[Funland] Giỗ trận cao điểm 1509, Vị Xuyên, Hà Giang, 12/07/1984

haivina

Xe điện
Biển số
OF-7884
Ngày cấp bằng
9/8/07
Số km
2,627
Động cơ
550,245 Mã lực
Các bác vào trang quansuvn mà đọc hồi ký của các cựu binh Vị Xuyên, toàn người thực việc thực rồi tham luận với nhau chưa muộn.
 

Đại Ba

Xe điện
Biển số
OF-51041
Ngày cấp bằng
17/11/09
Số km
2,260
Động cơ
433,184 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bây giờ mà bị Trung Quốc đánh, thì những người dân thường Việt Nam lại đánh trả thôi.

Nhìn lại lịch sử Việt Nam thì đứng lên chống ngoại xâm hầu hết đều là nông dân, là con cháu mấy thầy đồ. Chứ ít quan ít tướng lắm.
 

TheDawnCa

Xe buýt
Biển số
OF-520398
Ngày cấp bằng
7/7/17
Số km
703
Động cơ
184,095 Mã lực
Nơi ở
Canada
Đọc thớt đến trang 5-6 đang thấy hay và lôi cuốn thì gặp vài ông còm kiểu bố đời thiên hạ rồi này nọ rõ là chán. Thôi trả thớt cho các ông diễn.
P/S: Mong anh linh các anh hùng dân tộc yên nghỉ!
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,458
Động cơ
423,026 Mã lực
Ngày 12-7-2015 đồng đội lên thăm Đài hương 468 và hát bài Về đây đồng đội ơi của nhạc sĩ Trương Quý Hải (1 người lính F356) đơn vị hi sinh nhiều nhất trong trạn 1509 này.
Thật sự xúc động
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,812
Động cơ
479,165 Mã lực
Chiến dịch phản kích MB-84

Tháng 4.1984 - 5.1989, mặt trận Vị Xuyên là điểm chính diện cho cuộc chiến tranh biên giới phía bắc với chiều dài khoảng 10 km, sâu vào nước ta 5 km.

“10 năm liền bám trụ giữ đất Vị Xuyên, Hà Giang (1979 - 1989), hơn 4.000 bộ đội ta hy sinh, hàng ngàn người bị thương. Đến nay còn hơn 2.000 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt và ngày 12.7 hằng năm, cựu chiến binh chúng tôi chọn là ngày giỗ trận Vị Xuyên”, thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân khu 2, nói.


Đoàn cán bộ Cục Tuyên truyền đặc biệt, Tổng cục Chính trị QĐND VN tại hang làng Pinh, cuối năm 1987
Ảnh: Thuận Hóa

Người nằm lại, muộn về

Từng là đại úy, Chính trị viên Đại đội 4 (Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 153, Sư đoàn 356, Quân khu 2) nên ông Nguyễn Ngọc Tân (năm nay 61 tuổi, đang sống ở H.Trấn Yên, Yên Bái) nhớ như in thời điểm cuối tháng 6.1984, Trung đoàn 153 từ hậu cứ làng Pinh (xã Thanh Thủy, H.Vị Xuyên, Hà Giang) hành quân lên điểm cao 812, chuẩn bị cho chiến dịch MB-84 (phản kích lấy lại các điểm cao bị Trung Quốc chiếm đóng, trong ngày 12.7.1984). Vừa dừng nghỉ ven đường, đã bị lính Trung Quốc trên điểm cao 1509 gọi pháo bắn cấp tập khiến cả đội hình hỗn loạn, phó tham mưu trưởng trung đoàn hy sinh ngay tại chỗ.

... “Khi tôi nhận nhiệm vụ Phó tham mưu trưởng Quân khu 2, phụ trách tác chiến mặt trận Vị Xuyên - Hà Tuyên (nay là Hà Giang) lên kiểm tra chốt “Bốn Hầm”. Ở đây ta và địch cách nhau chỉ 10 m. Các chiến sĩ chốt giữ chủ yếu là người Hà Nội, nói: “Mọi người cứ nói bọn em là lính Hà Nội, là công tử, không thể chiến đấu được. Nhưng chúng em thề sẽ ở đây, chiến đấu đến cùng, không để
1 tấc đất của Tổ quốc rơi vào tay địch”. Đúng như vậy, 5 năm liên tục chiến đấu, đơn vị này không ai đào ngũ, các trận địa vẫn được giữ vững”...

(Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy)

Tháng 7.1984, Hà Giang mưa lớn bất thường. Bộ đội cứ đào hầm, che tăng bạt xong là mưa làm sập. Ngày thì đào sửa hầm trú ẩn, đêm thì đi cõng hàng vận tải. Đêm 11.7.1984, đơn vị ông Tân nhận lệnh chuyển đạn vào chân điểm cao 772. Đi qua điểm cao 468 nơi bộ đội Trung đoàn 149 đang phòng ngự, trinh sát dẫn đường lớ ngớ tưởng địch, suýt bắn nhau. Khoảng 2 - 3 giờ ngày 12.7, khi pháo hiệu bắn lên và hỏa lực nã xuống các điểm cao, mọi người trong đơn vị vận tải mới chắc chắn chiến dịch MB-84 bắt đầu. “Từ sáng ấy đến mấy ngày sau, cả Vị Xuyên như một chảo lửa”, đại úy Tân nhớ lại.

Thiếu tướng Hoàng Văn Toái (nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 14, Sư đoàn 313) kể, đầu tháng 7.1984, cấp trên mở chiến dịch phản kích MB-84 và sử dụng 3 trung đoàn bộ binh của các đơn vị mới được điều lên tăng cường cho mặt trận Vị Xuyên là Trung đoàn 876 (Sư đoàn 356) tiến công điểm cao 772; Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 149, Sư đoàn 356) đánh điểm cao 685; Trung đoàn 174 (Sư đoàn 316) tiến công điểm cao 233, bình độ 300, 400. Phía đông sông Lô sử dụng Trung đoàn 141 (Sư đoàn 312, Quân đoàn 1) đánh điểm cao 1030. Rút kinh nghiệm, lần này cấp trên lệnh tiến công vào ban ngày.


ường lên chốt Vị Xuyên, tháng 3.1987

Ảnh: Thuận Hóa

Rạng sáng 12.7.1984. Sau khi hỏa lực bắn phá, bộ binh vừa xung phong thì pháo binh địch bắn trùm lên đội hình ta, gây thương vong lớn. “Do chuẩn bị chưa chu đáo, việc nắm tình hình và đánh giá đối phương chưa đúng, quyết tâm và cách đánh chưa phù hợp nên trận đánh không thành công”, thiếu tướng Toái nhìn nhận.

Chiều tối 12.7.1984, các trung đoàn 14, 266 (Sư đoàn 313) và Trung đoàn 149 (Sư đoàn 356) được lệnh cơ động vào phòng ngự để các đơn vị bạn lui ra củng cố. Đây là thời điểm vô cùng nhạy cảm bởi bộ đội vừa rút ra chưa được 24 giờ, không có thời gian sinh hoạt củng cố, tham gia vận chuyển thương binh cả ngày, tối trở lại ngay trận địa phòng ngự… Chỉ huy các đơn vị phải trực tiếp đến từng đại đội động viên bộ đội làm nhiệm vụ phòng ngự, kiên quyết không cho đối phương lấn chiếm.

Với chiến sĩ Hoàng Văn Phú (Đại đội 4, Tiểu đoàn 14, Sư đoàn 356) thì rạng sáng 12.7.1984, đang ngủ ở đài trinh sát pháo binh trên điểm cao 812, thì bị kéo cổ: “Dậy mau, đánh nhau rồi”. Trong tiếng pháo của 2 bên, anh Phú thấy tổ thông tin bên cạnh rối mù truyền tin “chiếm được điểm này”, “bị mất chốt kia”… Trời sáng rõ, thấy một số người lính bộ binh chạy về, người cầm súng hết đạn, người chỉ có quả lựu đạn cầu, ai cũng lấm lem bùn đất và khói đạn. Thấy 2 đồng hương bị thương, anh Phú phụ giúp đưa vào trạm phẫu ở hang làng Pinh. “Càng ngày thương binh càng kéo xuống đông, chủ yếu là những ca nặng. Trước cửa hang có cái lán dã chiến, những ca nặng về đến nơi hy sinh thì đem thẳng ra lán. Chưa đầy buổi sáng 12.7.1984, cái lán dã chiến dài hàng chục mét đã xếp 2 hàng tử sĩ chật kín”, ông Hoàng Văn Phú kể lại.

