Không có một định luật khoa học nào chỉ rõ ra là "học giỏi Văn thì không thể đạt 10 Toán". Tức là cá biệt thì vẫn có thể xảy ra!
Nhưng trong thực tế, với bọn giỏi KHTN thì khi cần nó chỉ mất một thời gian ngắn để có kết quả khá ở các môn KHXH, có nhiều đứa còn giỏi đều và giỏi cả các môn năng khiếu.
Ở chiều ngược lại thì không như vậy, bọn giỏi KHXH thường chỉ đạt yêu cầu ở các môn KHTN và để được như vậy cũng khá vất vả.
Thực tế thường thấy dân theo chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh hoặc từ nền tảng này rẽ sang các ngành KHKT như xây dựng, kiến trúc, giao thông, y dược, CNTT... thường có cái gọi là "tài lẻ" như văn chương, thơ phú, nhạc họa, viết báo, dịch thuật... và thông thường cũng có kiến thức tổng hợp về lịch sử, địa lý, xã hội...phong phú. Có thể không đạt được mức xuất sắc như dân chuyên ngành nhưng cũng phải ở mức am hiểu. Nhưng để các nhà văn - vốn có thể viết ra những áng văn rất hay về bốn mùa, giải thích các câu hỏi đại loại như tại sao khi trục trái đất nghiêng 23.5 độ lại sinh ra 4 mùa thì chắc cũng khá mệt, dù ít nhiều đã được học hay đọc về điều này.
Hoặc có thể nhìn vào môn Địa, là môn thành phần trong tổ hợp phổ biến KHXH Văn - Sử - Địa. Học sinh có thể giỏi Văn - Sử nhưng khi phân tích và xây dựng biểu đồ môn Địa lại khá lúng túng. Thật ra môn Địa không hẳn là môn thuần KHXH mà nó rất gần với KHTN.
Sự khác biệt này không có nghĩa là những người theo KHXH có khả năng tư duy thấp hơn so với người theo KHTN hay KHKT mà nên hiểu là do đặc điểm bộ môn họ cần tự tập trung năng lực và cảm xúc vào một hướng nhiều hơn so với các chuyên ngành khác.
Và cũng công bằng mà nói thì trong nhiều chục năm qua, học sinh ở ta chọn học các môn KHXH ở không hẳn vì sự lôi cuốn bởi bản chất rất tốt đẹp và trí tuệ của nó, mà vì thấy không có khả năng học có môn khác thì chọn khối C để "lấy cần cù bù thông minh".
Từ sự nhận thức sai lệch này, dẫn tới tình trạng tổ hợp Văn-Sử-Địa được lựa chọn nhiều nhưng chất lượng cả đầu và và đầu ra thấp.