[Funland] Giỗ trận cao điểm 1509, Vị Xuyên, Hà Giang, 12/07/1984

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Sư 312(Ba mùa mưa) có 2 trung đoàn: 165 và 141 đóng quân ở Sóc Sơn, trung đoàn còn lại 209 đóng ở Phố Cò, Phổ Yên, TN
Nhà cụ ở đâu ạ?
Nhà em cách Sư đoàn 312 không xa lắm. Nhắc đến Sư đoàn 312 là nhắc đến Sư đoàn Chiến Thắng. Hiện nay, Sư đoàn 312 thuộc BCH quân sự Thị xã Phổ Yên. Quê em ngày đó kết nghĩa với Tiểu đoàn xx. Hàng năm, đều có các cuộc dân vận kết nghĩa giữa tiểu đoàn và địa phương lân cận. Tình quân dân ngày xưa thắm đượm lắm ạ. Em nhớ, các anh bộ đội đi cắt lúa, đào mương, tham gia giúp dân làm kinh tế chẳng nề hà việc gì. Bởi thế mới có câu: “Nước sông, công lính”, nghe vừa thương vừa cảm động!
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Và đây, để tiện cho nhiều cụ chưa hoặc không biết hoặc cố tình không biết. Và cũng để tránh bị vài "ông" " tinh thông" Wiki tranh thủ múa mép bốc phét làm sai lệch lịch sử, em xin hệ thống lại toàn bộ bối cảnh mặt trận Hà Tuyên ( trong đó có Vị xuyên) để mọi người tham khảo. Em đã biên phần này từ 7 năm trước và giờ vẫn nằm trong Box TLKQ của OF.

Nào, mời các cụ!

Bối cảnh :

Từ sau năm 1979, TQ tiếp tục tấn công lấn chiếm vào đất ta ở nhiều điểm.

Ở địa bàn QK1, tháng 5/81 địch đánh bình độ 400 (Cao Lộc, Lạng Sơn), cao điểm 820, 630 (Thất Khê, Lạng Sơn).

Ở địa bàn QK2, tháng 8/80, địch đánh điểm cao 1992 (Sín Mần, Hà Tuyên). Tháng 5-1981 đánh cao điểm 1800A-1800B (Lào Chải, Hà Tuyên). Tháng 2-1982 tiến công vào Đồng Văn, Mèo Vạc. Tháng 4-1983 tiến công vào Mường Khương. Đặc biệt từ tháng 4-1984 tiến công lớn vào Vị Xuyên – Yên Minh (Hà Tuyên).

Thời điểm này, ta bố trí dọc tuyến biên giới 3 quân đoàn, 11 sư đoàn, 13 trung đoàn và 70 tiểu đoàn độc lập. Các lực lượng bảo đảm, phục vụ... tuyến sau tương đương 4-6 sư đoàn. Tổng quân số khoảng 300.000 người. Ngoài ra, sâu trong nội địa còn có 3 quân đoàn chủ lực Bộ làm dự bị.

Mặt trận biên giới Vị Xuyên - Yên Minh diễn ra từ tháng 4-1984 đến tháng 4-1989, chia thành 4 thời kỳ :

- Từ 2-4-1984 đến 16-5-1984 : địch tiến công lớn, ta phòng ngự.

- Từ 16-5-1984 đến 7-1-1987 : ta củng cố phòng ngự, tổ chức tiến công một số điểm bị chiếm đóng, địch tiếp tục tiến công lấn chiếm.

- Từ tháng 2-1987 đến tháng 12-1988 : ta và địch đều ngừng tiến công lớn, chủ yếu củng cố phòng ngự và bắn pháo.

- Từ tháng 12-1988 đến tháng 4-1989 : địch ngừng bắn phá và bắt đầu rút dần các điểm lấn chiếm.


Phía ta 7 lần thay phiên các sư đoàn chủ lực lên chiến đấu.

QK1 có eBB981, 982, 983.

QK2 có fBB313, 314, 316, 356; lữ CB 543, lữ PB 168, lữ PK 297, eXT406, eTT604, eVT652, các d đặc công, trinh sát, các đơn vị địa phương của BCHQS tỉnh Hà Tuyên và eBB754 của BCHQS tỉnh Sơn La.

