- Biển số
- OF-355609
- Ngày cấp bằng
- 27/2/15
- Số km
- 584
- Động cơ
- 266,940 Mã lực
Hầu hết các biển báo hạn chế tốc độ đều đặt ở bên vệ đường, không nằm trong tầm nhìn, hoặc bị khuất bên các biển báo khác.
Chính phủ và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đang tập trung chấn chỉnh việc vi phạm tốc độ của các loại phương tiện trên các tuyến đường trong cả nước, nhân dân rất đồng tình và ủng hộ việc này, số lượng tai nạn giao thông đã tăng rất cao, số thiệt hại về con người ngày càng khủng khiếp. Tôi xin đóng góp thêm ý kiến về vấn đề này.
Tôi là lái xe không chuyên nghiệp, có mua ôtô để dùng trong gia đình khi cần đi xa. Sau khi có giấy phép, lái xe trên đường tôi luôn tự nhắc mình chấp hành các biển báo, trong đó có biển báo về tốc độ. Tuy nhiên tôi đã bị cảnh sát giao thông phạt vì không chấp hành quy định về hạn chế tốc độ, việc phạt là đúng, tôi cũng đã nghiêm chỉnh nộp phạt nhưng lý do thực sự là: tôi đã không nhìn thấy biển báo hạn chế hạn chế tốc độ.
Sau khi bị phạt, tôi lại càng tập trung chú ý tìm xem biển báo hạn chế tốc độ ở đâu để tuân thủ cho đúng, để tránh gây tai nạn, tránh bị phạt. Nhưng, đã có lần suýt gây tai nạn vì vừa lái xe vừa phải chăm chú tìm các biển báo. Và tôi thấy một thực tế rất nguy hiểm về các biển báo hạn chế tốc độ đặt bên đường.
Sự nguy hiểm do cách đặt biển báo giao thông gây ra
1. Hầu hết các biển báo hạn chế tốc độ đều đặt ở một bên vệ đường, không nằm trong tầm nhìn tập trung chính của người lái, tài xế vừa phải quan sát con đường phía trước vừa phải liếc sang phía phải để tìm biển báo tốc độ.
2. Các biển báo tốc độ đặt bên vệ đường nhiều khi bị lẩn khuất bên các bảng hiệu, biển quảng cáo, cây cối, mái che của nhà dân, hàng quán ven đường, nhiều khi có chiếc xe tải đậu bên lề là che khuất hết cả biển báo,…làm cho người lái khó nhận ra. Xe 4 chỗ đi ở làn trong, lúc có cả đoàn dài xe tải, xe container nối đuôi nhau đi ở làn ngoài là không thể nào nhìn thấy biển báo.
3. Lúc trời về chiều nhập nhoạng tối hay ban đêm, tờ mờ sáng là đáng sợ nhất, lái xe phải hết sức tập trung chú ý con đường thiếu sáng ở phía trước đã mệt lại phải luôn căng mắt liếc tìm biển báo giao thông nằm bên vệ đường trong bóng tối nhập nhòe, tôi đã suýt nữa gây tai nạn vào thời gian này.
4. Nhiều biển báo hạn chế tốc độ đặt không phụ thuộc vào độ rộng hẹp, thông thoáng của con đường hay mật độ dân cư hai bên đường, mà hình như chỉ dựa vào địa giới hành chính. Tôi thấy có đoạn đường rất rộng, hai bên nhà cửa thưa thớt nhưng tốc độ hạn chế 50 km/h. Đọan đường rất hẹp, nhà dân sát hai bên lại cho tốc độ 80 km/h.
Việc này chắc có lý do, nhưng làm người lái xe không thể nhìn đường mà đoán được đoạn này có hạn chế tốc độ hay không, để lúc đó mới chú ý tìm biển báo, nên suốt chặng đường bất kỳ lúc nào cũng phải luôn liếc sang bên vệ đường để tìm biển báo. Với một lái xe nghiệp dư như tôi việc luôn chú ý liếc sang bên như vậy rất mệt mỏi, gây khó khăn cho việc lái xe an toàn.
