Giờ sống sướng như vua rồi, nếu lùi ngày sinh các cụ mợ 100 năm (1983 thành 1883, 1987 thành 1887, 1991 thành 1891) thì cuộc sống các cụ mợ sẽ như sau, và các cụ mợ có chịu được ko?
Canh tiếng gà gáy để ra đồng (thời đó không ai biết chiếc đồng hồ như thế nào, chỉ có canh tiếng gà gáy để ra đồng). Hồi nhỏ em xem báo đọc hồi ký của một bác gái kể hồi bé bác thường canh tiếng gà gáy để ra đồng, vô số lần gà gáy đêm khuya mà tưởng gà gáy sáng nên phải ra đó mà mãi trời không sáng phải ngồi đợi.
Thời đó 6,7 tuổi là lao động rồi chứ giờ 25, 26 vẫn cha mẹ nuôi là chuyện thường.
Đi bộ là phương tiện duy nhất: thời pháp thuộc đi bộ là phương tiện duy nhất, ai dạng giàu thời đó mới nuôi được con ngựa.
Ăn: chỉ toàn cháo trắng; bản thân có ăn thời đó là cả một cuộc chiến đầy cam go, và mấy ngày không ăn gì là chuyện rất bình thường thời pháp thuộc. Một bát gạo thời đó giá trị có khi còn hơn cả một tạ thịt giờ (theo giá thị trường).
Thời nay ai ko có ăn thì xin cứu trợ, xin cơm từ thiện 2000 đồng.
Chứ tư liệu kể thời pháp thuộc nhà nào đói quá chết đói thì là chuyện bình thường, họ cho lên xe ba gác đi chôn chứ không ai cứu trợ như bây giờ. Bản thân chết đói thời đó cũng là chuyện rất đỗi bình thường.
Ban đêm: chỉ toàn sống trong bóng tối; một cây đèn dầu thời đó là cả một gia tài, một bó củi cũng là một tài sản quá lớn để có thể đốt thắp sáng thường xuyên, đa phần người Việt thời pháp thuộc ban đêm sống trong bóng tối. Một số làng xóm có thể tối đốt củi để tụ tập, nhưng có thể không thường xuyên.
Em xem tivi kể các trạng nguyên thời đó thường bắt đom đóm mới có ánh sáng để học. (thời đó ngàn người mới có một người được học chữ, học phí để con cái học thời đó bằng cả gia tài của cha mẹ, chỉ có nam giới mới được học).