Đặc khu Quảng Ninh có eBB568/fBB328.

Các đơn vị chủ lực Bộ có fBB312/QĐ1, fBB325/QĐ2, fBB31/QĐ3, lữ PB 368/BTL Pháo binh...

Ngoài ra còn nhiều đơn vị cấp tiểu đoàn, đại đội bộ binh và pháo binh cũng được điều lên tham gia chiến đấu.

Khu vực Tây sông Lô :

- Từ đầu năm 84 đến 12-85 : fBB313/QK2 + fBB356/QK2.
- Tháng 5/85 : fBB313/QK2 + eBB2/fBB3/QK1.
- Tháng 12/85 : fBB31/QĐ3.
- Tháng 6/86 : fBB313/QK2.
- Tháng 2/87 : fBB356/QK2.
- Tháng 8/87 : fBB312 (-eBB209)/QĐ1 + e48BB/fBB390/QĐ1 + 2d/fBB308/QĐ1.
- Tháng 1/88 : fBB325/QĐ2.
- Tháng 9/88 : fBB316(-eBB98)/QK2.
- Tháng 5/89 : fBB313/QK2.

Ở hướng này khoảng 6 tháng ta thay quân một lần. Riêng fBB313/QK2có đợt chiến đấu kéo dài liên tục gần 1 năm, gặp rất nhiều khó khăn.

Khu vực Đông sông Lô :

- Từ đầu năm 84 : eBB266/fBB313/QK2.
- Tháng 7/84 : eBB141/fBB312/QĐ1.
- Tháng 4/85 : eBB568/fBB328/ĐKQN.
- Tháng 11/85 : eBB818/fBB314/QK2.
- Tháng 2/87 : eBB881/fBB314/QK2.
- Tháng 9/87 : eBB818/fBB314/QK2 + 1d/eBB754 Sơn La.
- Tháng 6/88 : eBB728/fBB314/QK2.
- Tháng 10/88 : eBB247 Hà Tuyên.

Hướng phòng ngự Đông sông Lô gặp nhiều khó khăn hơn phía Tây, nhiều đơn vị phải chiến đấu những đợt kéo dài 7-10 tháng.

Phía địch, đã dùng 20 lượt sư đoàn, 171 lượt trung đoàn đến đại đội tấn công lấn chiếm vào đất ta 1-2km trên chính diện 11km. Cũng giống như ta, TQ cũng thay phiên nhiều lượt quân đoàn, sư đoàn :

4/84 – 4/85 : fBB31/QĐ11, fBB32/QĐ11, fBB40/QĐ14, fBB41/QĐ14 ĐQK Côn Minh; fPB4 ĐQK Côn Minh.

12/84 – 5/85 : fBB1/QĐ1, fBB36/QĐ12 ĐQK Nam Kinh; fPB3 ĐQK Phúc Châu, fPB9 ĐQK Nam Kinh.

5/85 – 6/86 : fBB138/QĐ46, fBB199/QĐ67 + 1e/fBB200/QĐ67 ĐQK Tế Nam; fPB12 ĐQK Tế Nam.

4/86 – 5/87 : fBB61/QĐ21, fBB139/QĐ47 + 1e/fBB141/QĐ47 ĐQK Lan Châu, lữ PB1 ĐQK Lan Châu.

4/87 – 4/88 : fBB79/QĐ27 + 1e/fBB81/QĐ27, fBB80/QĐ27 ĐQK Bắc Kinh; fPB14 ĐQK Bắc Kinh.

