[Funland] Giờ mới lên sóng.

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,093 Mã lực
Tàu vận tải đối đầu tàu chiến

Ngay từ đầu năm 1987, phía Trung Quốc đã tập trận ở Trường Sa. Giữa tháng 10 và 11, Trung Quốc cho tàu Hải Dương 4 và nhiều tàu chiến liên tục đi qua đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa Đông, Trường Sa, Song Tử Tây… có lúc đi sát đảo ta chỉ khoảng 1 hải lý.


Đại tá Cao Ánh Đăng (phải), nguyên lữ đoàn trưởng 146, nguyên phó tư lệnh vùng 4 hải quân ôn lại lại những ngày bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Trường Sa cùng đồng đội cũ

MAI THANH HẢI

Kể lại chuyện đối phó với tàu Trung Quốc thời kỳ này, đại tá Cao Ánh Đăng (khi đó đã giữ chức vụ Phó Tư lệnh Vùng 4 Hải quân) trầm ngâm: “Tàu của ta ngoài ấy toàn loại nhỏ, cũ nát. Tuy nhiên, khi có tình huống chủ quyền bị xâm phạm, tàu ta sẵn sàng áp mạn ngăn cản và thường là họ vòng tránh ngay ra xa, chỉ quay pháo và lên loa líu lo đe dọa!”.

Cựu chiến binh Phạm Quốc Toàn (sinh năm 1964, nguyên chiến sĩ đảo Trường Sa thời điểm 1982 - 1985, hiện đang công tác tại TP. Đông Hà, Quảng Trị) rành rọt: “Có khi họ ở ngoài xa, thả khinh khí cầu bay vào đảo ta để quay phim, chụp hình" và thẳng thắn: “Chúng tôi được lệnh: Máy bay, vật thể bay lạ lượn vòng thứ 2, tàu xuồng nước ngoài cách đảo 5 hải lý là bắn cảnh cáo xua đuổi và có phương án chiến đấu cụ thể”…
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,423
Động cơ
291,729 Mã lực

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,093 Mã lực
Bè tre cũng phải kéo đi

Ông Đinh Xuân Bình (73 tuổi, trú ở P.Hàng Kênh, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng) nguyên là thiếu tá, trợ lý tuyên truyền đặc biệt thuộc cục Tuyên truyền đặc biệt (nay là cục Dân vận, Tổng cục Chính trị QĐNDVN) đã có gần 3 tháng giữ đảo Trường Sa năm 1988.


Đại tá Cao Ánh Đăng (trái) và đại tá Phạm Công Phán (phải) trong dịp hội ngộ những cán bộ chiến sĩ đoàn Trường Sa, 2018 tại Cam Ranh, Khánh Hòa

ẢNH: MAI THANH HẢI

Sau sự kiện 14.3.1988 ở Trường Sa, ông Bình cùng 2 đồng đội ở cục được cử vào Cam Ranh (Khánh Hòa), lên tàu HQ-513 ra Trường Sa. Nhiệm vụ của tổ công tác là nghe dịch tiếng Trung Quốc và dùng tiếng Trung để đấu tranh trực tiếp, khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Trường Sa, nên các ông phải di chuyển liên tục giữa các đảo và có mặt trên các tàu tuần tra, nắm tình hình các bãi cạn, vùng biển.


Ông Đinh Xuân Bình và tấm hình chụp trên đảo Len Đao, cuối năm 1988

ẢNH: MAI THANH HẢI

Nhật ký của cựu chiến binh Đinh Xuân Bình ghi chi tiết những lần đối mặt với tàu chiến tuần Trung Quốc khi đi tuần tra. Có lẽ, đó là những ngày sinh tử cận kề của người lính Trường Sa khi chỉ có thuyền bé, vũ khí đơn sơ phải đối diện với súng đạn quân thù giữa sóng to gió lớn.

