- Biển số
- OF-67322
- Ngày cấp bằng
- 29/6/10
- Số km
- 22
- Động cơ
- 433,020 Mã lực
Xe em E39 đến thời điểm này đã chẵn 20 năm tuổi mà tổng hóa đơn sửa chữa kế toán cộng từ lúc mới hết có 140 tr
320 của em mỗi năm 3 triệu thay dầu và lọc gió. Xe đi được 3 vạn trong 3 nămsau 5 năm con bmw 320i của mình hết tổng cộng 45 triệu tiền cho em nó vận hành., không tính xăng xe
Đi 8000km còn chưa phải thay dầu, bảo dưỡng cái mịa gì ko biết. Xe mới bất kỳ loại gì cứ thay dầu đổ xăng định kỳ, ko đâm đụng gì thì gần như ko mất tiền trong 3-5 năm đầuĐi 8.000km bảo dưỡng hết 25 triệu, miẹ, toàn bọn nói phét.
Cám ơn thông tin cụĐi 8000km còn chưa phải thay dầu, bảo dưỡng cái mịa gì ko biết. Xe mới bất kỳ loại gì cứ thay dầu đổ xăng định kỳ, ko đâm đụng gì thì gần như ko mất tiền trong 3-5 năm đầu
Cụ không đi à xe để ngắm à.? Em đi xe Đức đến giờ cũng được 15 năm. Xe của cụ là con m5 à? 20 năm mà sửa chữa chưa đến 200 tr thì cụ gọi hãng bmv kiểu gì người ta cũng tặng cụ xe mới.Xe em E39 đến thời điểm này đã chẵn 20 năm tuổi mà tổng hóa đơn sửa chữa kế toán cộng từ lúc mới hết có 140 tr
Em đi E46 2,5 năm bon 9 vạn km sửa bét nhè cũng k quá 150mil^^em đọc bài báo bên vtc, cụ nào đi X3 hay X5 cho ý kiến?
Không thể phủ nhận sự cao cấp, xa xỉ của những chiếc xe sang như Mercedes, BMW, Audi hay Bentley, Maybach,... tuy nhiên, không chỉ “đắt xắt ra miếng” khi mua, mỗi lần mang đi bảo dưỡng sửa chữa lại là một lần “đốt” tiền của ông chủ vì giá đơn có thể lên đến 500 - 700 triệu đồng.
Nhân viên kỹ thuật của một thương hiệu xe sang tại Hà Nội cho biết, để đảm bảo những chiếc xe sang Mercedes, BMW, Audi,... hoạt động tốt, phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ.
Tính bình quân, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa dành cho ô tô hạng sang vào khoảng 5.000 đồng/km. Như vậy, ước tính một chiếc xe sang chạy được 100.000 km thì chi phí dành cho bảo dưỡng, thay thế phụ tùng sẽ vào khoảng 500 triệu đồng, tương đương với số tiền mua 1 chiếc ô tô cỡ nhỏ hiện nay.
Sửa ô tô sang bị chém 700 triệu: Đại gia cũng phát hoảng. (Ảnh minh họa)
Giám đốc một DN tư nhân tại TP.HCM đang sở hữu 1 chiếc Mercedes GL 350 cho biết ông đã mua xe này hơn 2 năm. Theo định kỳ, cứ chạy được 8.000 km, tương đương với khoảng 6 tháng, ông lại đưa xe vào xưởng để bảo dưỡng, thay thế phụ tùng một lần. Hóa đơn thanh toán thấp nhất là 25 triệu đồng, lần cao thì hơn 30 triệu đồng. Chiếc xe này sau 4 lần vào xưởng, hết hơn 100 triệu đồng. Tính ra, chi phí bình quân ở mức 3.500 đồng/km.
Một ông chủ khác, tại TP.HCM, đang sở hữu chiếc BMW X3 cho biết, cứ mỗi lần đưa xe vào xưởng là phải chuẩn bị khoản tiền ít nhất 30 triệu đồng “dắt lưng”, bởi mọi chi phí với sửa chữa thay thế phụ tùng xe BMW cũng khá cao. Chiếc xe này ông mua từ năm 2012, đến nay đã tốn hơn 500 triệu đồng chi phí bảo dưỡng sửa chữa, thay thế phụ tùng.
Vào đại lý, chỉ thay bộ chổi cho cần gạt mưa, loại phụ tùng có giá “bèo” nhất, cũng tốn 3 triệu đồng. Xe càng đi lâu, càng phải thay thế nhiều phụ tùng và chi phí càng về sau càng cao. Thay bộ phanh cũng tốn vài chục triệu đồng, còn nếu thay đôi giảm xóc trước thì phải tốn trên 100 triệu đồng, ông chủ này cho biết.
Số tiền sửa chiếc Bentley Mulsanne của nhà giàu Việt có thể mua được một chiếc xe mới hạng trung.
Với xe siêu sang thì chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng còn cao hơn, ước tính bình quân khoảng 9.000 đồng/km, thậm chí còn hơn.
Mới đây, thông tin về chiếc xe siêu sang Bentley Mulsanne, sau 5 năm sử dụng tại Việt Nam, khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng với hóa đơn hết 733 triệu đồng, được đưa lên mạng khiến nhiều người không khỏi giật mình. Với số tiền quá lớn như vậy, có thể tậu được một chiếc ô tô phổ thông hạng C.
Mỗi chiếc xe sang, đặc biệt là xe siêu sang, được thiết kế rất phức tạp, bao gồm nhiều linh kiện cảm biến đo nhiệt độ, áp suất, gia tốc, điều hướng..v..v... Thật không may, khi phải hoạt động với cường độ cao, những linh kiện điện tử này lại là những bộ phận dễ bị “hắt hơi sổ mũi” nhất. Sự sung sướng luôn có giá của nó.
Ngoài ra, những hãng xe này luôn có quy trình bảo dưỡng, bảo trì theo tiêu chuẩn rất ngặt nghèo, các phụ tùng đều được nhập khẩu độc quyền, cũng góp phần đẩy giá sửa chữa lên cao.
Đặc biệt, với những thương hiệu xe sang, siêu sang tại Việt Nam có doanh số bán thấp, thì chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng càng cao. Doanh số bán thấp, sẽ có ít xe vào xưởng bảo dưỡng sửa chữa định kỳ, nên tính bình quân, giá dịch vụ sẽ cao.
Chính vì vậy, không ít các đại gia chơi xe sang, siêu sang thấy “xót của”, thường không đưa xe vào đại lý chính hãng mà đưa ra các cơ sở bên ngoài bảo dưỡng, sửa chữa, thay tế phụ tùng cho nó rẻ.
Tuy nhiên, với chiếc Bentley Mulsanne nêu trên, điều này có vẻ không đúng. Qua tìm hiểu, hóa đơn 733 triệu đồng nêu trên không phải của đại lý chính hãng mà của cơ sở sửa chữa bên ngoài. Đại diện Bentley chính hãng tại Hà Nội xác nhận, xem hóa đơn thấy chi phí phụ tùng và dịch vụ cao hơn của họ khoảng 20%.