4/88 – 10/89 : fBB37/QĐ13, fBB38/QĐ13 ĐQK Thành Đô.
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
16,537
Động cơ
647,871 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Sư 312(Ba mùa mưa) có 2 trung đoàn: 165 và 141 đóng quân ở Sóc Sơn, trung đoàn còn lại 209 đóng ở Phố Cò, Phổ Yên, TN
Nhà cụ ở đâu ạ?
Nhà em ở gần Sư đoàn 312, may mắn khi đang học cấp 2, được tham gia văn nghệ văn gừng cùng các cô chú thế hệ 6x. Về Nhà truyền thống của Sư đoàn vẫn được nghe kể lại về những trận đánh. Giờ Sư đoàn 312 khang trang hơn, to đẹp hơn. Các tiểu đoàn giờ không còn tập trận gần nhà em nữa. Lúc đó học lớp 7,8,9, cứ một tuần là em ăn cơm tiểu đoàn 1-2 bữa. Diễn một vở kịch, được giải Ba của Sư đoàn cơ í. Cụ nhắc tới Sư đoàn 312 làm em nhớ quê quá. Nhớ ngày bé cứ hát chèo, hát những bài hành khúc Mở đường (Vì là Sư đoàn Bộ Binh nên chỉ có mở đường và mở đường)...
Nghe các cụ nhắc đến các địa danh E312, D165, D141, D209 em lại bồi hồi, đã có thời gian gắn liền với nơi đây tuy ngắn nhưng cũng nhiều kỉ niệm phết. Đặc biệt C1 ở trong Trung Dã SS.
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Nghe các cụ nhắc đến các địa danh E312, D165, D141, D209 em lại bồi hồi, đã có thời gian gắn liền với nơi đây tuy ngắn nhưng cũng nhiều kỉ niệm phết. Đặc biệt C1 ở trong Trung Dã SS.
Trung Giã cụ ới ời. Các địa danh giờ ít nhiều thay đổi rồi cụ. Cụ có time, về lại Sư đoàn giờ cũng sẽ thấy mừng vì bộ đội giờ không còn khổ như ngày xưa nữa. Ngày em còn ở nhà, các anh í tập bắn là đuổi hết trâu bò đi, ai mắc lỗi (nhất là lỗi với dân như ăn trộm trái cây,...) là đi gắp phân bò cả ngày, nắng nôi. Phạt tập chạy, chống đẩy các kiểu,...Nhưng mà gặp gái vẫn phét lác kinh nhắm,:))
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tiếp...

Diễn biến chính :

Trên hướng đối diện QK2, từ tháng 1 đến tháng 3/84, địch điều 5 sư đoàn bộ binh và 5 trung đoàn pháo binh chủ lực gồm 3 sư đoàn của QĐ14 đối diện Quản Bạ, Vị Xuyên (Hà Tuyên) và 1 sư đoàn của QĐ11 đối diện Yên Minh (Hà Tuyên) cùng các đơn vị biên phòng áp sát biên giới ta. Đến trước ngày 28/4/84, lực lượng địch tập trung cho chiến dịch “Kỵ tuyến bạt điểm” lấn chiếm biên giới khoảng 6 sư đoàn, trong đó 4 sư đoàn triển khai trên thê đội 1, tiến công hướng chính diện Vị Xuyên – Yên Minh.

Trên hướng đối diện QK1, ĐK Quảng Ninh và hướng biển, địch tập trung 37 sư đoàn bộ binh chủ lực và biên phòng, 8 sư đoàn không quân, hạm đội Nam Hải tiến hành tập trận quy mô lớn để nghi binh, thu hút, phối hợp chiến trường.

Từ ngày 2-4 đến 27-4-1984, địch mở đợt pháo kích lớn trên toàn tuyến biên giới (1 tuần sau khi ta tiến công lớn ở CPC ngày 26/3/84) với 28.300 viên đạn pháo cối vào 205 mục tiêu, 20 khu vực của 6 tỉnh biên giới. Trong đó hướng Hà Tuyên 11.300 viên, Lạng Sơn 10.900 viên, Quảng Ninh 3.000 viên, Cao Bằng 2.150 viên, Hoàng Liên Sơn 370 viên, Lai Châu 340 viên. Mật độ bắn phá cao nhất 6.000 viên/ngày, các mục tiêu trọng điểm chịu 1.000-3.000 viên/ngày. Mục tiêu nằm sâu nhất bị bắn phá là thị xã Hà Giang (18km).