Ngày 13.5.1988, tàu HQ-613 chở đoàn Bộ Tổng tham mưu QĐNDVN và văn công đến đảo Len Đao, đã bị tàu 699 Trung Quốc đến gần phát loa xua đuổi vì cho rằng “vi phạm chủ quyền”; ngày 20.5.1988, tàu ông Bình đi trinh sát ở bãi cạn Ba Đầu, phát hiện phía Trung Quốc đang đặt phao nổi (là những đoạn tre buộc một tấm tôn nổi trên mặt nước) nhằm khẳng định chủ quyền trái phép.


Phao nổi do Trung Quốc thả trên bãi cạn Ba Đầu, đang được tàu hải quân Việt Nam kéo ra khỏi bãi cạn, ngày 20.5.1988

ẢNH: ĐINH XUÂN BÌNH

“Chúng tôi dự đoán họ gài mìn ở phao, kéo ra có thể phát nổ, rất nguy hiểm. Thế nhưng dù là bãi cạn không người, đó cũng là chủ quyền của mình nên anh em quyết tâm bơi vào, móc dây và và chạy tàu ra xa kéo phao khỏi bãi cạn. Vừa ra khỏi mép xanh Ba Đầu thì 2 tàu Trung Quốc chạy đến ép sát ngăn cản, quay nòng pháo chĩa thẳng vào tàu đe dọa. 2 bên nhìn rõ mặt nhau. Tôi chạy lên đài chỉ huy, phát loa nói trực tiếp bằng tiếng Trung khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Đôi co 1 lúc, tàu họ giãn ra, bỏ đi”, ông Bình kể lại.


Tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam (phải) ngăn cản tàu hải cảnh Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, năm 2014

MAI THANH HẢI

Ngày 30.5.1988, tàu ông Bình đi trinh sát đảo Huy Gơ, phát hiện phía Trung Quốc xây nhà cao chân. Thấy tàu Việt Nam đến gần, tàu Đông Tiêu 283 Trung Quốc trực cạnh Huy Gơ điên cuồng xua đuổi và phát loa đe dọa nổ súng. Toàn tàu nhận lệnh sẵn sàng chiến đấu. Thấy bộ đội ta cương quyết, tàu Đông Tiêu 283 Trung Quốc đã bỏ đi.

“Đối đầu với tàu Trung Quốc, chúng ta phải hết sức giữ bình tĩnh, tránh để xảy ra hành động gây hấn và không được nổ súng trước”, ông Bình đúc rút lại vậy và lý giải: “Tàu chúng ta chủ yếu là tàu vận tải, vừa cũ kỹ vừa không có hỏa lực mạnh. Trong khi tàu Trung Quốc toàn là tàu chiến đấu, trang bị pháo hạm và cơ động rất nhanh. Thế nhưng chúng tôi xác định, nếu bị tấn công sẽ đánh trả bằng mọi vũ khí được trang bị trên tàu, để bảo vệ chủ quyền trên biển”. (còn nữa)
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,093 Mã lực
Sơ lược :
-Trước tình hình phức tạp trên biển, năm 1987, BTL BĐBP đã xây dựng phương hướng hải quân biên phòng. Đề án đã đề xuất: Trang bị tàu xuồng công suất từ 30CV trở nên cho các đồn bờ biển, trạm kiểm soát cửa sông; BĐBP các tỉnh biển, đồn hải đảo có tàu thuyền từ 60 - 300CV; trang bị cho các lữ đoàn BP các loại tàu tuần tiễu cao tốc và các tàu dầu, vận tải, lai kéo có công suất máy từ 150 - 2.000CV...

-..”6 tháng đầu năm 1989, tàu thuyền Trung Quốc xâm phạm vùng biển nước ta từ Quảng Ninh đến Quảng Nam – Đà Nẵng, trung bình từ 50 – 70 lượt/ngày, trong đó có 3163 lượt/chiếc xâm phạm sâu vào vùng nội thủy của ta, cách bờ từ 2 – 10km. Tập trung tại các khu vực núi Ngọc, Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ, Long Châu (TP. Hải Phòng), Hòn Mê (Thanh Hóa), Cồn Cỏ (Bình Trị Thiên) và cao điểm vào tháng 2 đến tháng 4. So với đầu năm 1988, số lượng tàu Trung Quốc xâm phạm nội thủy ta tăng 267 lượt/chiếc”...

