[Funland] Giờ mới lên sóng.

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,433
Động cơ
479,101 Mã lực
Rất cần những bài báo chia sẻ tình hình thực tế ở những "Điểm Nóng", dù bài này thông tin "Cũ" quá nhưng có còn hơn không. Nũ Bá Tánh xưa nay luôn ngóng chờ, vật vã tìm hiểu moị "Xó xỉnh", để như vậy rất dễ bị các "Thế Lực Thù Địch" nhồi nhét tin thiếu "Trong Sáng". :)

Bảo vệ chủ quyền trên biển - Kỳ 1: Hải phận không yên tĩnh


Tàu cảnh sát biển 2012 truy đuổi tàu đánh cá giả dạng của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, năm 2007
ẢNH: MAI THANH HẢI

Ngay sau ngày thống nhất đất nước (30.4.1975), các lực lượng chức năng Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển đã phải đối mặt với rất nhiều tàu thuyền hiện đại của nước ngoài xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa... Cuộc chiến đấu gian nan, thầm lặng này, đến nay không nhiều người biết.


Tàu cá Thái Lan bị BĐBP bắt giữ khi xâm phạm chủ quyền

Ảnh tư liệu BĐBP
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,433
Động cơ
479,101 Mã lực
Thuyền và ngư dân bị bắt cóc

Cuối tháng 5.1979, trung tướng Trần Quyết (khi đó là tư lệnh công an nhân dân vũ trang – nay là bộ đội biên phòng - BĐBP) nhận được báo cáo khẩn của cục tham mưu về tình hình khu vực biên phòng biển, trong đó ghi rõ “Đầu tháng 5 đã có 48 tàu Trung Quốc vi phạm vùng biển. Nổi lên việc tàu vũ trang Trung Quốc bao vây, bắt cóc thuyền và ngư dân để khai thác như: 3 tàu đánh cá của vùng 3 hải quân tuần tra trên biển gần Hoàng Sa không thấy về, tàu quân sự Trung Quốc bắt 1 số tàu cá ngoài khơi Nghĩa Bình, Quảng Nam - Đà Nẵng”.

Nhớ về thời điểm đó, tướng Trần Quyết khẳng định: “Khi ấy tôi đã thấy cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển sẽ lâu dài và vất vả...”.

Thiếu tá Lâm Thanh Hóa, nguyên Hải đội trưởng Hải đội 2, BĐBP tỉnh Minh Hải (nay là tỉnh Cà Mau), nói: “Gần đây, người dân mới biết tới khái niệm… tàu "lạ". Với chúng tôi, từ những năm 70, đã gọi thẳng đó là tàu Trung Quốc, chẳng lạ lẫm gì!”.

Thiếu tá Hóa kể: Ngay cuối năm 1976, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BTLBĐBP) đã thông báo xuống các đơn vị việc số lượng tàu thuyền nước ngoài vi phạm vùng biển của ta tăng đột biến, phức tạp rất nhiều so với năm 1975. Ở quần đảo Trường Sa, Hải quân thông báo tàu thuyền nước ngoài hoạt động liên tục. Vùng biển Đông Bắc, tàu cá Trung Quốc thường xuyên xâm nhập…

Thiếu tướng Trương Văn Thanh, nguyên Phó Tư lệnh BĐBP kể: Từ 1979 - 1984, Trung Quốc dùng tàu thuyền xâm nhập sâu vào lãnh hải và vùng nước nội thủy nước ta để điều tra tình hình phòng thủ tuyến biển; vây bắt người và phương tiện làm ăn trên biển, khai thác tình báo; dùng hàng hóa câu móc người cung cấp tình hình… Theo số liệu chưa đầy đủ, từ 1979 - 1982, Trung Quốc đã bắt cóc 25 vụ/28 tàu thuyền/266 người (trong đó có cả cán bộ xã nghỉ hưu - thôi việc, dân quân tự vệ và bộ đội làm kinh tế). Có vụ, phía Trung Quốc chỉ bắt giữ 5 tiếng đồng hồ để khai thác, có vụ họ giữ đến 10 tháng mới trao trả và những người bị bắt đều bị giam riêng...
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,433
Động cơ
479,101 Mã lực
Xuống tận biển Tây Nam

