[Funland] Gió Đông đã nổi lên

nhanh33

Xe buýt
Biển số
OF-118757
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
581
Động cơ
391,479 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
thế thì văn hóa và lịch sử của đất nước ta cũng là của Tàu à? Vì ngày trước các cụ đều viết bằng Hán Nôm. Cụ nông nổi quá đấy
Đưa ra tòa án quốc tế, ngôn ngữ la tinh nó rõ ràng, chứ chữ Hán Nôm giờ luật sư nào vn vừa cãi tiếng anh vừa cãi tiếng hán nôm với khựa đây cụ, không khéo dịch sai tàu nó bẻ cho cứng mịa nó lưỡi trước thế giới thì bách nhục
 

born2go

Xe điện
Biển số
OF-359322
Ngày cấp bằng
21/3/15
Số km
2,190
Động cơ
283,295 Mã lực
Các cụ OF, các giáo sư tiến sỹ, nhà nghiên cứu mới chỉ nhìn được một mặt của vấn đề. Chính Phủ có thông tin, đủ năng lực để nhìn nhận nhiều mặt của vấn đề mà nhiều người không thể biết được. Tất nhiên là sẽ đúng hơn đa số những người hay chém gió như em rồi.
Cụ nói thế này thì em không phản đối. CP có năng lực, có thông tin, có phương tiện hơn người dân, nhưng cũng có trách nhiệm giải trình với người dân và hứng chịu sự chỉ trích của người dân.
CP của cụ muốn người ta tin tưởng thì phải có giải trình đầy đủ, chính xác chứ không thể chỉ xua quân ra hô hào như ngày xưa được :)
 

honeybadger91

Xe đạp
Biển số
OF-578154
Ngày cấp bằng
9/7/18
Số km
42
Động cơ
140,140 Mã lực
Tuổi
33
đợt này tàu khựa vừa bị anh đô la Trump hành, vừa được Thiên Hoàng ban cho nước uống không lo khát :))
 

nhanh33

Xe buýt
Biển số
OF-118757
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
581
Động cơ
391,479 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hải phận
"Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu toàn quốc ngày 4/9/1958
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nay tuyên bố:
(1) Bề rộng hải phận của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm lãnh thổ Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo duyên hải, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) cùng các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm cơ sở của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường cơ sở của hải phận dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường cơ sở là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường cơ sở, kể cả vịnh Bột Hải và eo biển Quỳnh Châu, là vùng nội thủy của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường cơ sở, kể cả đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, quần đảo Mã Tổ,quần đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu, đảo Ðại, Tiểu Kim Môn, đảo Đại Đảm, đảo Nhị Đảm, và đảo Đông Đĩnh, là các đảo thuộc nội thủy của Trung Quốc.
(3) Nếu không có sự cho phép của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tất cả máy bay và tàu thuyền quân sự ngoại quốc không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời phía trên hải phận này. Bất cứ tàu thuyền ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuân thủ các luật lệ liên quan của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
Ðài Loan và Bành Hồ hiện còn đang bị Hoa Kỳ cưỡng chiếm. Ðây là hành động bất hợp pháp, vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ðài Loan và Bành Hồ đang chờ được chiếm lại. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền dùng mọi biện pháp thích hợp vào thời gian thích hợp để lấy lại các phần đất này. Đây là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và bất cứ nước ngoài nào cũng không được can thiệp."


Bên Trung cuốc họ gửi công thư nội dung như trên, trong đó có nhắc tới quần đảo tây Sa, quần đảo Nam sa.
Khi tranh chấp xảy ra, họ đơn giản là dựa trên lý lẽ rằng công thư cụ Đồng giả nhời nội dung trên được hiểu là đồng ý nhất trí. Không thấy trong công thư trả lời có ý kiến nào thể hiện sự phản đối đối với quan điểm của Trung cuốc về Tây Sa và Nam Sa mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa và Trường Sa.
Thế cụ có biết lúc đấy thằng nào quản lý 2 quần đảo đấy không. Theo hiệp định Giơnevơ 1954 đã trao quyền quản lý cho VNCH rồi nhé. Trả lẽ lúc đó mình lại tranh giành mấy cái quần đảo xa tít mà mục đích là muốn thống nhất cả cõi Việt nam này.
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,755
Động cơ
161,891 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có thể nhiều cụ không để ý, từ cuối năm 2019 cho đến nay vấn đề tranh chấp Biển Đông đang bước sang nấc thang mới căng thẳng hơn, đó là cuộc chiến Công Hàm tại Liên Hợp Quốc giữa các nước Trung Quốc, Việt Nam, Malai, Philippines.

Em gửi link bài phỏng vấn ông Nguyễn Bá Sơn, Chủ tịch hội Luật Quốc tế Việt Nam, chắc là các ý kiến sẽ mang tính thực tế hơn so với các vị giáo sư, nhà nghiên cứu lịch sử.

 

Charmsalot

Xe tăng
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
1,735
Động cơ
241,315 Mã lực
Việc Nhà nước Việt Nam quản lý hòa bình và hữu hiệu hai quần đảo còn được cộng đồng quốc tế công nhận, ví dụ như từ năm 1949, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) đã ghi nhận 3 trạm khí tượng của Việt Nam hoạt động trên các đảo ở Biển Đông, trong đó có Trạm Hoàng Sa số đăng ký 48860. Như vậy chẳng những chủ quyền của Việt Nam được xác định mà tên Hoàng Sa cũng được ghi nhận trong tài liệu chính thức của các tổ chức quốc tế liên chính phủ.