(Thông báo số 31/TB, ngày 31.7.1989, BTLBĐBP)

-...“Năm 1993, Trung Quốc thường xuyên duy trì 3 – 4 tàu quân sự hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa, ráo riết xây dựng các công trình, bến cảng, sân bay, dịch vụ ở khu vực này. Phía Trung Quốc cũng tiến hành các hoạt động thăm dò địa chất ở đảo Cồn Cỏ, bãi cạn Tư Chính, đặt các giàn khoan khảo sát kinh tuyến 108 độ E. Tàu đánh cá của Trung Quốc thường xuyên xâm phạm chủ quyền Việt Nam để đánh bắt hải sản. Khu vực xâm phạm chủ yếu trong vịnh Bắc Bộ, dọc ven biển miền Trung và khu vực thềm lục địa, bãi cạn Tư Chính, Huyền Trân, Quế Đường... Phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, trắng trợn và liều lĩnh. Các tàu cá Trung Quốc có trọng tải, công suất lớn từ 50 - 200 tấn, 135 - 450CV. Cao điểm, có ngày phát hiện lên tới hàng trăm lượt/chiếc xâm phạm.

Năm 1993, riêng BĐBP phát hiện 5.000 lượt/chiếc tàu cá Trung Quốc xâm phạm và bắt 28 vụ (trong đó có 71 tàu và 740 người Trung Quốc)”...

(Báo cáo ngày 20.10.1993, BTLBĐBP)

-...”Từ tháng 3.1994, nước ngoài tăng cường lực lượng tàu xuống hoạt động trinh sát tất cả các nhà giàn của ta ở DK1 và cho tàu nghiên cứu hoạt động thăm dò trái phép ở lô 06 và khu vực mỏ Thanh Long. Ngày 18.4.1994, công ty Creston (Mỹ) tuyên bố sẽ thực hiện hợp đồng với Trung Quốc về nghiên cứu, thăm dò khu vực biển mà họ gọi là “Vạn An Bắc - 21” (bãi ngầm Tư Chính của Việt Nam). Quân chủng hải quân khẩn trương thực hiện kế hoạch đấu tranh bảo vệ chủ quyền. Chấp hành lệnh trên, lữ đoàn đã điều các tàu vận tải đang hoạt động ở Trường Sa và trực DK1 nhanh chóng đến khu vực làm nhiệm vụ được phân công và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được trên khen thưởng”...

(Lịch sử lữ đoàn 125 hải quân)

 

Hoàng A Mã

Xe điện
Biển số
OF-300444
Ngày cấp bằng
2/12/13
Số km
2,431
Động cơ
331,728 Mã lực
TQ nó chiếm gần hết con m.ẹ rồi, đăng với post làm cứ.k gì nữa . :D :D :D :D
 

Vũ Khiêm

Xe tải
Biển số
OF-404451
Ngày cấp bằng
13/2/16
Số km
464
Động cơ
228,567 Mã lực
Hay quá, em hóng tin tức cập nhật.
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,093 Mã lực

Trâu Dạy Lái Xe

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-729445
Ngày cấp bằng
17/5/20
Số km
908
Động cơ
81,412 Mã lực
Ngâm gì, a trâu già rủ. E chứng kiến !
Anh Trâu Dạy Lái Xe ơi....anh em mình thi triển đê. Anh bắn tầm thấp em bắn tầm cao.
Cụ đừng nên phá Thớt, nũ Bá Tánh chỉ mong muốn có được Thông Tin, còn hay mất sẽ tính sau nhé. [-(
thồi éo vô phá tớt lữa, em mà phá đi trong vòng nốt nhạc
 

pbinh979

Xe tăng
Biển số
OF-82598
Ngày cấp bằng
12/1/11
Số km
1,858
Động cơ
433,234 Mã lực
Cụ cho lên face of đi để em shre cho bọn trẻ biết
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,093 Mã lực
Bảo vệ chủ quyền trên biển: Bão gió cũng phải làm nhiệm vụ xua đuổi

Để bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, lực lượng chấp pháp Việt Nam phải làm nhiệm vụ trong mọi hoàn cảnh, thậm chí trong bão gió.


