- Biển số
- OF-570365
- Ngày cấp bằng
- 22/5/18
- Số km
- 7,572
- Động cơ
- 245,979 Mã lực
- Tuổi
- 50
Ok, hiểu rồi. Bác ko thích đế giữa ( midsole ) dày vì tuy nó êm nhưng dễ lật cổ chân, em đoán có đúng ko ?Giày chạy của em toàn là loại đế mỏng và cứng của giày training, giày đế xuồng thấp và các loại giày casual đế bằng như Superga, Converse, Warrior (bata Tàu)... Do em hay chạy biến tốc nên ko thích loại đế dày và êm. Đôi Reebok có cái lót bên trên là đôi giày chạy hiếm hoi có đế dày và em đã phải thay cái lót quế vào cho nó... bớt êm.
Còn giày cứng nhất của em là đôi giày nội địa Jap đế gỗ em đặt order của 1 cụ trên này. Lót thêm cái lót Reebok kia vào nó êm gấp đôi luôn.
Nếu bác thích giày có đế mỏng, thì đế lót ( insole và sockliner ) đúng là rất quan trọng. Nhưng đế rubber ( đế ngoài - outsole ) có vai trò thầm lặng mà ít người biết.
Đại đa số các hãng giày thể thao theo như em thấy, có lẽ là vì các lý do thương mại, nên ko tối ưu hoá các tính năng của đế cao su. Thực tế là đế cao su hiện nay có độ cứng khoảng 65 - 70 shore A, thành phần cao su ko chống trượt. Nói nôm na là đế cao su có thể êm hơn ( nhờ mềm hơn ) và chống trượt tốt hơn nhiều, nhưng các hãng ko làm. Bình thường thì ko sao, nhưng khi đường chạy trơn trượt bác sẽ thấy các vấn đề của đế cao su hiện nay lộ ra.
Họ cũng có thể cải tiến cái đế giữa mỏng mảnh bằng các loại vật liệu có độ nẩy tốt hơn hoặc chịu chấn động tốt hơn, phần này thì em biết chắc, do nhiều lý do thương mại và đấu đá nội bộ, họ cũng ko làm.
Em gửi bác vài thông tin tham khảo thôi, chả khẳng định cái gì, gì hiện nay giày thể thao cao cấp la liệt trên thị trường, người tiêu dùng có vô số các lựa chọn.