Ngược lại với sự quản lý hòa bình nói trên của Nhà nước Việt Nam, vào các năm 1974 và 1988, với những hành động bị luật quốc tế nghiêm cấm, phía Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo và thực thể (đảo đá, bãi cạn) trong khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc chiếm đóng hai quần đảo, rồi từ đó đến nay, từng bước xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hoá một cách bất hợp pháp một số đảo đá và bãi cạn thuộc khu vực quần đảo Trường Sa mới chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình căng thẳng, đe doạ hoà bình và ổn định tại Biển Đông và trong khu vực.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,402
Động cơ
551,911 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Thế cụ có biết lúc đấy thằng nào quản lý 2 quần đảo đấy không. Theo hiệp định Giơnevơ 1954 đã trao quyền quản lý cho VNCH rồi nhé. Trả lẽ lúc đó mình lại tranh giành mấy cái quần đảo xa tít mà mục đích là muốn thống nhất cả cõi Việt nam này.

Vớ vẩn. Ra ngoài ngoải mà cãi! :D
 

blackbox

Xe tăng
Biển số
OF-98852
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
1,407
Động cơ
413,359 Mã lực
Vụ công hàm 58 nhiều ông đầu tôm nhỉ!
Cái đó nói mãi rồi, tao chỉ công nhận 12 hải lý tính từ bờ biển của mày ở cái công hàm 49 của mày thôi!
Dân trí như thế thì mong éo gì lấy lại đất đai của tổ tiên??? :-w
 
Chỉnh sửa cuối:

hoangpoker86

Đi bộ
Biển số
OF-740025
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
1
Động cơ
62,410 Mã lực
Tuổi
38
Vụ công hàm 58 nhiều ông đầu tôm nhỉ!
Cái đó nói mãi rồi, tao chỉ công nhận 12 hải lý tính từ bờ biển của mày ở cái công hàm 49 của mày thôi!
Dân trí như thế thì mong éo gì lấy lại đất đai của tôt tiên??? :-w
ông đọc hết cái tuyên bố + công hàm chưa??
 

blackbox

Xe tăng
Biển số
OF-98852
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
1,407
Động cơ
413,359 Mã lực
ông đọc hết cái tuyên bố + công hàm chưa??
Mày tuyên bố gì thì tao cũng nói rõ chỉ tôn trong 12 hải lý của mày.
Có nói tôn trọng cái nào nữa không???
Đọc hết nhưng hiểu được lại là vấn đề dân trí đến đâu?
Ông đọc hết nhưng ông chẳng hiểu méo gì!
 

xichhoptau

Xe tăng
Biển số
OF-532417
Ngày cấp bằng
15/9/17
Số km
1,002
Động cơ
178,020 Mã lực
HD 08 nó nằm chềnh ềnh ở Tư Chính và 30 tầu chấp pháp hình cánh cung áp tải. giải quyết cái này trước đi!
 
  • Vodka
Reactions: m4s

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,402
Động cơ
551,911 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Mày tuyên bố gì thì tao cũng nói rõ chỉ tôn trong 12 hải lý của mày.
Có nói tôn trọng cái nào nữa không???
Đọc hết nhưng hiểu được lại là vấn đề dân trí đến đâu?
Ông đọc hết nhưng ông chẳng hiểu méo gì!

Đấy là hai thằng cãi nhau trong chăn thì cãi thế được. Mang cái lý đấy ra thế giới thì nó cho nát xác.
 

quynhdiem

Xe tăng
Biển số
OF-141165
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
1,145
Động cơ
376,556 Mã lực
Hôm e nghe ông Quang A bảo công hàm ấy phải được q hội thông qua mới có giá trị, còn không vẫn cãi đc, không biết ntn nữa?
Đúng rồi, Công hàm 1958 ý phải được QH nước ta công nhận thì mới có giá trị theo hiến pháp và pháp luật ... của nước ta.
Còn xem xét dưới góc độ công pháp quốc tế thì vẫn có ít nhiều giá trị đấy, thế mới gay.
Em nghĩ là VN cũng kiện việc không công nhận đường lưỡi bò là hợp lý, rồi bên cạnh việc thỉnh thoảng gửi công hàm lên LHQ và chờ war 3, nếu TQ bại thì chia rõ lại bản đồ.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,265
Động cơ
796,454 Mã lực
Ngoài công hàm 58 ra, Bản đồ Thế giới được thực hiện năm 1960 bởi Phòng Bản đồ thuộc bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, bản đồ thế giới do Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam [Dân chủ Cộng hòa] xuất bản tháng 5 năm 1972 cũng đều lỡ ghi "nhầm" 02 quần đảo này là của TQ. Thậm chí SGK môn Địa lý lớp 9 in năm 1967 cũng "nhầm" như vậy.