Tàu Trường Sa 01 của Lữ đoàn 125 hải quân trực bảo vệ chủ quyền trên vùng biển Trường Sa, năm 2008
Ảnh: Mai Thanh Hải
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,093 Mã lực
Chốt trực không đơn giản neo đậu một chỗ

Trung tá Phạm Văn Đức, nguyên cán bộ hải đội 812, vùng 2 hải quân nhớ lại: Từ năm 1991, Lữ đoàn 125 được giao nhiệm vụ tổ chức lực lượng tàu chốt trực bảo vệ DK1. Các tàu vận tải, tàu kéo ngay lập tức đã chịu đựng sóng to gió lớn, khắc phục khó khăn, quản lý khu vực được phân công. Trong đó phải kể đến tàu Trường Sa 02 trực liên tục 112 ngày đêm trong mùa mưa bão. “Chốt trực không đơn giản neo đậu một chỗ. Chúng tôi phải tuần tra, tăng cường quan sát. Phát hiện tàu nước ngoài xâm phạm chủ quyền, phải theo dõi chặt chẽ, báo cáo về bờ và sẵn sàng nhận lệnh ngăn cản, đẩy đuổi”, ông Đức kể.


Tàu Cảnh sát biển Việt Nam xua đuổi tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền tại vùng biển Cồn Cỏ (Quảng Trị), năm 2005

Ảnh: Mai Thanh Hải

Nhắc đến Lữ đoàn 125 hải quân, nhiều người chỉ nghĩ nhiệm vụ vận tải hàng hóa, chi viện Trường Sa. Ít ai biết, trước khi lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư được thành lập, các tàu vận tải của Lữ đoàn 125 đóng vai trò chủ công trong bảo vệ chủ quyền biển đảo. Năm 1997, tàu HQ-957 của Lữ đoàn 125 hải quân trực bảo vệ dài ngày ở vịnh Bắc Bộ. Đầu tháng 3.1997, bộ đội tàu phát hiện giàn khoan Kan Tan 03 của Trung Quốc có 3 tàu chiến đấu đi theo bảo vệ hoạt động xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Tàu HQ-957 đã bám sát, cùng với các đơn vị bạn kiên quyết đấu tranh xua đuổi, buộc phương tiện thăm dò dầu khí Trung Quốc phải ra khỏi vùng biển Việt Nam. Tàu HQ-957 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích bảo vệ chủ quyền vùng biển Tổ quốc.


Tàu của Lữ đoàn 125 hải quân trực bảo vệ chủ quyền tại bãi cạn Phúc Tấn

Ảnh: Mai Thanh Hải

Cũng ở Lữ đoàn 125 hải quân, từ ngày 10.10 - 10.12.1997, tàu Trường Sa 02 đã chấp hành nghiêm mệnh lệnh cấp trên, nhiều ngày chống chọi với cơn bão số 5 (gió giật cấp 9 - 10), kiên cường bám trụ theo dõi tàu thăm dò Hải Dương 12, tàu Thăm dò 8 của Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam, kiên quyết xua đuổi, đấu tranh đúng đối sách, buộc tàu thăm dò và tàu bảo vệ của Trung Quốc phải ra khỏi khu vực.
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,093 Mã lực
Đâm va, húc ủi

Trong tài liệu “Hải quân nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ BM06, 07” do Cục Chính trị Hải quân sản xuất tháng 9.2007, nói rõ: Sau Khi hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định phân định nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc được phê chuẩn (30.6.2004), tình hình trong Vịnh Bắc Bộ có ổn định hơn, nhưng tính chất phức tạp trên vùng biển này có xu hướng đẩy ra ngoài cửa Vịnh.