Riêng từ ngày 28-4 đến 30-4-1984, địch bắn 12.000 quả đạn pháo vào 6 điểm tựa của ta để chi viện cho bộ binh của chúng tấn công đánh chiếm các điểm cao 226, 233, bình độ 300 - 400, 1509, 772, 685. Trong 2 ngày địch đã đánh chiếm được 226, 233, 772, 1509, bình độ 300 - 400, E1, 685 do eBB122/fBB313/QK2 của ta phòng ngự.

Ngày 15-5-1984, địch mở đợt tiến công Đông sông Lô (từ điểm cao Si Cà Lá đến M13) với lực lượng 1 trung đoàn tăng cường. Sau 1 ngày chiến đấu, địch đã chiếm được các điểm cao 1030, Si Cà Lá, 1250, đài 2, M13 do eBB266/fBB313/QK2 và dBB3 Yên Minh của ta phòng ngự.
( còn nữa)...
 

lamien

Xe buýt
Biển số
OF-472552
Ngày cấp bằng
23/11/16
Số km
794
Động cơ
207,684 Mã lực
Thấy bảo sau trận này thay Tướng. Tướng gì có con trai là Nam Tiến lên thay. Em đọc nhưng ko nhớ. Các cụ bổ sung.
 

Newnick

Xe buýt
Biển số
OF-357657
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
886
Động cơ
269,869 Mã lực
Em nghĩ chắc chắn có gián điệp cao cấp đấy cụ.
Để tập trung hỏa lực chính xác vào một vị trí, vào đúng chính xác thời điểm đã tập trung quân xong ở vùng rừng núi. Đây không phải là việc một do thám tại chỗ báo chỉ huy trận dịa của tàu nó được quyết định theo kiểu may rủi được đâu cụ ơi. Đoán thì ai cũng đoán được ra cả đống địa điểm, nhưng quân mình đâu phải ngu đến độ không biết gì, bao nhiêu năm đánh nhau với Mỹ và cả chính tàu rồi còn gì.
Gián điệp tàu thì có nhiều là chắc. Mà kiểu VN thì chả cần phải chui chỗ nào cao siêu để moi tin như lời đồn đâu. Có khi là kế li gián thôi. Nó chỉ tốn mấy ngàn uống nước chè trước cổng doanh trại thì gì chả biết. Còn vụ pháo thì các cụ phải biết nó chiếm điểm cao mình hồi tháng 4, 5 trước đó. Mọi phương án chống chiếm lại đã chuẩn bị từ khi nó chiếm rồi. Thời gian 2 tháng quá dư thừa cho nó chuẩn bị công sự kiên cố, tích trữ hậu cần, luyện tập chống tập kích. Trong khi đó mình thì cứ nghĩ rằng giặc mới đến chưa chuẩn bị gì mà cứ kéo nhau lên. Rất nhiều lính lần đầu ra trận. Nghe tiếng súng đầu cũng là cuối.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tiếp....

Ngày 15-5-1984, địch mở đợt tiến công Đông sông Lô (từ điểm cao Si Cà Lá đến M13) với lực lượng 1 trung đoàn tăng cường. Sau 1 ngày chiến đấu, địch đã chiếm được các điểm cao 1030, Si Cà Lá, 1250, đài 2, M13 do eBB266/fBB313/QK2 và dBB3 Yên Minh của ta phòng ngự.

Như vậy, từ 28-4 đến 16-5-1984, địch đã chiếm và triển khai phòng ngự chốt giữ 29 điểm trên lãnh thổ VN. Trong đó có khu 1545, 1509, 772, 226, 233, 685/Vị Xuyên (địch gọi là Lão Sơn), điểm cao 1030/Vị Xuyên (địch gọi là Đông Sơn), khu 1250, Si Cà Lá tức Núi Bạc/Yên Minh (địch gọi là Giả Âm Sơn). Chúng bố trí trên hướng Vị Xuyên 1 sư đoàn phía trước, 2 sư đoàn phía sau; trên hướng Yên Minh 1 trung đoàn phía trước, 2 trung đoàn phía sau.