Cá nhân em nghĩ cả Việt nam và Trung Quốc đều có bằng chứng và đều có những điểm yếu, chính vì thế chẳng ai dại đưa ra cho người ngoài xử cả vì khả năng thua đều lớn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Charmsalot

Xe tăng
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
1,735
Động cơ
241,315 Mã lực
Đấy là hai thằng cãi nhau trong chăn thì cãi thế được. Mang cái lý đấy ra thế giới thì nó cho nát xác.
Bản cái trò mang thư của ông PVĐ ra đòi chủ quyền đã là rất bẩn bựa rồi.
Nên cãi như cụ kia chẳng có vấn đề gì cả.
Mày tuyên bố gì thì tao cũng nói rõ chỉ tôn trong 12 hải lý của mày.
Có nói tôn trọng cái nào nữa không???
Đọc hết nhưng hiểu được lại là vấn đề dân trí đến đâu?
Ông đọc hết nhưng ông chẳng hiểu méo gì!
 

SKM

Xe đạp
Biển số
OF-740076
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
31
Động cơ
62,610 Mã lực
Kiện Trung Quốc, đưa vấn đề Biển Đông ra Toà quốc tế: Nên không? | Lẩm Bẩm 24h - Phan Đăng


Kiện Trung Quốc ra tòa nào, Kiện cái gì, Sau khi kiện thì làm gì?

Yến Phương


27-4-2020

Những ngày này, người dân Việt Nam ở trong nhiều tình cảm xáo trộn, khi thấy “giặc” Trung Quốc đang ngày đêm uy hiếp nước ta. Nỗi lòng của người dân cả nước, trong đó có em – một người con nước Việt, luôn tự vấn lòng mình, “ta phải làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”?

Xin tự giới thiệu với anh Phan Đăng, em chỉ là một nữ sinh Sài Gòn, sinh năm 1995, mới tốt nghiệp đại học luật, chuyên ngành luật quốc tế được 3 năm. Kiến thức của một cô gái nhỏ như em, chắc chưa theo kịp với một nhà báo tiếng tăm tầm cỡ như anh. Nhưng em mạo muội nói thẳng với anh một số vấn đề.

Cũng như nhiều bạn trẻ khác, em cũng rất say mê chương trình “Lẩm Bẩm 24h” của anh Phan Đăng trên kênh YouTube. Thế nhưng, khi nghe anh Phan Đăng “lẩm bẩm” trên trang YouTube của anh về đề tài Biển Đông – kiện hay không kiện, em từ kinh ngạc chuyển sang phẫn nộ. Clip này, anh Phan Đăng nói khoảng hơn 36 phút, em đã phải nghe ít nhất 5 lần, để hiểu được vì sao Việt Nam “không chịu phát triển” và trở nên yếu hèn như vậy? Vì sao giới trẻ Việt Nam nhiều người không yếu ớt về thể chất, nhưng lại bạc nhược về tinh thần? Vì có những con người như anh, Phan Đăng ạ.

Trong bài nói chuyện gần 40 phút này, luận điểm chính của anh Phan Đăng là:

Để trả lời cho câu hỏi, có nên kiện Trung Quốc hay không, anh Phan Đăng nói là giới trẻ Việt Nam cần phải trả lời 3 câu hỏi của anh trước đã. Đó là i) Kiện toà nào? Kiện cái gì? Và sau khi kiện sẽ làm gì?

Trong lúc hùng biện, anh Phan Đăng đã dẫn chứng rất nhiều kiến thức từ luật quốc tế, lịch sử Việt Nam cũng như quan hệ quốc tế hiện đại để dẫn chứng cho các luận điểm của anh ấy. Và chốt lại, anh Phan Đăng trả lời giùm là “các bạn trẻ cứ yên tâm đi, ..................... đã biết hết các nỗi lo của các bạn rồi, ....................... đã có phương án hết cả rồi. Và chúng ta cũng không cần kiện Trung Quốc đâu. Các bạn cứ tin tưởng vào .............. đi”.

Bài viết của em để đáp lại lời anh, chia thành hai phần chính. Một là, trả lời 3 câu hỏi của anh về chuyện kiện. Hai là, trả lời cho luận điểm hãy yên tâm đi, mọi việc đã có ..................... lo rồi.

Và bây giờ, em sẽ xin nói thẳng với anh Phan Đăng từng vấn đề một.

Vấn đề 1

Thứ nhất, anh Phan Đăng không phải là chuyên gia luật quốc tế, mà anh ấy cũng tự nhận, những cái anh ấy nói, các cụ, các bác biết hết cả rồi. Tuy vậy, thực tế là kiến thức của anh không có chuyên môn về luật quốc tế. Nhưng anh lại nói chuyện kiện tụng quốc tế.

Như vậy thì rõ ràng anh ta nói về một thứ anh ta không nắm chắc. Mà không nắm chắc thì chắc chắn thông tin anh cung cấp không đầy đủ. “Một nửa cái bánh mì là một nửa cái bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải sự thật”. Đó là em chưa trích câu nói của Lê nin – thầy của ........... anh là, “sự nhiệt tình cộng với sự ngu dốt thành một sự phá hoại”. Chính vì thế, nếu anh không rõ về luật quốc tế, thì “để Mị nói cho mà nghe nè”:

1.- Kiện toà nào?

Từ năm 2014 trở đi, mỗi năm vào dịp hè về, tiếng ve kêu, hoa phượng nở là tàu Trung Quốc lại tiến vào vùng biển của Việt Nam. Những căng thẳng lại dâng lên, và em lại nghe báo chí và các chuyên gia lên tiếng là cần kiện Trung Quốc ra Toà.