Đại tá Võ Văn Thắng, nguyên Tham mưu trưởng BĐBP Cà Mau, cho biết: “Những năm 80, cứ nghĩ vùng biển Tây Nam chỉ có tàu Thái Lan, Campuchia xâm phạm. Chả bao giờ nghĩ đến chuyện Trung Quốc xuống đây, bởi vùng biển quá xa. Nhưng chúng tôi đã lầm!”, và kể thêm: Đêm 12.5.1983, Đồn BP Ghềnh Hào (Minh Hải) phối hợp với ngư dân đuổi 1 thuyền máy lạ và bắt 2 đối tượng. Khám thuyền, BĐBP phát hiện 1 thùng lựu đạn Trung Quốc có in dấu Singapore, 2 hải đồ Trung Quốc, giấy đi đường giả và sổ tay ghi chép huấn luyện tình báo, lật đổ, rải truyền đơn...”.


Thượng tá Nguyễn Xuân Quý, nguyên hải đoàn trưởng 28 BP và tổ kiểm soát BP lập biên bản tàu Thái Lan vi phạm trên vùng biển Tây Nam

Ảnh: Tư liệu Hải đoàn 28

Cũng nhắc đến những tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển Tây Nam, thượng tá Nguyễn Xuân Quý là Hải đoàn phó Hải đoàn BP28, BTLBĐBP kể: Ngày 11.3.1996, biên đội 2/96 của Hải đoàn đang tuần tra thì phát hiện 1 tàu lạ đang lủi sâu vào hải phận ta, cách phía Tây nam đảo Thổ Chu 5 hải lý. Thấy nghi ngờ, chỉ huy biên đội ra lệnh dàn đội hình vây bắt và sau 2 tiếng thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, tàu lạ này buộc phải dừng lại.

Quan sát từ xa, lúc này thuyền trưởng Nguyễn Xuân Quý thấy bóng người mặc quân phục trong khoang lái tàu lạ nên cảnh giác, triển khai theo phương án chiến đấu. Khi kiểm tra, phát hiện là tàu quân sự vũ trang của BP Trung Quốc. Trên tàu có 29 người, bao gồm: 10 sĩ quan, binh sĩ BP Trung Quốc, 10 người dân và 1 thủy thủ người Indonesia.

Khám xét, BĐBP phát hiện nhiều vũ khí - khí tài quân sự và nhất là hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, các máy rađa, định vị, đo sâu cùng các dụng cụ hỗ trợ khác.

“Riêng hệ thống thông tin có đến 3 chủng loại, từ liên lạc tầm ngắn cho đến kết nối vệ tinh. Trong tủ thuyền trưởng có cờ của các quốc gia, nhưng nhiều nhất là cờ Việt Nam!”, thượng tá Nguyễn Xuân Quý rành rọt kể, và lắc đầu: “Họ khai lung tung, lúc thì bị hết dầu trôi dạt, lúc thì lại bảo là tàu BP chống cướp biển. Chúng tôi phải áp giải ngay về bờ, giao BCHQS Kiên Giang, BTLBĐBP và Bộ Ngoại giao!”.

Tại Hội nghị rút kinh nghiệm các Hải đoàn cuối tháng 5.1996, thiếu tướng Phạm Hữu Bồng, Tư lệnh BĐBP lưu ý: “Từ năm 1993 đến nay (1996), diễn biến trên vùng biển rất phức tạp, các đối tượng có nhiều âm mưu thủ đoạn xảo quyệt hơn!” và nhấn mạnh: “Vụ bắt giữ tàu D-4460 cho thấy, bên cạnh Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa - Trường Sa, Trung Quốc đã để ý đến vùng biển Tây Nam. Chúng ta phải hết sức cảnh giác loại tàu này!”…


Các "thuyền viên" trên tàu D-4460 (Trung Quốc) xâm phạm vùng biển Tây Nam bị BĐBP Hải đoàn 28 bắt giữ ngày 11.3.1996

Tư liệu HảI đoàn 28 Biên phòng
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,433
Động cơ
479,101 Mã lực
"Có đầy trên vịnh Bắc Bộ"

Gắn bó với đảo Bạch Long Vĩ (TP.Hải Phòng) từ 1995, anh Dương Văn Ngữ - nguyên Trạm trưởng Hải đăng Bạch Long Vĩ, nhớ lại: Thời điểm những năm 90, tàu cá Trung Quốc có đầy trên vịnh Bắc Bộ. Ban ngày, nhìn ở đảo thì thấy tàu lấm tấm như bèo, nhưng ban đêm, chúng đốt đèn, sáng trưng như thành phố nổi, đầy quanh đảo.