Trên toàn tuyến địch tiếp tục tiến hành các vụ pháo kích, tập kích, phục kích… Từ 28/4/84 đến 26/5/84 đã bắn 43.670 viên đạn pháo cối, riêng Hà Tuyên 27.380 viên, Lạng Sơn 13.300 viên, Quảng Ninh 1.625 viên, Cao Bằng 960 viên, Lai Châu 340 viên, Hoàng Liên Sơn 170 viên.

( còn nữa)
 

lamien

Xe buýt
Biển số
OF-472552
Ngày cấp bằng
23/11/16
Số km
794
Động cơ
207,684 Mã lực
Vâng. Đúng rồi. Tướng Hoàng Đan lên thay đã thay đổi cách đánh nên không có thiệt hại như trước. Vị tiền nhiệm ko thấy nói, cụ biết Tướng nào tiền nhiệm cụ Hoàng Đan ạ?
 

Vinhuser

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-296548
Ngày cấp bằng
25/10/13
Số km
1,562
Động cơ
329,663 Mã lực
Gián điệp tàu thì có nhiều là chắc. Mà kiểu VN thì chả cần phải chui chỗ nào cao siêu để moi tin như lời đồn đâu. Có khi là kế li gián thôi. Nó chỉ tốn mấy ngàn uống nước chè trước cổng doanh trại thì gì chả biết. Còn vụ pháo thì các cụ phải biết nó chiếm điểm cao mình hồi tháng 4, 5 trước đó. Mọi phương án chống chiếm lại đã chuẩn bị từ khi nó chiếm rồi. Thời gian 2 tháng quá dư thừa cho nó chuẩn bị công sự kiên cố, tích trữ hậu cần, luyện tập chống tập kích. Trong khi đó mình thì cứ nghĩ rằng giặc mới đến chưa chuẩn bị gì mà cứ kéo nhau lên. Rất nhiều lính lần đầu ra trận. Nghe tiếng súng đầu cũng là cuối.
Em cho là trận đó lính thì mới nhưng chỉ huy đều lão luyện và tinh thần của bộ đội là rất cao. Bị pháo chụp đúng đội hình chuẩn bị xuất phát nhưng vẫn tổ chức tấn công chứ không tan vỡ. Nhưng chính thiệt hại khi đang chuẩn bị tấn công và yếu tố bất ngờ không còn nên thất bại là dễ hiểu chứ chưa cần trận địa địch quá chắc chắn.
Mà em không hiểu sao lại tập trung bộ đội trong khu vực nhỏ hẹp để tấn công vỗ mặt như vậy? Phải chăng thông tin có gì đó không chính xác vì chiến thuật phổ biến của ta lúc đó là cho lực lượng nhỏ đặc công tập kích bất ngờ để chiếm trận địa rồi mới bàn giao cho lính nghĩa vụ cắm chốt.
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
1594564753173.png