Từ cuối tháng 5.2006, ở khu vực Cửa vịnh Bắc Bộ, tàu thăm dò Tân Hải 501 và 5 tàu phục vụ của Trung Quốc tiến hành thăm dò ở khu vực Đông bắc đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) từ 75 - 84 hải lý, có ngày vượt sang Tây đường xử lý tạm thời từ 1,5 - 5 hải lý.

Đáng chú ý, từ ngày 8.6.2006, Trung Quốc thuê tàu Nordic Service của Mỹ cùng 12 tàu bảo vệ, liên tục tổ chức thăm dò khảo sát ở khu vực Đông bắc đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) từ 80 - 110 hải lý, có lúc vượt sang Tây đường xử lý tạm thời của ta từ 1 - 5 hải lý.

Bất kể ban ngày hay ban đêm, thời tiết xấu, phía Trung Quốc tăng cường từ 3 - 5 tàu vây hãm tàu Việt Nam làm nhiệm vụ. Thời kỳ cao điểm, phía Trung Quốc huy động 17 tàu có vũ trang hỗ trợ tàu thăm dò và ngăn cản quyết liệt các tàu Việt Nam làm nhiệm vụ tuyên truyền, xua đuổi...


Tàu nghiên cứu Hải Dương 22 của Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, năm 2010

Ảnh: Mai Thanh Hải

Trung tá Nguyễn Văn Hùng, nguyên cán bộ vùng 2 hải quân kể lại: “Khi chúng ta đấu tranh bằng loa tuyên truyền, khẳng định chủ quyền Việt Nam thì tàu hải cảnh, ngư chính Trung Quốc mở bạt pháo 14,5 mm và cho người lên boong chĩa súng AK sang tàu ta đe dọa. Đặc biệt trong các ngày từ 27 - 30.7.2006, phía Trung Quốc đã tăng cường tàu kéo và 6 tàu vận tải loại lớn từ 2.000 - 3.000 tấn ra ngăn cản để gây áp lực. Các tàu của Trung Quốc đã cắt mũi, cắt lái tàu ta rồi đâm thẳng vào các tàu vận tải của Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên vùng biển của mình, khiến các tàu này bị hư hỏng nặng”.

Ông Hùng cũng cho tôi hình chụp bộ phận thăm dò địa chấn của tàu nước ngoài, cùng các thông số trên màn ra đa, máy định vị... chứng minh sự xâm phạm trắng trợn của tàu nước ngoài đối với chủ quyền vùng biển Việt Nam.


àu Cảnh sát biển 4032 làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên vùng biển miền Trung, 2013

Ảnh: Mai Thanh Hải

Năm 2007, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thăm dò, xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam. Họ không chỉ dùng tàu vũ trang mà còn cho máy bay các loại ngang nhiên xâm phạm vùng trời vùng biển, nhằm uy hiếp, đe dọa tàu của ta hoạt động trên vùng biển Việt Nam.

Trước hành động Trung Quốc khiêu khích và xâm phạm vùng biển nước ta một cách trắng trợn, được sự chỉ đạo của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng (trực tiếp là Đảng ủy và Bộ tư lệnh Hải quân), các biên đội tàu hải quân Việt Nam đã kiên trì triển khai nhiều phương án nhằm cản phá, xua đuổi có hiệu quả các tàu, máy bay của Trung Quốc xâm phạm vùng biển của ta, vừa đảm bảo giữ vững môi trường hòa bình vừa giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc..., Cục Chính trị Hải quân khẳng định.
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,093 Mã lực
Tàu bé chọi với tàu to

Đại tá Nguyễn Văn Kính, nguyên Phó chính ủy vùng Cảnh sát biển 2 vốn là sĩ quan vùng 5 hải quân. Giữa năm 1998, ông nhận yêu cầu chuyển sang công tác tại Cảnh sát biển làm nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc và duy trì nghiêm túc việc thực thi pháp luật trên biển.


Tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam thực hiện thăm dò khảo sát dưới sự bảo vệ của các tàu hải quân, năm 2016

Ảnh: Mai Thanh Hải

Ngày 31.8.1988, Cục Cảnh sát biển Việt Nam được thành lập, trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân (đóng ở TP.Hải Phòng). Tiếp sau đó, 2 vùng Cảnh sát biển (1 và 5), 2 hải đội (201, 501) được thành lập với 7 tàu phóng lôi cũ K-206 được cải hoán và tất cả vẫn chịu sự chỉ huy về mọi mặt của hải quân.

Năm 2002, khi Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 677/2002/QĐ-TTg phê duyệt dự án xây dựng Cảnh sát biển giai đoạn 2001 - 2010 và Cục Cảnh sát biển về Bộ Quốc phòng, các vùng Cảnh sát biển từ các vùng hải quân được điều chuyển về Cục Cảnh sát biển... lực lượng này mới thực sự phát huy được sức mạnh. Từ tháng 9.2008 đến 8.2013, Cảnh sát biển đã tổ chức hàng nghìn lượt tàu, thuyền làm nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho các hoạt động kinh tế của ta trên biển, phát hiện và tiến hành cản phá, xua đuổi hơn 4.500 lượt tàu, thuyền nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam. Bắt và xử lý 130 tàu thuyền vi phạm chủ quyền, xử lý theo pháp luật.


Tàu Kiểm ngư Việt Nam (trái) ngăn cản các tàu hải cảnh, hải giám và tàu cá có vũ trang của Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam vào năm 2014

Ảnh: Mai Thanh Hải

Trong năm 2011, Trung Quốc cho các tàu hải giám, hải cảnh, tàu cá dân binh xâm phạm chủ quyền, quấy rối các hoạt động kinh tế biển nước ta, các tàu Cảnh sát biển đã phối hợp bảo vệ an toàn hoạt động khảo sát thăm dò dầu khí của tàu Vinking II, tàu Bình Minh 02.

Đặc biệt, ngày 2.5.2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tại vùng biển Tri Tôn (Hoàng Sa). Đi theo Hải Dương 981 là hàng trăm tàu bảo vệ các loại, tạo nhiều tầng, nhiều lớp bảo vệ giàn khoan, chủ động đâm va, húc ủi, dùng vòi rồng công suất lớn phun nước trực tiếp vào lực lượng thực thi pháp luật của ta; kết hợp các tàu quân sự, máy bay quần lượn trên bầu trời răn đe, uy hiếp.

Trước hành động ngang ngược, vi phạm trắng trợn luật pháp Quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, lực lượng Cảnh sát biển đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng (nhất là Kiểm ngư) triển khai các phương án đấu tranh.

Qua 75 ngày đêm kiên trì bám thực địa, mặc dù phải đối mặt với mọi khó khăn nguy hiểm, lực lượng Cảnh sát biển đã dũng cảm, kiên trì, kiên quyết đấu tranh với các hành động ngang ngược, hung hăng từ phía Trung Quốc, đồng thời thực hiện nghiêm đối sách trên biển, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giữ vững chủ quyền, an ninh, an toàn biển, đảo của Tổ quốc.


Tàu hải cảnh Trung Quốc phun nước làm hư hỏng tàu Việt Nam (phải) làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền khu vực biển miền Trung vào năm 2014

Ảnh: Mai Thanh Hải

Đại tá Nguyễn Văn Kính kể: "Tháng 5.2014 làm nhiệm vụ đẩy đuổi Hải Dương 981, các tàu chấp pháp Việt Nam chủ yếu là tàu nhỏ, chỉ 200 - 400 tấn (tàu CSB-8001 lớn nhất cũng chỉ 2.500 tấn), nhưng phải đối đầu với hàng trăm tàu Trung Quốc. Có ngày cao điểm, phía Trung Quốc đưa ra hơn 300 tàu, trong đó có 6 loại tàu chiến đấu (khu trục tên lửa, tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu quét mìn, tàu săn ngầm, tàu đổ bộ…).