Trực tiếp đưa các chiến sĩ hy sinh ở điểm cao 772 về phía sau, đại úy Nguyễn Ngọc Tân hồi tưởng: “Từ sáng 12.7.1984 cho đến cả tuần sau, Đại đội 4 của tôi huy động đến cả “anh nuôi” đi vận chuyển liệt sĩ. Trong đêm tối, đường đi dốc cheo leo, trên điểm cao là kẻ địch rình rập, bên dưới chân đồi anh em mình nằm đó. Chúng tôi phải đưa cáng vào chuyển anh em ra. Mùi thi thể rất đậm nhưng ai cũng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Quân y phát khẩu trang, dầu gió “con hổ” nhưng bôi cả hộp vẫn không át được mùi”.

Anh Danh ơi, giờ nằm đâu ?

Trung tuần tháng 12.1984, Chính trị viên Nguyễn Ngọc Tân cùng Đại đội 4 lên thay nhiệm vụ chiến đấu phòng ngự ở điểm cao 685 và được bố trí làm đại đội vận tải, ở trong hang Làng Lò, ngay sau điểm cao 685, 772. “Cuối tháng 12.1984, đầu tháng 1.1985, mùa đông rét cắt thịt, pháo bắn suốt ngày đêm mà muỗi rừng trong hang nhiều như trấu, đốt đến thót tim. Sinh hoạt cực kỳ thiếu thốn, ăn toàn đồ hộp, thỉnh thoảng đưa được mớ rau muống lên thì chỉ còn cọng rau vàng, già úa. Gian khổ vậy nhưng những lúc ngưng tiếng súng, mọi người quây quần bên nhau rất bình yên như ở quê”, đại úy Tân kể.

“Tôi chơi thân với anh Danh, Chính trị viên Đại đội 2. Hôm trước khi anh lên chốt 685, anh ấy còn dặn tôi không được ăn cá mè. Một ngày sau khi dẫn 1 trung đội lên chiến đấu giữ chốt, bộ đội đưa anh Danh về, toàn thân cháy đen vì trúng quả đạn cháy của địch”, ông Tân rơm rớm nước mắt và nghẹn ngào: “Anh Danh lấy vợ đã 10 năm nhưng chưa có con. Sau chiến dịch MB-84, anh được nghỉ phép, vài tháng sau vợ viết thư báo có bầu, anh Danh khoe khắp đơn vị. Sau này, tôi vào nghĩa trang tạm của sư đoàn ôm nấm mộ anh vẫn còn đắp đất. Mấy chục năm sau quay lại chiến trường xưa, tôi không tìm thấy phần mộ anh Danh và cũng không biết con anh sinh ra thế nào”.

Âm mưu của Trung Quốc là “tập trung tiến công vào khu vực vừa phải, dùng hỏa lực mạnh để sát thương bộ đội chủ lực, phá hoại việc khôi phục kinh tế của VN”. Tháng 4.1984 - 5.1989, mặt trận Vị Xuyên là điểm chính diện cho cuộc chiến tranh biên giới phía bắc với chiều dài khoảng 10 km, sâu vào nước ta 5 km. Trung Quốc đưa hơn 50 vạn quân của 8/10 đại quân khu, tiến công toàn diện biên giới Hà Tuyên, tập trung là H.Vị Xuyên. Chúng cũng huy động khoảng 800 khẩu pháo tập trung đánh vào trận địa hẹp của ta, hòng vẽ lại đường biên giới tới phía bắc suối Thanh Thủy.