Toà thứ nhất, đó là Toà án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – Viết tắt là ICJ). Toà này là cơ quan tư pháp của Liên Hiệp quốc.

Toà thứ hai là Toà trọng tài thường trực (Permanent Court of Arbitration – viết tắt là PCA). Đây là Toà quốc tế lâu đời nhất. Nhưng Toà này không phải là Toà đã ra Phán quyết trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.

Toà thứ ba là Toà xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc nhưng nó chỉ là một Hội đồng trọng tài được thành lập khi phát sinh vụ việc giải quyết tranh chấp, thuật ngữ chuyên môn gọi là ad hoc. Vụ Philippines kiện Trung Quốc là bởi vì, nếu một Toà muốn có thẩm quyền xét xử tranh chấp đó, phải có thẩm quyền xét xử theo luật định. Hai Toà trên ICJ và PCA đều đòi hỏi các bên tranh chấp đồng ý đưa lên Toà giải quyết thì Toà mới có thẩm quyền.
Thứ hai, trong Công ước Luật biển của LHQ năm 1982 (gọi tắt là UNCLOS) có quy định, nếu các bên tranh chấp mà tranh chấp đó liên quan đến việc áp dụng hoặc giải thích bất cứ điều khoản nào của UNCLOS thì có thể sử dụng các cơ chế giải quyết được quy định tại UNCLOS. Trong đó, có Toà trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS. Và chính một Toà trọng tài như vậy đã được thành lập với 5 Thẩm phán quốc tế lừng danh về luật biển là thành viên của Hội đồng trọng tài.

Và theo quy định về giải quyết tranh chấp như đã nêu trong UNCLOS thì nếu các bên đã tiến hành các thủ tục giải quyết trong bước đầu tiên, nhưng vẫn không được, thì một bên có thể yêu cầu một phán quyết từ Hội đồng trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS này, mà không cần sự đồng ý của bên còn lại. Và nhờ có quy định đó, Philippines mới có thể lôi được Trung Quốc ra Toà, bởi vì Trung Quốc có bao giờ thèm ra Toà đâu.

Tóm lại là thế này nhé anh Phan Đăng, Toà trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS xử vụ Philippines kiện Trung Quốc là một Hội đồng trọng tài có 5 thành viên, được lập ra chỉ để giải quyết vụ này thôi. Và Toà này sử dụng PCA làm chỗ để thực hiện vụ xét xử, sử dụng các dịch vụ của PCA để tiến hành xét xử, và dĩ nhiên, sẽ phải trả tiền cho PCA cho các dịch vụ này. Chứ không phải vụ này do PCA xử anh nhé.

Không biết nói thế này, anh Phan Đăng có hiểu không nhỉ, chứ em hồi học đại học, các thầy cô đã giảng rất kỹ về chức năng và tính chất của Toà này, cũng như về Phán quyết biển Đông năm 2016.

2.- Kiện cái gì?

Vấn đề số 2 này liên quan đến vấn đề thứ nhất. Như đã trình bày ở vấn đề số 1, các Toà ICJ và PCA thì không thể có thẩm quyền vì Trung Quốc luôn từ chối việc ra Toà, và hai Toà này có thể khởi kiện vấn đề chủ quyền. Thế nhưng, tranh chấp chủ quyền là một câu chuyện lâu dài, nó có khi kéo dài đến đời cháu anh Phan Đăng cũng chưa chắc đã giải quyết xong.

Và chủ quyền không phải là tất cả. Điều quan trọng đáng nói ở đây là Trung Quốc đang sử dụng lúc thì “đường lưỡi bò” lúc thì “Tứ Sa” để làm bình phong cho việc “cướp biển” của Việt Nam. Các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với nguồn tài nguyên hải sản phong phú nay còn đâu? Ngư dân Việt Nam phải lang thang sang “trộm cá” tại vùng biển của các nước khác.

Rồi dầu mỏ, khí đốt – nguồn tài nguyên đã nuôi sống nhà nước Việt Nam thời bao cấp, nay còn đâu, khi các mỏ gần thì đã khai thác sắp cạn kiệt, còn mỏ xa hơn một chút như Cá Rồng Đỏ, Cá Kiếm Nâu, Sao Vàng – Đại Nguyệt… bị “giặc Tàu” đe doạ, bắt ép phải rút lui, không được khai thác, cho dù nó nằm ở “nhà mình”.

Rồi nếu khi giặc Tàu kiểm soát được hết vùng biển của mình, liệu tất cả các con tàu của mình có thể ra khơi khi không được sự cho phép của nó? Vậy thì nguy hiểm nhất đang cận kề, đó là nguy cơ Việt Nam đang mất biển. Biển mới quan trọng anh ạ. Chứ cái mỏm đá thì ăn thua gì, nhưng ta phải giữ các mỏm đá ấy vì ta muốn giữ biển, anh Phan Đăng ạ.

Không biết anh Phan Đăng thông kim bác cổ như vậy có biết câu: “Đường đi khó không phải vì sông ngăn núi trở mà trong lòng cảm thấy có núi trở sông ngăn”. Lỗ Tấn cũng có câu: “Lúc ban đầu, thế giới không có đường đi, về sau người ta đi mãi thì cũng thành đường”.