Tháng 5 và 6.2002, các tàu trực của Lữ đoàn 125 hải quân làm nhiệm vụ trực bảo vệ trên khu mỏ Thanh Long và lô 3C đã kịp thời phát hiện, xua đuổi 5 tàu nghiên cứu thăm dò của nước ngoài, bảo vệ được chủ quyền quốc gia. Đặc biệt, trong quá trình vận chuyển hàng, huấn luyện thực tế cho học viên sĩ quan, tàu Trường Sa 16 phát hiện tàu khảo sát, nghiên cứu của nước ngoài mang số hiệu 983 xâm nhập vùng biển Việt Nam. Không chỉ kịp thời báo cáo về sở chỉ huy, tàu Trường Sa 16 đã chủ động bám sát, tiến hành các biện pháp xua đuổi thành công tàu nước ngoài, được Bộ tư lệnh Hải quân khen ngợi...

(Nguồn: Lịch sử lữ đoàn 125, vùng 2 hải quân)

(còn tiếp)


 

Trâu Lái Xe

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-729440
Ngày cấp bằng
17/5/20
Số km
1,005
Động cơ
82,145 Mã lực
Tàu bé chọi với tàu to

Đại tá Nguyễn Văn Kính, nguyên Phó chính ủy vùng Cảnh sát biển 2 vốn là sĩ quan vùng 5 hải quân. Giữa năm 1998, ông nhận yêu cầu chuyển sang công tác tại Cảnh sát biển làm nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc và duy trì nghiêm túc việc thực thi pháp luật trên biển.


Tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam thực hiện thăm dò khảo sát dưới sự bảo vệ của các tàu hải quân, năm 2016

Ảnh: Mai Thanh Hải

Ngày 31.8.1988, Cục Cảnh sát biển Việt Nam được thành lập, trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân (đóng ở TP.Hải Phòng). Tiếp sau đó, 2 vùng Cảnh sát biển (1 và 5), 2 hải đội (201, 501) được thành lập với 7 tàu phóng lôi cũ K-206 được cải hoán và tất cả vẫn chịu sự chỉ huy về mọi mặt của hải quân.

Năm 2002, khi ********* Chính phủ ký quyết định 677/2002/QĐ-TTg phê duyệt dự án xây dựng Cảnh sát biển giai đoạn 2001 - 2010 và Cục Cảnh sát biển về Bộ Quốc phòng, các vùng Cảnh sát biển từ các vùng hải quân được điều chuyển về Cục Cảnh sát biển... lực lượng này mới thực sự phát huy được sức mạnh. Từ tháng 9.2008 đến 8.2013, Cảnh sát biển đã tổ chức hàng nghìn lượt tàu, thuyền làm nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho các hoạt động kinh tế của ta trên biển, phát hiện và tiến hành cản phá, xua đuổi hơn 4.500 lượt tàu, thuyền nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam. Bắt và xử lý 130 tàu thuyền vi phạm chủ quyền, xử lý theo pháp luật.


Tàu Kiểm ngư Việt Nam (trái) ngăn cản các tàu hải cảnh, hải giám và tàu cá có vũ trang của Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam vào năm 2014

Ảnh: Mai Thanh Hải

Trong năm 2011, Trung Quốc cho các tàu hải giám, hải cảnh, tàu cá dân binh xâm phạm chủ quyền, quấy rối các hoạt động kinh tế biển nước ta, các tàu Cảnh sát biển đã phối hợp bảo vệ an toàn hoạt động khảo sát thăm dò dầu khí của tàu Vinking II, tàu Bình Minh 02.