Ta có tổ chức nhiều lần phản kích để chiếm lại các điểm cao bị mất song không thành công. Ngày 12.7.1984, chúng ta tổ chức chiếm lại với quy mô lớn nhất gồm 3 trung đoàn, nhưng đều không thành công, ta bị tổn thất lớn, cả ngàn bộ đội hy sinh.

(Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân khu 2)

 

thamvuky

Xe tăng
Biển số
OF-179897
Ngày cấp bằng
4/2/13
Số km
1,905
Động cơ
367,525 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Tế thần ở chỗ nguyên nhân thất bại do gì cụ có xác định được không? Do chiến lược, thám báo hay nội gián? Giờ lôi ông chỉ huy ra xử, gián điệp cấp cao nó chẳng cười khẩy ấy.
Còn phân tích, xử lý chắc chắn là có, chỉ mình ko nắm rõ.
sau thât bại năm 79 tàu nó thay đổi hẳn , sang năm 84 thì thực lực nó vượt trội hơn bên mình. Đã đọc về radar phản pháo của tàu khiên mình chịu nhiều tổn thất
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,572
Động cơ
582,404 Mã lực
Em xem clip trên vnexpress thấy ghi hơn 1000 chiến sĩ thuộc các sư đoàn 312, 316, 356..... hy sinh.

HG1509.png
 

Lonestar

Xe điện
Biển số
OF-203705
Ngày cấp bằng
26/7/13
Số km
3,487
Động cơ
348,261 Mã lực
Em hỏi thật giờ chẳng may có chiến tranh, các cụ có đứng lên cầm súng oánh nhau không :)
Nếu là quân từ Phương Bắc thì kiểu gì em cũng khô máu, nếu quân từ phương Nam lên thì cứ cờ hoa cho nhanh đánh đấm tốn thời gian
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,131
Động cơ
548,499 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các liệt sĩ.


Chuyện lịch sử quân sự thì không bàn. Đó là việc của các cựu binh và các nhà nghiên cứu. Cá nhân em có 3 trải nghiệm.

Một là khi xưa hàng tháng lên Hà Giang, em được ngắm các cao điểm này hàng ngày với màu xanh ngắt phủ kín các triền cao yên bình và thực lòng mong muốn hai bên biên giới mãi mãi không còn thù hận và xung đột để bà con hai bên Việt Trung tối tối nhậu nhẹt với nhau bàn chuyện mần ăn kiếm tiền.

Hai là mỗi lúc lên trên đó gặp trận mưa to, hài cốt tử sĩ hai bên chủ yếu là xương nhỏ và các mảnh xương cùng với các quả mìn nhựa trôi theo nước xuống hào quanh nhà máy. Có bác già cựu binh Hà Nội lên đó quản lý công trường hì hụi đi nhặt mỗi lần cả một thùng nhựa hài cốt rồi đem lên chỗ vách đá mới phát quang để chôn cất vào trong khe núi. Giờ chỗ đó nhà máy cho xây cái miếu thờ để thắp hương.

Ba là ông anh vợ em, đơn vị đã lên xe đi Hà Giang thì có lệnh chuyển về phía sau làm công tác tử sĩ. Hơn hai năm quân ngũ là đào hố mở tăng mang đồng đội xuống suối tắm rửa cho sạch để chuyển về nghĩa trang. Bác ấy bảo mỗi ngày 3 mộ thì tính thời gian làm việc này bác ấy cũng đã tắm rửa cho cả bảy tám trăm đồng đội.
 
Chỉnh sửa cuối:

QueViet

Xe điện
Biển số
OF-59533
Ngày cấp bằng
20/3/10
Số km
2,127
Động cơ
565,089 Mã lực
Các cụ có thể đọc những cuốn sách này để hiểu thêm về hai cuộc chiến bảo vệ Tổ Quốc những năm 1980-1990.
20200712_204148.jpg

Và nữa
20200713_112536.jpg


Cũng xin chép lại lời ca khúc của Diệp Minh Tuyền:
Dù rằng đời ta thích hoa hồng
Kẻ thù buộc ta ôm cây súng....
 
