Cái này em nghĩ nhiều cụ nắm rõ hơn nên e chỉ giải đáp phần nào hộ cụ, thiếu đâu nhờ các cụ góp ý.
*Bọn tây nó làm đế da mà ko dán cao su vì: nếu dán thì đó là "phản khoa học" cụ ạ
Đế da hay cụ thể hơn thì cấu thành 1 bộ đế da sẽ bao gồm: cái lớp mặt ngoài của bộ đế làm bằng da, lớp lót trong lòng giày mà tiếp xúc với chân cũng bằng da, có thêm 1 lớp nằm giữa 2 lớp đó cũng bằng da. Thuật ngữ nó là outsole, midsole, insole theo đúng vị trí em mô tả, 3 lớp đó sẽ khác nhau về chất da, độ dày mỏng. Ngoài ra còn có những vật liệu khác đi kèm như bần, họ cũng nhồi trong bộ đế đó. Tất cả những thành phần và vật liệu đó đều có tác dụng là hút ẩm, tạo sự lưu thông khí qua các lớp da. Nếu cụ dán cao su thì không khác nào nhà cụ có cái cửa sổ xong bị thằng hàng xóm nó cho quả tường trước mặt
*Tại sao cụ phải chống trơn, bảo vệ đế?
- Vì cụ không đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng. Giày đế da khi mới, cụ không thể một phát xuống đường được. Cụ phải đi nháp. Đi nháp ở đâu? ở nhà, ở văn phòng, ở sân nhà, ở hiên, v.v... những nơi có nền gạch mịn đến ráp vừa phải. Để làm j? để cụ mài cái mặt đế nó xước đi, càng xước thì độ ma sát tăng lên. Đi thế nào? đi vài chục vài trăm bước tùy cụ, mỗi ngày đi 1 ít, chia ra lúc nào rảnh thì cụ đi, mỏi thì lại cởi giày ra ngắm nghía, vuốt ve, cho chân nghỉ ngơi (giày mới thường bao h cũng mỏi). Đi bao lâu? khoảng 2-3 tuần đến khi cụ cảm thấy mặt đế ngoài đủ chai sạn r thì cụ có thể đi cả ngày bình thường. Tất cả quá trình này là break-in, giống như chạy xe mới cụ phải rốt-đa tầm 5000km vậy
- Đế da không cần bảo vệ cụ nhé. Giày tầm thấp, giá ko cao mà hỏng thì thôi cụ mua đôi mới. Giày tầm khá, cao tiền, hỏng thì cụ thay đế. Cẩn thận thì cụ mua đồ chăm sóc về dưỡng đế thôi