Đặc biệt, ngày 2.5.2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tại vùng biển Tri Tôn (Hoàng Sa). Đi theo Hải Dương 981 là hàng trăm tàu bảo vệ các loại, tạo nhiều tầng, nhiều lớp bảo vệ giàn khoan, chủ động đâm va, húc ủi, dùng vòi rồng công suất lớn phun nước trực tiếp vào lực lượng thực thi pháp luật của ta; kết hợp các tàu quân sự, máy bay quần lượn trên bầu trời răn đe, uy hiếp.

Trước hành động ngang ngược, vi phạm trắng trợn luật pháp Quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, lực lượng Cảnh sát biển đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng (nhất là Kiểm ngư) triển khai các phương án đấu tranh.

Qua 75 ngày đêm kiên trì bám thực địa, mặc dù phải đối mặt với mọi khó khăn nguy hiểm, lực lượng Cảnh sát biển đã dũng cảm, kiên trì, kiên quyết đấu tranh với các hành động ngang ngược, hung hăng từ phía Trung Quốc, đồng thời thực hiện nghiêm đối sách trên biển, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giữ vững chủ quyền, an ninh, an toàn biển, đảo của Tổ quốc.


Tàu hải cảnh Trung Quốc phun nước làm hư hỏng tàu Việt Nam (phải) làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền khu vực biển miền Trung vào năm 2014

Ảnh: Mai Thanh Hải

Đại tá Nguyễn Văn Kính kể: "Tháng 5.2014 làm nhiệm vụ đẩy đuổi Hải Dương 981, các tàu chấp pháp Việt Nam chủ yếu là tàu nhỏ, chỉ 200 - 400 tấn (tàu CSB-8001 lớn nhất cũng chỉ 2.500 tấn), nhưng phải đối đầu với hàng trăm tàu Trung Quốc. Có ngày cao điểm, phía Trung Quốc đưa ra hơn 300 tàu, trong đó có 6 loại tàu chiến đấu (khu trục tên lửa, tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu quét mìn, tàu săn ngầm, tàu đổ bộ…).

Tháng 5 và 6.2002, các tàu trực của Lữ đoàn 125 hải quân làm nhiệm vụ trực bảo vệ trên khu mỏ Thanh Long và lô 3C đã kịp thời phát hiện, xua đuổi 5 tàu nghiên cứu thăm dò của nước ngoài, bảo vệ được chủ quyền quốc gia. Đặc biệt, trong quá trình vận chuyển hàng, huấn luyện thực tế cho học viên sĩ quan, tàu Trường Sa 16 phát hiện tàu khảo sát, nghiên cứu của nước ngoài mang số hiệu 983 xâm nhập vùng biển Việt Nam. Không chỉ kịp thời báo cáo về sở chỉ huy, tàu Trường Sa 16 đã chủ động bám sát, tiến hành các biện pháp xua đuổi thành công tàu nước ngoài, được Bộ tư lệnh Hải quân khen ngợi...

(Nguồn: Lịch sử lữ đoàn 125, vùng 2 hải quân)

(còn tiếp)


To Bé éo quan chọng. Đã có 100 lo r
Em xin chén riệu
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,093 Mã lực
Bảo vệ chủ quyền trên biển: Đối sách '9K'

Tàu hải cảnh Trung Quốc phun nước công suất lớn vào tàu Kiểm ngư Việt Nam (trái) tiếp cận ngăn cản giàn khoan Hải Dương 981, tháng 5.2014
Ảnh: Mai Thanh Hải

Mọi cán bộ chiến sĩ, nhân viên các lực lượng hải quân, kiểm ngư, cảnh sát biển... đều thuộc lòng đối sách "9K" khi thực hiện bảo vệ chủ quyền trên biển, đó là: Kiên quyết, Kiên trì, Khôn khéo, Không khiêu khích, Kiềm chế, Không được nổ súng trước, Không mắc mưu khiêu khích, Không để nước ngoài lấn chiếm biển đảo, Không để xảy ra xung đột.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top