Vương Hữu Tấn, viện trưởng viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam nhấn mạnh.
Tiến sĩ Vương Hữu Tấn cho biết thêm, nếu trời mưa, lượng phóng xạ sẽ rơi xuống đất nhanh hơn, nhưng nếu thời tiết nắng, con người sẽ dễ hít phải phóng xạ hơn. "Theo tính toán của các nhà khoa học, hiện mức phóng xạ ảnh hưởng đến nước ta rất nhỏ, nên chưa cần phải cảnh báo tới dân chúng".
Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân cho hay cơ quan này cũng chưa phát hiện ra phóng xạ trong nước biển tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, nồng độ phóng xạ I-ốt tại khu vực Đà Lạt có xu hướng giảm, và chưa ghi nhận có phóng xạ Cs-134, Cs-137 trong không khí.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh và Lạng Sơn, ngoài các phóng xạ tự nhiên, trạm quan trắc còn ghi nhận được các đồng vị phóng xạ nhân tạo là I-131, Cs-134 và Cs-137 ở mức rất thấp.
nguồn: vnexpress
Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, hôm nay mây phóng xạ tiến gần đến thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Hôm nay, đám mây phóng xạ tiến gần đến thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và có xu hướng nhỏ dần khi tiến vào khu vực miền Bắc.
"Đám mây phóng xạ có vào khu vực miền Bắc cũng không đáng lo ngại, vì nồng độ nhỏ hơn hàng chục nghìn lần so với tiêu chuẩn, nên không ảnh hưởng đến sức khỏe con người", tiến sĩ Vương Hữu Tấn, viện trưởng viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam nhấn mạnh.
Tiến sĩ Vương Hữu Tấn cho biết thêm, nếu trời mưa, lượng phóng xạ sẽ rơi xuống đất nhanh hơn, nhưng nếu thời tiết nắng, con người sẽ dễ hít phải phóng xạ hơn. "Theo tính toán của các nhà khoa học, hiện mức phóng xạ ảnh hưởng đến nước ta rất nhỏ, nên chưa cần phải cảnh báo tới dân chúng".
Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân cho hay cơ quan này cũng chưa phát hiện ra phóng xạ trong nước biển tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, nồng độ phóng xạ I-ốt tại khu vực Đà Lạt có xu hướng giảm, và chưa ghi nhận có phóng xạ Cs-134, Cs-137 trong không khí.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh và Lạng Sơn, ngoài các phóng xạ tự nhiên, trạm quan trắc còn ghi nhận được các đồng vị phóng xạ nhân tạo là I-131, Cs-134 và Cs-137 ở mức rất thấp.
nguồn: vnexpress