E nhờ a Gù cóp nhặt đc mấy cái hay hay để các bác tham khảo thêm
Yêu cầu khi chụp ảnh đêm pháo hoa là lấy được trọn vẹn thế giới màu sắc lung linh rực rỡ, nét sinh động nhưng không được để bị nhiễu khi pháo hoa hiện lên trên bầu trời.
Chọn bố cục tốt nhất
Nếu có thể bạn hãy tận dụng sự phản chiếu ánh sáng của pháo hoa lên những toà nhà cao tầng hay mặt nước khi phối cảnh có được bố cục độc đáo nhất.
Săn lùng vị trí
Sau khi định vị được điểm bắn pháo hoa và vị trí của khẩu đại bác, bạn hãy tìm kiếm nơi thích hợp để đón chờ sự kiện diễn ra. Tuy nhiên, không chỉ một mà hãy tìm nhiều vị trí để chụp. Trong chế độ bắn pháo hoa bạn hãy cài đặt một trong hai chế độ chụp xuôi hoặc ngang chiều gió. Trong ảnh là bức chụp ngang gió, xuyên qua làn khói mỏng.
Không chỉ có pháo hoa
Hãy đưa cả toà nhà, lùm cây hay nhóm người vào tầng thấp của bức ảnh. Chẳng hạn ở bức ảnh dưới đây, người chụp đã đứng trên một toà nhà văn phòng cao tầng và để ảnh khổ dọc. Nó giúp bạn nhận ra sự truyền thu năng lượng phi thường của pháo hoa.
Chụp với các chức năng chỉnh tay
Hãy sử dụng các chế độ phơi sáng chỉnh tay (để chế độ dưới ánh đèn tròn) và lấy nét thủ công để ở vô cực. Tắt flash vì thực sự bạn sẽ không cần đến nó.
Bão hòa màu
Nếu chụp bằng máy ảnh phim, hãy sử dụng các loại film slive bão hoà màu cực tốt như Velvia của Fujifilm; hay E100VS của Kodak. Nếu là máy kỹ thuật số, hãy dùng chế độ “High Color Saturation” thường tìm thấy trong menu cài đặt (setup) của các máy ảnh.
Không cần góc chụp quá rộng
Để góc chụp rộng sẽ giúp thu được hình ảnh của nhiều nhánh pháo hoa toả rộng ra cùng một lúc nhưng khi lên hình chùm pháo hoa này hiện lên thường rất nhỏ. Do đó, tốt nhất hãy chọn nhánh nổi bật trên không và đừng ngại nếu chỉ lấy được phần trung tâm của nó. Như bức ảnh này, mép ngoài của chùm pháo sáng bị xén mất nhưng vẫn truyền tải thông điệp một cách khá trọn vẹn.
Ghép nhiều hơn một chùm pháo hoa trong hình
Đặt trên chiếc giá đỡ ba chân. Trước khi quả pháo đầu tiên được bắn lên, dùng nắp nhựa đen để chắn ống kính (cài đặt ở f/5.6) và sử dụng một loại điều khiển từ xa loại có dây với ngón luôn sẵn sàng tư thế chụp.
Khi loạt pháo đầu tiên vừa thăng hoa, hãy mở ngay tấm bìa, chờ vài giây và bấm nút chụp, cố gắng đừng làm ống kính hay thân máy chấn động. Ngay khi quả pháo đầu vừa tàn, tiếp tục che ống kính lại và giữ nút chụp ở tư thế sẵn sàng cho quả pháo tiếp theo, lặp lại quá trình này 3 tới 6 lần với thời gian phơi sáng chừng 15 đến 20 giây. Kỹ thuật này cho bạn kiểu chụp nhiều tầng, nhiều chùm pháo hoa trên một bức ảnh.
Kinh nghiệm là trên hết
Hãy lắc nhẹ máy ảnh trong suốt quá trình phơi sáng, sau đó chụp ảnh pháo hoa nhưng cố gắng lấy được cả quang cảnh, không khí lễ hội đặc biệt là những khuôn mặt trẻ thơ rạng rỡ đầy vẻ tò mò ngạc nhiên. Chắc chắn bức ảnh đầy màu sắc rực rỡ của bạn sẽ sống động cuốn hút hơn.