1594564798397.png

1594564840448.png

1594564861492.png

Nguyen Manh Uoc

AI COI TRUNG QUỐC LÀ BẠN? CÒN TÔI THÌ KHÔNG BAO GIỜ!
Cha đẻ của tôi đã anh dũng hy sinh để Bảo vệ Tổ Quốc ngày 12/7/1984. Không phải cá nhân Cha và gia đình tôi mà số liệu dưới đây cho thấy bọn Trung cẩu đó đã cố tình và thủ đoạn man rợ các góc độ.
Kể từ năm 1979, có ít nhất sáu đợt giao tranh lớn diễn ra tại một số điểm trên biên giới Việt-Trung, là các đợt
- Tháng 6 và tháng 10 năm 1980,
- Tháng 5 năm 1981,
- Tháng 4 năm 1983,
- Tháng 4 năm 1984,
- Tháng 6 năm 1985 và đợt từ
- Tháng 10/1986 đến tháng 1 năm 1987.
Tất cả các cuộc giao tranh trên đều do Trung Quốc khiêu khích hay gây hấn trước, nhằm phục vụ cho các mục tiêu chính trị của họ. Nguy cơ thường trực của một cuộc xâm lăng mới từ nước láng giềng phía bắc buộc Việt Nam phải huy động một lực lượng cực lớn cho việc phòng thủ. Trong thập niên 1980, ước tính phía Việt Nam có khoảng 600.000 – 800.000 quân chính quy và bán vũ trang hiện diện tại khu vực biên giới, đối chọi với khoảng 200.000 – 400.000 quân chủ lực thường trực của Trung Quốc.
Mặt trận Vị Xuyên là mặt trận diễn ra các cuộc chạm trán ác liệt nhất, với nhiều đơn vị quân của cả hai phía luân phiên tham chiến. Theo thống kê chưa đầy đủ, 7 sư đoàn (313, 314, 325, 328, 354, 356 và 411) và 1 trung đoàn (Trung đoàn 266 Sư đoàn 341) của Việt Nam đã từng tham chiến tại mặt trận này trong khoảng giữa những năm 1980. Về phía Trung Quốc, các lực lượng bao gồm nhiều quân đoàn thuộc 7 đại quân khu cũng được luân chuyển qua mặt trận này để "vuốt đuôi hổ", tức huấn luyện trận mạc, theo chủ trương của thằng chó Đặng Tiểu Bình. Từ năm 1984 đến năm 1989, ít nhất 14 quân đoàn Trung Quốc đã thay nhau tham chiến tại khu vực này (bao gồm các Quân đoàn 1, 12, 13, 14, 16, 20, 23, 26, 27, 38, 41, 42, 47 và 67). Cuộc chiến này chỉ thua cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước về thời gian, về sự ác liệt và giã man thì không thua kém!
 

Vô-va

Xe tải
Biển số
OF-118025
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
300
Động cơ
388,145 Mã lực
Thấy bảo sau trận này thay Tướng. Tướng gì có con trai là Nam Tiến lên thay. Em đọc nhưng ko nhớ. Các cụ bổ sung.
Sau trận này tướng Hoàng Đan lên thay, thân phụ bác Hoàng Nam Tiến chủ tịch FPT Software, đúng là hổ phụ sinh hổ tử. Bác Hoàng Đan là danh tướng kỳ tài, nhưng chất bựa xứ Nghệ hơi nhiều nên ko lên cao được.
Trận này ta thua vì bị lộ, ngoài ra quân tướng vốn quá thiện chiến rồi nên hơi khinh địch. VN chỉ nên đánh bằng đầu, không nên dùng lực. Địch có lợi thể điểm cao thì phải tránh oánh trực diện. Về anh dũng kiên cường nếu bộ đội VN nhận thứ nhì thì éo thằng nào giám nhận số một. Tàu thì hơi buồn, thế kỷ 19 bị một dúm quân Anh ép cho nát bi, phải dâng Sibiria cho Nga Hoàng nhờ bảo kê để ko mất hết, cuối cùng phải dâng Hồng Kông và cho Anh buôn ma túy. Sang thế kỷ 20 Tưởng Giới Thạch ly khai, thế mà ngót nghét một thế kỷ rồi không thống nhất nổi đất nước.
 
Chỉnh sửa cuối:

tazan_90

Xe tăng
Biển số
OF-423578
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
1,857
Động cơ
238,993 Mã lực
Tuổi
42
Thời điểm đó, em ở trung đoàn 209, sư 312, đóng ở Phổ Yên, Thái Nguyên. Trong đầu tháng 7/1984, đêm nào cũng báo động, tập trung toàn trung đoàn rồi tiễn vài xe tải chở các chú lên 1509. Đêm 12/7/1984, cũng báo động tập trung, đại đội em đến lượt lên đường. Đã ngồi hết lên xe... Bỗng nhiên có lệnh xuống xe, giải tán. Hú hồn! Mãi về sau mới biết lý do: ở 1509 ta nướng sạch nên không tăng viện binh nữa. Số bạn bè cùng nhập ngũ ở trung đoàn 141 mãi mãi không trở về!
209 là trung đoàn công binh ah cụ.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Vâng. Đúng rồi. Tướng Hoàng Đan lên thay đã thay đổi cách đánh nên không có thiệt hại như trước. Vị tiền nhiệm ko thấy nói, cụ biết Tướng nào tiền nhiệm cụ Hoàng Đan ạ?
Tư lệnh QK2 lúc bấy giờ là cụ Vũ Lập, tháng 5/84 quyết định đánh và Tham mưu trưởng mặt trận là tướng Nguyễn Đức Huy, sau này lên Quyền Tư lệnh QK2.
 