5. Những người mới lái xe như tôi đang đi với tốc độ xe hơi, luôn phải tập trung nhìn phía trước để đề phòng các xe máy đi sát bên, đề phòng trẻ em bất ngờ chạy băng ngang đường, đề phòng trâu bò, ổ gà, cát đá rơi trên đường...Trong khi đó, lại phải luôn liếc qua bên phải tìm trong rất nhiều nhà cửa, bảng hiệu, cây cối, xe cộ... để cố phát hiện một biển báo hạn chế tốc độ mà tuân thủ cho đúng thì thật đáng sợ, rất dễ mất tập trung và gây tai nạn.
6. Cách gắn biển báo giao thông của ta chỉ có các lái xe chuyên nghiệp thường đi trên các đoạn đường đã qua nhiều lần mới biết, còn các lái xe không chuyên, đi qua những con đường mới đi lần đầu thì rất giống như một sự đánh đố. Rất nhiều người đã bị phạt đi quá tốc độ và có thể có cả những tai nạn đã xảy ra cũng vì lý do này.
7. Mặt khác, các biển báo lại có rất nhiều chữ, nhiều hình, người lái xe trong khi di chuyển khó mà đọc cho hết được. Nếu một ngày nào đó, trong số các bạn lái xe trên một con đường chưa quen, phải tự mình tìm các biển báo giao thông thì sẽ thấy những điều như trên.
Đề xuất cách giải quyết
Trong lần đi công tác nước ngoài tôi thấy họ đặt các biển báo tốc độ rất khoa học. Nguyên tắc đặt biển báo là luôn cố gắng ở hướng phía trước, đối diện người lái xe, đập vào mắt người lái xe, phải dễ thấy nhất và gây sự chú ý cao nhất đối cho người lái.
Họ dựng một khung thép lớn nằm ngang phía trên con đường có gắn đèn nhấp nháy và biển báo hạn chế tốc độ, không có gì che khuất, người lái chắc chắn nhìn thấy, không phải liếc sang bên để tìm.
Ngoài ra, họ còn dùng sơn phản quang vẽ rất lớn trên mặt đường con số tốc độ cho phép như 60, 80 hay 100 và vẽ lặp lại vài lần để người lái xe phải thấy.
Chỉ có những đoạn đường rất vắng xe, ít dân cư, ven đường rất trống trải mới chỉ để biển báo một bên vệ đường và biển báo của họ cũng rất ít chữ.
Với tình hình thực tế trong cách đặt biển báo giao thông hiện nay, đất nước còn nghèo không đủ tiền để xây khung thép trên mọi con đường để lắp đèn nhấp nháy và bảng hạn chế tốc độ, nhưng chúng ta có thể làm điều đơn giản và rẻ tiền này:
- Dùng sơn phản quang hay sơn vàng vẽ lớn lên trên mặt đường dấu hiệu chú ý hạn chế tốc độ tại các điểm cần hạn chế tốc độ (các điểm mà bên lề đường đã có biển báo), và các điểm hết hạn chế tốc độ (các điểm bên lề đường đã có biển báo về lại tốc độ bình thường).
- Các dấu hiệu cần đơn giản, dễ nhận biết, phải đối diện với hướng nhìn thẳng của người lái xe, và lặp lại sau 15–20 mét, để người lái chắc chắn phải nhìn thấy.
Việc này rất đơn giản, không tốn kém nhiều, nhưng giúp ích rất nhiều cho những tài xế, nhất là những lái xe không chuyên nghiệp, giúp ích rất nhiều cho an toàn giao thông.
Tôi thấy trên đường cao tốc TP HCM – Trung Lương, có vẽ ngay trên mặt đường các dấu hiệu về tốc độ cho phép như vậy.
Tôi tha thiết mong các cơ quan quản lý, nhanh chóng xem xét thực tế nguy hiểm của việc chỉ đặt biển báo bên lề đường như hiện nay, nhanh chóng chỉ đạo làm thêm dấu hiệu báo tốc độ trên mặt đường như các nước khác đã làm. Để người lái xe chúng tôi dễ dàng nhìn thấy, không phải liếc ngang liếc dọc tìm biển báo. Để chúng tôi được tập trung lái xe an toàn hơn và không gây tai nạn.
Trên đây tôi không tính đến những lái xe bất chấp các loại biển báo, chạy bừa, chạy ẩu, coi thường tính mạng người khác. Về phần tôi, tôi xin hứa và cam kết luôn nghiêm chỉnh tuân thủ luật lệ giao thông, không bao giờ lái xe quá tốc độ quy định, luôn cố gắng cao nhất để lái xe an toàn.