Thiếu tướng Trịnh Trân, Tư lệnh BĐBP (giữa) kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu của hải đoàn 28 BP, tháng 3.1992

TƯ LIỆU HẢI ĐOÀN 28

Cuối tháng 7.1989, Bộ tư lệnh bộ đội biên phòng (BTL BĐBP) báo cáo: 6 tháng đầu năm 1989, tàu thuyền Trung Quốc thường xuyên xâm phạm vùng biển nước ta từ Quảng Ninh đến Quảng Nam - Đà Nẵng, trung bình mỗi ngày có 50-70 lượt chiếc. Trong đó có 3163 lượt/chiếc xâm phạm sâu vào vùng nội thủy của ta, cách bờ 2-10km, tập trung tại các khu vực núi Ngọc, Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ, Long Châu (Hải Phòng), Hòn Mê (Thanh Hóa), Cồn Cỏ (Bình Trị Thiên). Hoạt động chính là đánh bắt trộm hải sản, trao đổi hàng hóa, thăm dò nghiên cứu. BĐBP các tỉnh đã xử lý 6 vụ/16 tàu/130 người Trung Quốc.


Áo phao và phao tròn của BĐBP Hải đoàn 28 sử dụng khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trong những năm 90, được trưng bày trong phòng truyền thống của đơn vị

MAI THANH HẢI

Các cựu chiến binh BĐBP Hải Phòng vẫn nhớ sự việc: Ngày 11.3.1984, BĐBP Hải Phòng bắt giữ tàu Trung Quốc mang số hiệu 3003 xâm nhập vùng biển khu vực đảo Bạch Long Vĩ. Trên tàu có 14 đối tượng, được trang bị máy VTĐ 50W, máy thông tin đàm thoại trực tiếp, súng 12,7 mm...


Lưới cào, phao của tàu cá Trung Quốc ném xuống biển hòng cản đường truy đuổi của BĐBP hải đoàn 28, năm 2005

ẢNH: MAI THANH HẢI

Sau khi phát hiện tàu Trung Quốc vũ trang giả dạng tàu cá này, các lực lượng bảo vệ vùng biển vịnh Bắc Bộ phải xây dựng phương án “tìm chim lợn trong đàn chim cú” để vây bắt các tàu giả dạng làm nhiệm vụ trinh sát, phá hoại và thậm chí đầu tháng 9.1992, BTLBĐBP phải ra lệnh mở đợt hoạt động trên vùng biển Bắc Bộ, do đích thân Phó tư lệnh – Tham mưu trưởng BĐBP Phạm Hữu Bồng chỉ huy, ở vùng biển từ Quảng Ninh cho đến Thanh Hóa, với sự hỗ trợ của các tàu Vùng 1 Hải quân.

Một cựu sĩ quan BTLBĐBP cho biết: Mệnh lệnh hoạt động đưa ra bởi có Thông báo của Hội đồng Bộ trưởng về hoạt động của tàu Trung Quốc trên vùng biển vịnh Bắc Bộ và diễn ra trong thời gian tình hình biên giới biển và bộ giữa ta và Trung Quốc hết sức phức tạp. Dẫu biết rất dễ xảy ra đụng độ nếu ta không có biện pháp xử lý tốt, nhưng BTLBĐBP vẫn kiên quyết bảo vệ chủ quyền, tài nguyên và lợi ích quốc gia trên biển.


Ông Lâm Thanh Hóa, nguyên hải đội trưởng hải đội 2, BĐBP Minh Hải (nay là Cà Mau và Bạc Liêu) đang sinh sống tại quê nhà Cà Mau

Ảnh: MAI THANH HẢI

Cựu sĩ quan này bật mí: “Dự kiến cả tình huống máy bay, tàu chiến đối phương chống trả quyết liệt", và cười: “Nhưng mình cũng dành đường cho họ lui. Từ 40 hải lý trở vào thì kiên quyết bắt giữ, xử lý, từ 40 - 60 hải lý trở ra thì xua đuổi là chính!”.

