dạ nhân đây em xin copy paste sang hầu các bác ạ
1. Dùng tripod:
Trước hết, bạn cần thiết phải có chân chống máy (tripod). Không có cách nào bạn tránh khỏi dùng tripod, vì tấm ảnh ấn tượng gần như chắc chắn sẻ đòi hỏI bạn mở màn chập (shutter) vài giây đồng hồ. Vì thế, máy ảnh của bạn phải được giữ vững và đảm bảo đứng yên khi bạn chụp.
Bạn cũng nên tìm cách chụp ảnh mà không đụng vào máy. Các máy chuyên nghiệp trước đây hay dùng nút bấm nối bằng dây (cable remote shutter release) các máy sau này thì dùng nút bấm không dây (wireless electronic remote). Loại nào cũng được miễn là nó hoạt động… mà không cần bạn nhấn ngón tay vô làm rung máy.
2. Dùng đúng loại film:
Hoàn toàn ngược lại với đa số suy đoán, film càng chậm và càng ít nhạy với ánh sáng (slower speed film) càng tốt cho chụp pháo hoa. Film nhanh và nhạy ánh sáng sẽ làm cho ảnh ít đậm đà màu sắc và ít trong trẻo – nguyên lý hoàn toàn ngược với chụp chủ thể trong bóng tối.
Cho nên nếu bạn chụp film thì mua film ISO 50, ISO 64, hay ISO 100… và nhớ mua nhiều cuộn film. Nếu bạn đang chụp gần đến giai đoạn đẹp nhất mà hết film thì tiếc lắm. Nếu bạn dùng máy digital thì để ISO thấp nhất… và đem theo nhiều thẻ nhớ để không mất phần hay nhất.
Dùng film chậm và ít nhạy ánh sáng đi đôi với dùng tripod rất quan trọng.
3. Chọn địa điểm chụp:
Cũng như khi chụp mặt trời lặn hay chụp cảnh panorama, chúng ta nên xen vào những vật thể thú vị làm cho ảnh ấn tượng hơn. Một toà nhà được soi sáng hay một tượng đài thể hiện trong bầu trời tỏa sáng pháo hoa sẻ làm ảnh của bạn ấn tượng hơn của các nhiếp ảnh gia khác.
Khi chụp pháo hoa, ít khi tôi muốn đến các chổ tụ tập bán vé coi pháo hoa. Thay vào đó tôi đi xung quanh khu vực pháo hoa bắn lùng sục chung quanh trước mấy ngày, tìm một chổ vắng vẻ mà tôi có thể nhìn rỏ lể hội và có cái tòa nhà hay tượng đài…
4. Khẩu độ, tốc độ và thời điểm:
Trước khi bắt đầu, để khẩu độ f8.0 hay nhiều hơn một tý. Chờ đến khi bạn thấy một cái tia lửa sắp vọt lên không trung (nếu không thì ráng canh coi khi nào người ta sắp bắn lên)
Để máy ở chế độ “bulb” (nếu máy bạn có chế độ này), nếu không thì để khoảng từ 4 giây – 20 giây tùy theo pháo hoa lâu hay mau và tùy khẩu độ. Thường thường có thể để khẩu độ bulb rồI ngưng khi nào một cái pháo hoa bung ra hết rồi tắt.
Nếu có chủ thể mà bạn muốn xen thêm vô ảnh thì đo sáng từ chủ thể đó, nếu không thì cứ thử mấy khẩu độ khác nhau cho vui.
5. Tránh ánh sáng thừa:
Khi bạn chụp mà không để mắt vào lổ ngắm (view finder), ánh sáng không ước tính có thể len vào máy làm ảnh hơi sáng, để tránh trường hợp này các bạn nên che lại. Một số máy ảnh có kèm theo miếng che, nếu không có thì bạn lấy giấy đen dán kín lại để ánh sáng không lọt vào từ đàng sau là được rồi.
6. Dùng máy film và máy kỹ thuật số:
Vậy dùng máy film và máy kỹ thuật số thì có khác nhau nhiều không? Không nhiều lắm, về nguyên tắc vẫn giống nhau.
Cái khác nhau nhiều ít là giữa máy Point&Shoot tự động và máy có khả điều chỉnh. Nếu máy của bạn cho phép mở ống kính rất lâu (bulb mode) là bạn có thể chụp pháo hoa được rồi.
7. Mẹo vặt khi không có tripod:
Bạn không có tripod… không sao, bạn tìm 1 cái bờ tường hay cái bệ chêm kỹ càng làm tripod. Nếu bạn chêm không kỹ mà máy rớt xuống đừng có đền người viết bài này.
8. Mẹo vặt khi không có remote:
Tôi không có nút bấm remote… không sao, có 2 cách:
Cách 1: tôi để hệ thống chụp tự động (timer) thật ngắn. Sau đó phải tự đoán khi nào họ bắn lên thì bấm trước đó vài giây. Cách này hơi khó nhưng còn dễ có ảnh đẹp hơn là rung máy.
Cách 2: cách này hơi giống chụp pin hole, nếu máy tôi có chế độ bulb để máy mở thật lâu, sau đó làm các bước sau:
a. tôi sẽ lấy 1 cái nón hay khăn màu đen đậy ốnh kính
b. sau đó nhẹ nhảng bấm máy, vì ống kính bị che kín nên không có gì thâu lại cái rung
c. sau đó khi thấy pháo bắn lên thì lấy đồ che ống kính ra để bắt đầu thâu ánh sáng
d. khi pháo bung ra hết... nhẹ nhàng che ống kính lại cho tối om
e. cuối cùng bấm máy để đóng sensor.
(bản quyền thuộc VNPHOTO>NET) llink tham khảo
http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=984