chuotdong

Xe điện
Biển số
OF-24462
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
4,020
Động cơ
580,400 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Địa thế mình yếu hơn TQ mà cố đánh,... hơi thích thể hiện, bao xương máu của chiến sĩ
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Sau trận này tướng Hoàng Đan lên thay, thân phụ bác Hoàng Nam Tiến chủ tịch FPT Software, đúng là hổ phụ sinh hổ tử. Bác Hoàng Đan là danh tướng kỳ tài, nhưng chất bựa xứ Nghệ hơi nhiều nên ko lên cao được.
Trận này ta thua vì bị lộ, ngoài ra quân tướng vốn quá thiện chiến rồi nên hơi khinh địch. VN chỉ nên đánh bằng đầu, không nên dùng lực. Địch có lợi thể điểm cao thì phải tránh oánh trực diện. Về anh dũng kiên cường nếu bộ đội VN nhận thứ nhì thì éo thằng nào giám nhận số một. Tàu thì hơi buồn, thế kỷ 19 bị một dúm quân Anh ép cho nát bi, phải dâng Sibiria cho Nga Hoàng nhờ bảo kê để ko mất hết, cuối cùng phải dâng Hồng Kông và cho Anh buôn ma túy. Sang thế kỷ 20 Tưởng Giới Thạch ly khai, thế mà ngót nghét một thế kỷ rồi không thống nhất nổi đất nước.
Em khẳng định không bị lộ. Cái thông tin có gián điệp cao cấp nằm trong BTTM QĐND VN là thông tin láo toét.

Thông tin này được tuyên truyền bởi tay Phạm Viết Đào ( dù có em trai là liệt sĩ mặt trận này) lấy từ nguồn " giáo trình của sĩ quan phòng vệ Nhật bản" được rêu rao bởi Minh Thành một " cảnh sát Nhật gốc Việt".

Tay Thành này đã bị nhóm hacker gắn " sinh tử lệnh" vì không có thật và là một nhóm bốc phét thay nhau dùng IP, nick Minh Thành. =))
 

cobra77

Xe buýt
Biển số
OF-44306
Ngày cấp bằng
24/8/09
Số km
620
Động cơ
470,060 Mã lực
Em nghĩ lỗi lớn thuộc về ông tư lệnh và tham mưu mặt trận, không đủ tầm.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tiếp...

Ngày 11/6/84, ta tiến công hiệp đồng bộ - pháo với quy mô trung đoàn, do eBB876/fBB356/QK2 đánh 233, 685 không thành công.

Cuối tháng 6-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận quyết định tổ chức tiến công lớn để giành lại các chốt bị chiếm đóng. Lực lượng tham gia đợt tiến công này gồm 3 trung đoàn : eBB141/fBB312/QĐ1 đánh 1030, Si Cà Lá; eBB174/fBB316/QK2 đánh 233, bình độ 300 – 400; eBB876/fBB356/QK2 đánh 772, 685.

Ngày 12-7-1984, trên cả 3 hướng ta đồng loạt nổ súng tiến công địch. Tuy nhiên, do công tác chuẩn bị chưa chu đáo, đánh giá địch không chính xác, quyết tâm và cách đánh không phù hợp, nóng vội… nên trận tiến công thất bại, các đơn vị bị tổn thất lớn.

Đến tháng 11-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận hạ quyết tâm mở tiếp một đợt tiến công vây lấn. Lần này các đơn vị có 4 tháng chuẩn bị.

Ngày 18/11/84, pháo binh ta bắt đầu bắn phá hoại các mục tiêu ở 300 – 400, 685. Sau 5 ngày đêm, eBB14/fBB313/QK2 thực hành vây lấn ở 300-400, eBB153/fBB356/QK2, tăng cường 1d đặc công thực hành vây lấn ở 685.

( còn nữa)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top