Tại cuộc họp đầu tháng 9.1992, Phó tư lệnh - tham mưu trưởng BĐBP Phạm Hữu Bồng đã khẳng định: “Trung Quốc ngày càng thể hiện âm mưu lấn chiếm Biển Đông, nên trong quyết tâm phải có hướng xử lý các tình huống lực lượng vũ trang và không có vũ trang của Trung Quốc can thiệp, gây khó khăn cho các hoạt động bảo vệ vùng biển của ta!” và ra ra lệnh cho Hải đoàn BP tuần tiễu trên vùng biển vịnh Bắc Bộ, bắt giữ 22 tàu/240 đối tượng Trung Quốc đánh cá ở vùng biển Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng…
Cùng với tàu Trung Quốc, một số tàu Đài Loan cũng vào sâu lãnh hải nước ta đánh bắt trộm hải sản. Ngày 8.5.1990, chuẩn úy Hoàng Sỹ Lâm chỉ huy 8 chiến sĩ thuộc C3 Cơ động thủy, BĐBP Thuận Hải, đi trên thuyền máy TM-1418 tuần tra bảo vệ vùng biển, phát hiện 4 tàu nước ngoài vi phạm hải phận. BĐBP đã nổ súng uy hiếp, khống chế bắt gọn tàu Đài Loan biển số CT5-0585 (trọng tài 150 tấn, sức kéo 450 mã lực), chở gần 60 tấn cá, nhiều máy móc - điện đài và 16 người đi trên tàu. (còn tiếp)

 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,433
Động cơ
479,101 Mã lực
.“Từ tháng 1 đến tháng 5.1991, có 3.200 lượt/chiếc tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hòn Mê (Thanh Hóa) và bắt đầu tiến sâu vào vùng biển Đà Nẵng, Quảng Ngãi.

Ta bắt giữ xử lý 8 vụ/26 tàu/350 người Trung Quốc. Vùng biển Tây Nam phát hiện 960 lượt/chiếc tàu thuyền Thái Lan xâm nhập trên vùng biển Tây Nam và bắt 15/55 tàu/667 người. Ngoài ra còn xuất hiện nhiều tàu thuyền Hồng Kong, Đài Loan, Nam Triều Tiên xâm phạm vùng biển miền Trung, bắt 10 vụ/11 tàu/146 người nước ngoài…

Từ ngày 1.6 - 10.6.1993, tàu thuyền Trung Quốc và Thái Lan xâm phạm hải phận nước ta gia tăng đột biến, mỗi ngày phát hiện 50 - 60 chiếc, hoạt động rộng khắp từ Bình Thuận đến Sóc Trăng, gây tình hình phức tạp trên biển.

Ta đã vây bắt 4 vụ/6 tàu/ 62 người Trung Quốc và 8 tàu/56 ngư dân Thái Lan. Đặc biệt, tối 16.6.1993, Hải đoàn BP 18 đã bắt giữ 2 tàu thuộc công xã Hải Phong (Chu Hải, Quảng Đông, Trung Quốc) xâm nhập vùng nội thủy, cách đảo Phú Quý 55 hải lý”...

(Nguồn:BTL BĐBP)
 

Hoangsonacv

Xe tải
Biển số
OF-726767
Ngày cấp bằng
23/4/20
Số km
288
Động cơ
77,243 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Hà Nội
Các bác ngư dân bám biển vất vả gian nan quá!!
 

Red2010

Xe điện
Biển số
OF-172598
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
2,174
Động cơ
363,507 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dân bám biển khổ quá. Gần thì ko có cá, mà có thì cũng nhiễm độc éo xuất được. Ra xa thì bòm bòm.
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,433
Động cơ
479,101 Mã lực
Truyền Thông cứ được phép đưa tin thoải mái, thì lo gì Bá Tánh bất an.
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,417
Động cơ
291,729 Mã lực
Biển số
OF-421352
Ngày cấp bằng
9/5/16
Số km
1,239
Động cơ
230,457 Mã lực
Nơi ở
NAM ĐỊNH
Em hóng giải pháp
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,433
Động cơ
479,101 Mã lực
Em thấy họ 1 phần vì mưu sinh nhưng cũng là thành phần quan trọng cho việc giữ biển đảo
Giờ kinh tế đi lên khiến lớp trẻ theo nghề biển cũng ít
Họ chính là Ra Đa Quốc Phòng của ta, vùng biển rộng lớn như vậy, nếu không có Họ thì e chừng không còn nhiều đâu.
 

kientruc.ACCV

Xe tải
Biển số
OF-734078
Ngày cấp bằng
26/6/20
Số km
444
Động cơ
72,330 Mã lực
Website
www.accv.vn
Ở một góc nhìn khác thì ngư dân của mình cũng “đánh bắt xa bờ” lắm thì phải! :D
 