Chỉnh sửa cuối:

trong_dshl

Xe máy
Biển số
OF-103989
Ngày cấp bằng
24/6/11
Số km
60
Động cơ
395,286 Mã lực
Cuối 83, đầu 84 tôi có theo đội trinh sát các cao điểm khu vực này, khi tôi xuống có gặp 1 số đơn vị bắt đầu chuyển đến và có nghe hơi đc là sẽ có đánh nhau. Là lính năm thứ 4 nên tôi chỉ biết thở dài, đến tháng 4/84 tôi đc ra quân, mãi năm 87 tôi mới đc nghe tin về trận này, dù ko rõ thực hư nhưng chỉ biết khóc.
 

bepcuongthinh

Xe buýt
Biển số
OF-724680
Ngày cấp bằng
9/4/20
Số km
945
Động cơ
95,072 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Đông
Website
bepcuongthinh.vn
Các cụ có thể đọc những cuốn sách này để hiểu thêm về hai cuộc chiến bảo vệ Tổ Quốc những năm 1980-1990.
View attachment 4818957
vâng e cũng đã mua cuốn hồi ức chiến tranh vị xuyên về đọc xem để cảm nhận có cái nhìn rõ hơn về cuộc chiến này
 

namson229

Xe điện
Biển số
OF-537189
Ngày cấp bằng
15/10/17
Số km
4,523
Động cơ
215,771 Mã lực
theo báo nhật - hình như chiến dịch bị lộ, lên quân ta thiệt hại nhiều? có bài trên mạng lâu lâu rồi, bọn tàu sau còn dùng súng phun lửa để đốt xác bộ đội ta, nhưng thông tin từ VN rất ít? tưởng nhớ các liệt sỹ đã hy sinh anh dũng!
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,574
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Em hỏi thật giờ chẳng may có chiến tranh, các cụ có đứng lên cầm súng oánh nhau không :)
Ông Nội em đánh Pháp, Bố em đánh Mỹ, Cam. Giờ có lệnh tổng động viên là em lên đường.
 

hamcuare!

Xe lăn
Biển số
OF-110263
Ngày cấp bằng
24/8/11
Số km
10,940
Động cơ
961,762 Mã lực
Trận Vị Xuyên này quá khốc liệt và quá ngắn, chỉ có người tham za (đã hy sinh gần hết) và suýt tham gia... mong nhận thêm đc các hồi ức của các cụ cựu chiến binh.
 

HI_CLASS

Xe container
Biển số
OF-53175
Ngày cấp bằng
19/12/09
Số km
5,422
Động cơ
502,412 Mã lực
Nơi ở
chốn hẹn hò
Ông Nội em đánh Pháp, Bố em đánh Mỹ, Cam. Giờ có lệnh tổng động viên là em lên đường.
Bất kể thằng nào dù đông, tây, nam hay bắc mà mag bom đạn dội lên đầu dân tộc, đất nước này là e cũng xug phog lên đường dù ở chế độ nào.
 

Nguyenhongson26

Xe tăng
Biển số
OF-573604
Ngày cấp bằng
11/6/18
Số km
1,914
Động cơ
163,320 Mã lực
Tuổi
46
Cờ nào thì cờ. Đánh TQ dân Việt (các dân tộc) tất tay chơi tất. Kể cả người Hoa khi đã thoát ly hầu hết đều đặt bản thân ở đẳng cấp cao hơn đại lục.
Đất nước Việt Nam chống giặc ngoại xâm chỉ có duy nhất 1 lá cờ đỏ sao vàng thôi.Làm gì có chuyện có cờ xứ Catalan ở đây mà cờ nào thì cờ hả cụ
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,413
Động cơ
511,317 Mã lực
Đất nước Việt Nam chống giặc ngoại xâm chỉ có duy nhất 1 lá cờ đỏ sao vàng thôi.Làm gì có chuyện có cờ xứ Catalan ở đây mà cờ nào thì cờ hả cụ
Không cụ ạ. Cờ chúng ta là cờ dân tộc. Cứ là người Việt đồng lòng (riêng với Trung Quốc thôi cụ nhé)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top