Trước năm 2016, anh nói câu kiện hay không kiện như bây giờ, em nghe còn lọt tai, chứ sau năm 2016, Philippines đã mở đường rồi anh ạ. Anh chỉ việc đi theo mà thôi, vấn đề là anh có dám đi không? Và anh cũng biết rằng, khi người ta quyết tâm, người ta sẽ hành động, còn khi người ta không muốn làm thì người ta tìm lý do.

Kiện cái gì thì em sẽ nói đây anh ạ. Em – một cô gái chân yếu, tay mềm, nhưng không khiếp nhược trước giặc Tàu “xâm lược”, sẽ chỉ anh cần kiện gì.

Nếu giặc Tàu lại tiếp tục cho tàu bè của họ, Hải Dương địa chất các loại đó, xâm phạm vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của mình, thì anh cứ thu thập bằng chứng về các hoạt động trái phép của họ để đệ đơn lên một Toà Trọng tài theo Phụ lục VII, yêu cầu Toà phán quyết là hành động đó đúng hay sai?

Và giặc Tàu bảo đó là vùng tranh chấp như khu vực Bãi Tư Chính chẳng hạn, thì anh có thể đệ đơn lên Toà hỏi khu vực đó của Việt Nam hay của Tàu Cộng? Và ai có quyền khai thác dầu mỏ, khí đốt ở đó? Cái đó hoàn toàn nằm trong việc giải thích hoặc áp dụng UNCLOS, nên Toà sẽ có thẩm quyền anh ạ.

Anh có nói là Việt Nam có thể yêu cầu Toà tuyên bố “đường lưỡi bò” vô hiệu. Anh ơi, cái đó Toà đã tuyên rồi, anh mất công yêu cầu lại nữa làm gì.
Còn nhiều thứ có thể kiện lắm anh ơi, chẳng hạn Hoàng Sa tuy Trung Quốc đang chiếm đóng, nhưng anh có thể yêu cầu Toà trọng tài (từ giờ em nói Toà trọng tài tức là nói Toà trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS nhé anh) phán quyết các thực thể tại Hoàng Sa có là đảo hay không? Là vì Tàu Cộng nói đây là các đảo, họ có chủ quyền, nên nó có quyền kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo đó.

Rồi năm 1996, Tàu Cộng tuyên bố một đường cơ sở thẳng bao quanh Hoàng Sa, anh có thể kiện lên Toà trọng tài, hỏi đường cơ sở thẳng ấy có vi phạm hay không?

Tóm lại là, nếu anh muốn kiện (mà làm sao anh muốn được, phải Đảng và Nhà nước của anh, nếu muốn kiện), cứ nói em. Em học luật quốc tế tại Sài Gòn, học chuyên Anh từ nhỏ, thì sẽ kiện được, dư sức kiện anh nhé.

3.- Sau khi kiện thì làm gì?

Anh Phan Đăng nói, dù có kiện ra Toà quốc tế thì cũng chả làm gì, vì các toà án quốc tế không có cơ chế cưỡng chế thực hiện. Anh ơi, kiến thức này hồi năm thứ 3 em đã được học. Chả có toà quốc tế nào có cơ chế cưỡng chế thực hiện, chỉ một ít trường hợp của ICJ thì Hội Đồng Bảo An LHQ mới giúp thực hiện, mà thực tế ít xảy ra lắm anh ạ.

Nhưng sẽ có cơ chế, thưa anh. Mà đúng rồi, anh ở cái xứ mà chỉ biết sử dụng cường quyền thì quan tâm gì đến pháp luật. Pháp luật chỉ được áp dụng khi muốn “triệt tiêu” một ai đó thôi. Chứ .................. của anh luôn ở trên pháp luật thì anh nghĩ luật pháp quốc tế nó cũng vậy chăng? Anh có biết là gần 500 năm trước Công nguyên, tinh thần tôn trọng pháp luật đã thấm đẫm trong tâm thức của người phương Tây ở Hy Lạp cổ đại không, huống chi bây giờ. Nói như anh, chắc dẹp hết các Toà án quốc tế đi nhỉ, vì gần như chả có toà án quốc tế nào có cơ quan cưỡng chế thi hành án như nhà nước ta, anh nhỉ?

Và đây nè, em trích nguyên văn từ một bài viết của anh Dương Danh Huy trên BBC, như sau:

Chắc chắn Trung Quốc sẽ không tự nguyện tuân thủ phán quyết, cũng như họ đã không tuân thủ phán quyết 2016 về vụ kiện Phi-Trung.

Nhưng một phán quyết xác nhận Việt Nam đúng, Trung Quốc sai, sẽ vô cùng hữu ích trong việc tranh thủ sự ủng hộ của thế giới. Các nước khác, đặc biệt là Mỹ, có thể ủng hộ Việt Nam một cách danh chính ngôn thuận, không thể bị cho là thiên vị một bên trong tranh chấp và sự ủng hộ của họ sẽ có nhiều trọng lượng hơn.

Trung Quốc sẽ không thể ngụy biện rằng họ đang giải quyết và quản lý tranh chấp với các nước nhỏ một cách tốt đẹp, các nước ngoài khu vực không nên xen vào. Các nước khác có thể lên tiếng bảo vệ các công ty dầu khí của họ khi các công ty này làm việc với Việt Nam, Trung Quốc không thể yêu cầu họ rút ra khỏi ‘vùng tranh chấp’.