Happykiss

Xe buýt
Biển số
OF-733958
Ngày cấp bằng
25/6/20
Số km
517
Động cơ
73,177 Mã lực
Tuổi
38
Rất cần những bài báo chia sẻ tình hình thực tế ở những "Điểm Nóng", dù bài này thông tin "Cũ" quá nhưng có còn hơn không. Nũ Bá Tánh xưa nay luôn ngóng chờ, vật vã tìm hiểu moị "Xó xỉnh", để như vậy rất dễ bị các "Thế Lực Thù Địch" nhồi nhét tin thiếu "Trong Sáng". :)

Bảo vệ chủ quyền trên biển - Kỳ 1: Hải phận không yên tĩnh


Tàu cảnh sát biển 2012 truy đuổi tàu đánh cá giả dạng của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, năm 2007
ẢNH: MAI THANH HẢI

Ngay sau ngày thống nhất đất nước (30.4.1975), các lực lượng chức năng Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển đã phải đối mặt với rất nhiều tàu thuyền hiện đại của nước ngoài xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa... Cuộc chiến đấu gian nan, thầm lặng này, đến nay không nhiều người biết.


Tàu cá Thái Lan bị BĐBP bắt giữ khi xâm phạm chủ quyền

Ảnh tư liệu BĐBP
Mong là thớt sẽ tồn tại mãi trên này để cho sau này các cụ khác còn đọc
 

Duytung

Xe tăng
Biển số
OF-137806
Ngày cấp bằng
9/4/12
Số km
1,070
Động cơ
377,085 Mã lực
Quá hay, cảm ơn cụ chủ.
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,433
Động cơ
479,101 Mã lực
Bảo vệ chủ quyền trên biển - Kỳ 2: Giữ Trường Sa
'Chúng tôi xác định, nếu bị tấn công sẽ đánh trả bằng mọi vũ khí được trang bị trên tàu, để bảo vệ chủ quyền trên biển'

Tàu hải cảnh Trung Quốc (trái) phun nước tấn công tàu chấp pháp Việt Nam (phải) đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, năm 2014
ẢNH: MAI THANH HẢI

Đại tá Cao Ánh Đăng, nguyên lữ đoàn trưởng 146, Vùng 4 Hải quân cười: “Những năm 1970-1980, tàu nước ngoài nói chung, tàu Trung Quốc nói riêng xuất hiện liên tục quanh các đảo, bãi đá của ta ngoài Trường Sa. Đẩy đuổi miết nhưng không xuể!”.
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,433
Động cơ
479,101 Mã lực
Cảnh giác cao độ

Lịch sử lữ đoàn 146, vùng 4 hải quân ghi lại: Từ tháng 3.1978, trên khu vực quần đảo Trường Sa thường xuyên xuất hiện máy bay và tàu thuyền của một số nước xâm phạm và tiến hành trinh sát các đảo của ta. Tình hình ngày càng có nhiều phức tạp, khi Philippines đóng giữ đảo Panata và bổ sung lực lượng trên các đảo đã chiếm đóng, tăng cường hoạt động trinh sát trên các đảo của ta. Ngoài ra, còn có tàu thuyền giả dạng đánh cá của Malaysia, Hồng Kông, Trung Quốc, xuất hiện ở vùng Đá Đông, Phan Vinh, Thuyền Chài. Có cả sự xuất hiện của các máy bay trinh sát nước ngoài.

Tình hình này kéo dài đến năm 1985 và đại tá Phạm Công Phán, nguyên Lữ đoàn trưởng 146 (thời kỳ 1982 - 1987), hiện đang nghỉ hưu tại H.Đông Hưng (Thái Bình) thuật lại: Trước tình hình đó, quân chủng hải quân đã yêu cầu tập trung mọi nỗ lực cao nhất của toàn quân chủng vào việc chuẩn bị chiến đấu, bảo vệ vững chắc vùng biển, hải đảo của Tổ quốc. Cùng với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, ta cũng khẩn trương tổ chức lực lượng ra đóng giữ các đảo mới theo kế hoạch.

Tàu quân sự của hải quân Việt Nam trực bảo vệ chủ quyền vùng biển Trường Sa, tháng 5.1988

ẢNH: NGUYỄN VIẾT THÁI

Đại tá Phán nhớ lại: “Chủ trương của ta là tăng cường tổ chức lực lượng, cụm lực lượng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo Trường Sa, hết sức tránh khiêu khích mắc mưu, không để địch lấy cớ gây xung đột trên biển và trên các đảo, nhưng nếu địch tấn công thì ta kiên quyết tiêu diệt”.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top