Bí mật đằng sau việc ghi hình pháo hoa là bạn phải chụp ở tốc độ cực thấp mới có thể ghi được các tia ánh sáng đầy màu sắc bùng sáng trên bầu trời. Điều này cũng có nghĩa bạn cần những chiếc máy có khả năng ổn định hình ảnh để chụp không bị mờ.
Cách tốt nhất để ổn định hình ảnh là sử dụng chạc 3 chân, khi đó các thao tác chụp của bạn sẽ liền mạch và không bị tác động bởi các rung động không mong muốn.
Nếu bạn sử dụng loại máy SLR số (DSLR) thì tốt nhất là mua loại cáp chụp để không phải chạm vào máy khi chụp ảnh.
Còn nếu sử dụng loại máy ảnh "ngắm và chụp" (point-and-shoot), hoặc các mẫu máy ngắm-chụp cao cấp hơn thì bạn cần kích hoạt chế độ "Pháo hoa" (Fireworks). Máy sẽ tự động chuyển sang chế độ chụp các vật thể có độ bùng nổ dài trong đêm tối.
Nói chung chế độ cấu hình sẵn (preset) dành cho pháo hoa của các loại máy ảnh khá tốt. Khi đó máy sẽ tắt đèn flash, ngắt chế độ tự lấy nét và bù phơi sáng, giảm tốc độ chụp và khẩu độ, đồng thời giảm mức nhạy sáng (ISO).
Một số mẫu máy "ngắm và chụp" có thể thiếu mất chế độ dành riêng cho pháo hoa, nhưng bạn vẫn có thể tự điều chỉnh các thông số để đạt được kết quả như mong muốn. Trong khi đó, hầu hết các máy DSLR đều không có chế độ preset dành cho pháo hoa. Đối với những trường hợp này, cần đặt ISO của máy ở mức thấp nhất nhằm giảm độ nhiễu mà máy sinh ra trong quá trình phơi sáng dài.
Bạn cũng nên tắt chế độ tự lấy nét, và đặt điểm nét về vô cực để máy không tìm kiếm các vật thể trong đêm tối khi bạn chuẩn bị chụp. Nếu máy ảnh không có chế độ điều chỉnh thủ công, bạn cần chuyển chúng sang chế độ "landscape" để máy cầu hình điểm nét về vô vực và môi trường ánh sáng thấp sẽ khiến cho máy chụp ở tốc độ chậm hơn.
Nếu bạn có thể kiểm soát được thiết lập khẩu độ trên các máy "ngắm và chụp" thì nên quay chúng về mức f/ thấp, khoảng giữa f/8 và f/16. Điều này sẽ giúp ngăn độ phơi sáng quá mức và tránh những điểm nhòe sáng trên bầu trời đêm (khi pháo hoa bắn lên).
Và cuối cùng, bạn cần thiết lập ở tốc độ chụp chậm hơn, khoảng từ 1 giây tới 16 giây, tùy thuộc vào lượng sáng xung quanh và cách mà pháo hoa phát nổ trên bầu trời. Mức phơi sáng càng dài thì lượng pháo hoa chụp được càng nhiều và các đuôi sáng càng dài hơn. Do vậy, đầu tiên bạn nên thử ở mức tốc độ 1-4 giây xem kết quả như thế nào trước đã.
Còn những hệ máy DSLR thì việc chụp pháo hoa lại dễ dàng hơn, hay nói cách khác nó có nhiều lựa chọn hơn. Hãy đặt máy ở chế độ điều khiển thủ công hoàn toàn, rồi chọn trước tiêu cự cho ống kính (trừ khi bạn sử dụng ống kính gốc chỉ có một tiêu cực, còn khẩu độ sẽ thay đổi mỗi khi bạn điều chỉnh tiêu cự); đặt độ mở của khẩu độ chậm; tốc độ chụp chậm. Hầu hết các máy SLR đều có chế độ "bóng đèn" giúp cửa chập luôn mở khi bạn giữ nút chụp. Bạn cũng có thể sử dụng chế độ này để ghi độ phơi sáng trong vòng 30 giây.
Chúc các bác có nhiều ảnh pháo hoa đẹp để bà con chiêm ngưỡng !!! (b)