Nếu trong tương lai Việt Nam phải đưa tranh chấp ra LHQ, vì chắc chắn là Trung Quốc sẽ leo thang lấn lướt, nếu có trong tay một phán quyết xác nhận Việt Nam đúng, Trung Quốc sai, Việt Nam sẽ được nhiều phiếu ủng hộ hơn”.


Đó anh thấy không. Kiện là kiện thôi, ăn thua có muốn và có dám kiện hay không. Anh lại nói rằng, nếu kiện Trung Quốc thì sẽ khó khăn cho người dân mình. Anh ơi, sao anh không nói học tập Đài Loan đi, họ không dựa vào Trung Quốc mà kinh tế họ vẫn phát triển ầm ầm kìa. Khi đó thì kiện hay không cũng đâu có ngán.

Còn đây, cho dù Việt Nam mình không kiện Trung Quốc, thì người dân mình vẫn buôn bán với họ theo kiểu mình là con tin của họ. Lúc thích thì họ mua. Lúc không thích thì họ kiếm chuyện đóng cửa. Mãi mãi người dân mình sẽ là con tin của họ thôi nếu không tìm cách thoát khỏi “ảnh hưởng của họ”, anh ạ.

Vấn đề 2

Tiếp theo, anh Phan Đăng nói là “các bạn cứ yên tâm đi, mọi việc .............................. đã biết hết rồi, .................... đã lo cả rồi”. Ôi thôi! Em sẽ phân tích từng thứ cho anh thấy nhé.

Chắc anh phải biết, trên báo chí người ta dẫn lời các chuyên gia từ trong, ngoài nước đều khẳng định là Trung Quốc sẽ quyết tâm độc chiếm biển Đông cho bằng được. Điều đó không còn là hồ nghi gì cả. Vậy anh nói ...................... có cách rồi, không cần kiện mà vẫn giữ được tất cả, không mất gì cả. Có chuyện đó không? ....................... anh có phép thần gì để làm được như thế?

Anh có biết là vừa rồi, khi Trung Quốc lại nhắc lại cái “công hàm” Phạm Văn Đồng 1958 làm cả nước xôn xao không? Anh biết vì sao người ta lại cãi nhau ỏm tỏi như vậy không? Đó là niềm tin giữa những người dân đã cạn kiệt rồi. Mà không cạn sao được...................

Thêm nữa, .................... của anh, ......................... đều tham nhũng đầy mình, đều là những bầy sâu nhung nhúc, ăn của dân không chừa thứ gì. Ngay cả đại dịch Covid-19 mới đây, mua cái máy xét nghiệm có 2 tỉ thì kê lên hơn 7 tỉ. Thế thì, với những ............... tham nhũng như …........ những người đó mua tàu ngầm Kilo hay tàu chiến Gerard về, lấy gì để bảo đảm họ không kê giá, không ăn bớt? Và những thứ vũ khí đó, liệu có còn xài được không hay khi chiến sự nổ ra mới hiện nguyên hình là những đống sắt vụn?

Chưa kể, với những người tham tiền như thế thì Trung Quốc họ thiếu gì tiền, họ tìm cách hối lộ cho các anh hàng tỉ đô la như cái vụ Bô xít Tây nguyên… Lỡ các anh bán nước thì làm sao tụi dân đen như tụi em biết được?

Cho nên anh Phan Đăng ơi, lẽ ra anh nên khuyến khích những người trẻ như em phải trăn trở với vận mệnh dân tộc, phải đau với nỗi đau của dân tộc thì mới đúng. Đằng này anh bảo tụi em hãy vô tư vui chơi đi, hãy trà sữa và tự sướng đi, cho dù ngã vào xe lửa chết cũng được. Thao thức với dân tộc không có nghĩa là chúng em chống lại ..................... của các anh, mà chúng em muốn đồng hành với ................... của anh trong công cuộc chống lại giặc Tàu này.

Ngày xưa, Chế Lan Viên phải đau khổ vì “Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp/ Giấc mơ con đè nát cuộc đời con/ Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp/ Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn”. Thế mà ngày nay, khi tụi em thao thức với tương lai của dân tộc, thì anh lại khuyên bảo tụi em là hãy lo yêu nhau và làm tình đi, vì tất cả Đảng và Nhà nước đã lo rồi. Cũng Đảng và Nhà nước của anh lo mà như chị Trần Thị Lam phải đau khổ thốt lên rằng:

Rừng đã hết và biển thì đang chết/
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa
”.

Anh dẫn chứng lịch sử chúng ta bị đô hộ hàng ngàn năm mà không bị mất nước. Đúng là như vậy. Bác Hồ kính yêu của anh đã từng nói thế này: “Cách mạng là sáng tạo, chân lý là cụ thể”. Chính vì thế, anh phải xem cụ thể trường hợp này thế nào nha anh? Nước Việt Nam bị đô hộ hàng ngàn năm không bị mất là nhờ ý chí kiên cường bất khuất chống giặc Tàu của cha ông ta, còn ươn hèn thì làm sao mà chả mất nước.

Anh hay nói về lịch sử, anh có nhớ Hịch tướng sĩ không? Này nhé, “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”. Phải có ý chí quyết tâm, căm thù giặc như vậy thì mới có thể giữ được nước chứ anh.