Độc giả Trần Quốc Dũng
Chính phủ và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đang tập trung chấn chỉnh việc vi phạm tốc độ của các loại phương tiện trên các tuyến đường trong cả nước, nhân dân rất đồng tình và ủng hộ việc này, số lượng tai nạn giao thông đã tăng rất cao, số thiệt hại về con người ngày càng khủng khiếp. Tôi xin đóng góp thêm ý kiến về vấn đề này.
Tôi là lái xe không chuyên nghiệp, có mua ôtô để dùng trong gia đình khi cần đi xa. Sau khi có giấy phép, lái xe trên đường tôi luôn tự nhắc mình chấp hành các biển báo, trong đó có biển báo về tốc độ. Tuy nhiên tôi đã bị cảnh sát giao thông phạt vì không chấp hành quy định về hạn chế tốc độ, việc phạt là đúng, tôi cũng đã nghiêm chỉnh nộp phạt nhưng lý do thực sự là: tôi đã không nhìn thấy biển báo hạn chế hạn chế tốc độ.
Sau khi bị phạt, tôi lại càng tập trung chú ý tìm xem biển báo hạn chế tốc độ ở đâu để tuân thủ cho đúng, để tránh gây tai nạn, tránh bị phạt. Nhưng, đã có lần suýt gây tai nạn vì vừa lái xe vừa phải chăm chú tìm các biển báo. Và tôi thấy một thực tế rất nguy hiểm về các biển báo hạn chế tốc độ đặt bên đường.
Sự nguy hiểm do cách đặt biển báo giao thông gây ra
1. Hầu hết các biển báo hạn chế tốc độ đều đặt ở một bên vệ đường, không nằm trong tầm nhìn tập trung chính của người lái, tài xế vừa phải quan sát con đường phía trước vừa phải liếc sang phía phải để tìm biển báo tốc độ.
2. Các biển báo tốc độ đặt bên vệ đường nhiều khi bị lẩn khuất bên các bảng hiệu, biển quảng cáo, cây cối, mái che của nhà dân, hàng quán ven đường, nhiều khi có chiếc xe tải đậu bên lề là che khuất hết cả biển báo,…làm cho người lái khó nhận ra. Xe 4 chỗ đi ở làn trong, lúc có cả đoàn dài xe tải, xe container nối đuôi nhau đi ở làn ngoài là không thể nào nhìn thấy biển báo.
3. Lúc trời về chiều nhập nhoạng tối hay ban đêm, tờ mờ sáng là đáng sợ nhất, lái xe phải hết sức tập trung chú ý con đường thiếu sáng ở phía trước đã mệt lại phải luôn căng mắt liếc tìm biển báo giao thông nằm bên vệ đường trong bóng tối nhập nhòe, tôi đã suýt nữa gây tai nạn vào thời gian này.
4. Nhiều biển báo hạn chế tốc độ đặt không phụ thuộc vào độ rộng hẹp, thông thoáng của con đường hay mật độ dân cư hai bên đường, mà hình như chỉ dựa vào địa giới hành chính. Tôi thấy có đoạn đường rất rộng, hai bên nhà cửa thưa thớt nhưng tốc độ hạn chế 50 km/h. Đọan đường rất hẹp, nhà dân sát hai bên lại cho tốc độ 80 km/h.
Việc này chắc có lý do, nhưng làm người lái xe không thể nhìn đường mà đoán được đoạn này có hạn chế tốc độ hay không, để lúc đó mới chú ý tìm biển báo, nên suốt chặng đường bất kỳ lúc nào cũng phải luôn liếc sang bên vệ đường để tìm biển báo. Với một lái xe nghiệp dư như tôi việc luôn chú ý liếc sang bên như vậy rất mệt mỏi, gây khó khăn cho việc lái xe an toàn.
5. Những người mới lái xe như tôi đang đi với tốc độ xe hơi, luôn phải tập trung nhìn phía trước để đề phòng các xe máy đi sát bên, đề phòng trẻ em bất ngờ chạy băng ngang đường, đề phòng trâu bò, ổ gà, cát đá rơi trên đường...Trong khi đó, lại phải luôn liếc qua bên phải tìm trong rất nhiều nhà cửa, bảng hiệu, cây cối, xe cộ... để cố phát hiện một biển báo hạn chế tốc độ mà tuân thủ cho đúng thì thật đáng sợ, rất dễ mất tập trung và gây tai nạn.