Em còn muốn viết nhiều nữa, nhưng em sẽ đợi khi nào anh trả lời em đã. À, em còn cần nói thêm với anh đôi điều. Đó là thay vì kêu tụi em hãy yên tâm kê cao gối ngủ đi, thì anh cần nhớ lại Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của bác Hồ anh đó: “Chúng ta muốn hoà bình nên chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì kẻ địch càng lấn tới”.

Và mong rằng, Đảng và Nhà nước của anh cần phải hiệu triệu toàn dân: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, quyết không để mất một tấc đất, tấc biển nào của tổ tiên để lại”, thì tất cả những người trẻ như em sẽ theo bước, chứ không phải ru ngủ tụi em nhé anh.

Và nếu anh còn tiếp tục ru ngủ nữa, anh sẽ là tội đồ của dân tộc này đó. Còn chương trình “Lẩm bẩm 24h” của anh chắc nên đổi thành “Lẩn Thẩn 24h” thì mới đúng bản chất.

Chào thân mến và quyết thắng nhé anh!
 

m4s

Xe điện
Biển số
OF-168614
Ngày cấp bằng
26/11/12
Số km
2,284
Động cơ
3,189 Mã lực
Mấy thớt kiểu này làm em nhớ đến mợ Bông ngày nào ;))
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,069
Động cơ
479,093 Mã lực
Ngoài công hàm 58 ra, Bản đồ Thế giới được thực hiện năm 1960 bởi Phòng Bản đồ thuộc bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, bản đồ thế giới do Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam [Dân chủ Cộng hòa] xuất bản tháng 5 năm 1972 cũng đều lỡ ghi "nhầm" 02 quần đảo này là của TQ. Thậm chí SGK môn Địa lý lớp 9 in năm 1967 cũng "nhầm" như vậy.

Cá nhân em nghĩ cả Việt nam và Trung Quốc đều có bằng chứng và đều có những điểm yếu, chính vì thế chẳng ai dại đưa ra cho người ngoài xử cả vì khả năng thua đều lớn.
Phần này VN mình bị khựa bẩn nó bẫy, hồi đó cả tin với quá quan liêu nên ăn quả Đắng đến hiện tại.

95000405_3075009792542552_7757258523431403520_n.png
 

Star Link

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-740045
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
481
Động cơ
70,572 Mã lực
S.T

GIẢI ĐÁP MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI "TRUNG QUỐC XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG"

Gần đây, Trung Quốc liên tiếp có nhiều hành vi gây hấn với Việt Nam ở Biển Đông: tàu Hải cảnh của Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, tàu thăm dò của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và mới đây nhất là việc Trung Quốc tuyên bố thành lập Quận Tây Sa và Quận Nam Sa trên hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Có nhiều bạn bình luận bức xúc và đặt 1 số câu hỏi. Trong phạm vi hiểu biết của mình, chúng tôi sẽ trả lời một số câu hỏi liên quan đến vấn đề này:

1. HỎI: Vì sao Việt Nam chỉ "quan ngại" phản đối Trung Quốc từ ngày này qua ngày khác mà không có biện pháp gì khác?

TRẢ LỜI: Việc "quan ngại" phản đối thông qua ngoại giao chính là 1 biện pháp, và cho đến thời điểm hiện tại thì đó là biện pháp hữu hiệu nhất. Thông qua tiếng nói của Bộ Ngoại giao thể hiện quan điểm nhất quán của Nhà nước Việt Nam, vừa khẳng định chủ quyền để cộng đồng quốc tế biết, vừa cho thấy Việt Nam không làm ngơ khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và Việt Nam đang hành xử 1 cách chuẩn mực, hợp pháp, tuân thủ luật pháp quốc tế. Nói ví von đơn giản thế này, nếu trong 1 lớp học, bạn Việt bị bạn Trung bắt nạt, do quá bực tức mà Việt đấm thẳng mặt Trung, hai bên đánh nhau, đập bàn đập ghế, làm hỗn loạn lớp học, thì khi sự việc đến tai Ban Giám hiệu, dù Trung là thằng bắt nạt trước, dù Việt là nạn nhân nhưng cả 2 cũng đều sẽ bị kỷ luật vì đã không giải quyết thông qua Nhà trường mà tự giải quyết bằng vũ lực, gây mất trật tự. Như vậy, kể cả khi lý lẽ thuộc về Việt Nam, nhưng những người đứng đầu không chọn cách giải quyết phù hợp thì cũng sẽ bị chỉ trích nếu để xảy ra hậu quả xấu.

2. HỎI: Vì sao Việt Nam không kiện Trung Quốc ra Tòa Quốc tế?

TRẢ LỜI: Thực ra, phương án này luôn được cân nhắc đến, nhưng là phương án gần cuối cùng khi các nỗ lực ngoại giao không còn khả năng xử lý. Các tòa trọng tài quốc tế không có cơ quan thi hành án, nên việc thi hành các quyết định của Tòa phần đa đều dựa vào uy tín của các quốc gia, thông thường sẽ có rất ít quốc gia dám đi ngược lại quyết định của Tòa được cộng đồng quốc tế công nhận để hạ uy tín của mình. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc và đối với vấn đề lãnh thổ thì lại khác. Như trường hợp của Philippines, kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế ở Hà Lan, mặc dù thắng kiện nhưng vẫn chưa đòi được quyền lợi của mình, Trung Quốc ngang ngược bác bỏ quyết định của Tòa và có nhiều động thái hung hăng hơn trên Biển Đông. Nếu Việt Nam cũng làm tương tự thì kể cả thắng cũng chưa chắc lấy lại phần lãnh thổ bị mất, ngược lại những nỗ lực ngoại giao trước đó đều sẽ đổ sông đổ bể, Trung Quốc sẽ có những đòn đáp trả ảnh hưởng đến rất nhiều phương diện đời sống của người dân.