6. Cách gắn biển báo giao thông của ta chỉ có các lái xe chuyên nghiệp thường đi trên các đoạn đường đã qua nhiều lần mới biết, còn các lái xe không chuyên, đi qua những con đường mới đi lần đầu thì rất giống như một sự đánh đố. Rất nhiều người đã bị phạt đi quá tốc độ và có thể có cả những tai nạn đã xảy ra cũng vì lý do này.
7. Mặt khác, các biển báo lại có rất nhiều chữ, nhiều hình, người lái xe trong khi di chuyển khó mà đọc cho hết được. Nếu một ngày nào đó, trong số các bạn lái xe trên một con đường chưa quen, phải tự mình tìm các biển báo giao thông thì sẽ thấy những điều như trên.
Đề xuất cách giải quyết
Trong lần đi công tác nước ngoài tôi thấy họ đặt các biển báo tốc độ rất khoa học. Nguyên tắc đặt biển báo là luôn cố gắng ở hướng phía trước, đối diện người lái xe, đập vào mắt người lái xe, phải dễ thấy nhất và gây sự chú ý cao nhất đối cho người lái.
Họ dựng một khung thép lớn nằm ngang phía trên con đường có gắn đèn nhấp nháy và biển báo hạn chế tốc độ, không có gì che khuất, người lái chắc chắn nhìn thấy, không phải liếc sang bên để tìm.
Ngoài ra, họ còn dùng sơn phản quang vẽ rất lớn trên mặt đường con số tốc độ cho phép như 60, 80 hay 100 và vẽ lặp lại vài lần để người lái xe phải thấy.
Chỉ có những đoạn đường rất vắng xe, ít dân cư, ven đường rất trống trải mới chỉ để biển báo một bên vệ đường và biển báo của họ cũng rất ít chữ.
Với tình hình thực tế trong cách đặt biển báo giao thông hiện nay, đất nước còn nghèo không đủ tiền để xây khung thép trên mọi con đường để lắp đèn nhấp nháy và bảng hạn chế tốc độ, nhưng chúng ta có thể làm điều đơn giản và rẻ tiền này:
- Dùng sơn phản quang hay sơn vàng vẽ lớn lên trên mặt đường dấu hiệu chú ý hạn chế tốc độ tại các điểm cần hạn chế tốc độ (các điểm mà bên lề đường đã có biển báo), và các điểm hết hạn chế tốc độ (các điểm bên lề đường đã có biển báo về lại tốc độ bình thường).
- Các dấu hiệu cần đơn giản, dễ nhận biết, phải đối diện với hướng nhìn thẳng của người lái xe, và lặp lại sau 15–20 mét, để người lái chắc chắn phải nhìn thấy.
Việc này rất đơn giản, không tốn kém nhiều, nhưng giúp ích rất nhiều cho những tài xế, nhất là những lái xe không chuyên nghiệp, giúp ích rất nhiều cho an toàn giao thông.
Tôi thấy trên đường cao tốc TP HCM – Trung Lương, có vẽ ngay trên mặt đường các dấu hiệu về tốc độ cho phép như vậy.
Tôi tha thiết mong các cơ quan quản lý, nhanh chóng xem xét thực tế nguy hiểm của việc chỉ đặt biển báo bên lề đường như hiện nay, nhanh chóng chỉ đạo làm thêm dấu hiệu báo tốc độ trên mặt đường như các nước khác đã làm. Để người lái xe chúng tôi dễ dàng nhìn thấy, không phải liếc ngang liếc dọc tìm biển báo. Để chúng tôi được tập trung lái xe an toàn hơn và không gây tai nạn.
Trên đây tôi không tính đến những lái xe bất chấp các loại biển báo, chạy bừa, chạy ẩu, coi thường tính mạng người khác. Về phần tôi, tôi xin hứa và cam kết luôn nghiêm chỉnh tuân thủ luật lệ giao thông, không bao giờ lái xe quá tốc độ quy định, luôn cố gắng cao nhất để lái xe an toàn.
Độc giả Trần Quốc Dũng