3. HỎI: Tại sao không mời Mỹ, Nga, Nhật hoặc các nước Đông Nam Á cùng tham gia vào cuộc chiến chống Trung Quốc trên Biển Đông?


TRẢ LỜI: Việt Nam không bao giờ cho phép điều này xảy ra trên thực địa. Việt Nam luôn kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với chủ quyền của Việt Nam thông qua ngoại giao, Việt Nam trân trọng những động thái ngoại giao nhằm củng cố tiếng nói khẳng định chủ quyền của mình trong cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam không bao giờ cho phép bất cứ quốc gia nào sử dụng quân đội để can thiệp và giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như đã biết, Việt Nam tuyên bố toàn bộ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của mình, các vấn đề liên quan đến 2 quần đảo này phải được sự cho phép của Việt Nam. Nếu để các quốc gia khác cùng đưa quân đội vào giải quyết tranh chấp trên biển thì sẽ dẫn đến nguy cơ chủ quyền đối với 2 quần đảo vốn dĩ thuộc Việt Nam trở thành vùng tranh chấp quốc tế, tất cả các quốc gia tham gia đều có quyền lợi, điều này sẽ xâm phạm đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

4. HỎI: Trung Quốc chiếm giữ các đảo và quần đảo lâu ngày thì có sợ vùng đó trở thành lãnh thổ của Trung Quốc hay không?

TRẢ LỜI: KHÔNG BAO GIỜ. Hiện tại, dù nhiều đảo của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm giữ, nhưng với tiếng nói khẳng định chủ quyền của Việt Nam thì không bao giờ Trung Quốc sáp nhập được các đảo trên vào lãnh thổ của mình. Một vài ví dụ trên thế giới có thể chứng minh như Cao nguyên Golan bị Israel đánh chiếm từ Syria năm 1967 và hiện vẫn quản lý trên thực tế, nhưng không được Liên Hiệp Quốc công nhận (Hội đồng Bảo an gọi là "hành động không thể chấp nhận được").

Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 8,835 km vuông miền Bắc Syria từ khi nội chiến đến nay, còn vẽ ra 1 "chính phủ lâm thời" xài tiền Lira của Thổ, dĩ nhiên chẳng nước nào công nhận hết.

Như vậy, chỉ hai từ "quan ngại" của Bộ ngoại giao thôi nhưng sức mạnh như 10 vạn quân, Trung Quốc không thể đơn phương nuốt trôi 2 quần đảo này được.

5. HỎI: Có thể tiến hành chiến tranh với Trung Quốc để lấy lại các đảo đã mất được không?

TRẢ LỜI: Có thể nhưng hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Chiến tranh chỉ xảy ra khi các biện pháp ngoại giao không còn tác dụng và khi Trung Quốc đơn phương nổ súng trước, khi ấy phần lý sẽ thuộc về Việt Nam. Như đã biết, Trung Quốc luôn giở trò công kích để Việt Nam nổ súng tấn công trước nhằm tạo cớ để Trung Quốc dẹp dư luận quốc tế trong vấn đề biển đảo. Việt Nam cũng rất tỉnh không bao giờ mắc mưu và luôn giữ vai trò "nạn nhân" trước cộng đồng quốc tế. Nếu Việt Nam nổ súng trước để tiến hành chiến tranh, đồng nghĩa Việt Nam đã thua, Trung Quốc có cớ xâm phạm chủ quyền các đảo mà Việt Nam đang đóng quân, cộng đồng quốc tế cũng khó lòng ủng hộ. Việc hai nước có giao tranh còn tạo điều kiện cho các nước khác đục nước béo cò, như sự việc xảy ra với đảo Ba Bình, bị Đài Loan chiếm giữ khi Việt Nam và Trung Quốc có xung đột. Và khi chiến tranh xảy ra, chắc chắn sẽ có thiệt ai, và dù Việt Nam hay Trung Quốc thì cũng đều sẽ có hy sinh, 45 năm hòa bình mà Việt Nam có là cơ hội quý giá để phát triển kinh tế, hơn ai hết, Việt Nam đã trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh, Việt Nam hiểu hơn ai hết giá trị của HÒA BÌNH. Chiến tranh chỉ xảy ra khi không còn biện pháp nào khác. Như cố ************* Trần Đại Quang từng nói: "Nếu chiến tranh xảy ra, sẽ chẳng có ai thắng, ai thua mà tất cả đều thua".

Trên đây là 5 câu hỏi phổ biến nhất trong các bài viết liên quan đến vấn đề Biển Đông mà chúng ta tập hợp được, nếu bạn có thắc mắc gì khác, đừng ngại comment để chúng ta cùng trao đổi.

Thân!
 

August1102

Xe đạp
Biển số
OF-690171
Ngày cấp bằng
20/7/19
Số km
15
Động cơ
102,183 Mã lực
Tuổi
42
Bộ Ngoại giao lên tiếng việc tàu Trung Quốc “quần thảo” lô dầu khí Việt Nam
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top