Vâng để em lại gieo duyên lần nữa xem Sa)
Cụ chủ biết cả thiên văn à
Vâng để em lại gieo duyên lần nữa xem Sa)
Dạ em chỉ mạo ngôn thôi cụ ạCụ chủ biết cả thiên văn à
thanks mợ nhiều! Quả là một câu chuyện rất hay.
Mình có đọc trong các diễn dàn về phật thì thấy được giải thích như thế này. Mình copy cho bạn tham khảo nhé:
- Hình tượng con Rùa: Về mặt sinh học, rùa là loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao và thân hình vững chắc. Nó có thể nhịn ăn uống mà vẫn sống trong một thời gian dài. Rùa không ăn nhiều, nhịn đói tốt nên được coi là một con vật thanh cao, thoát tục. Trên bàn thờ ở các đền chùa, miếu mạo, chúng ta thường thấy rùa đội hạc, rùa đi với hạc trong bộ đỉnh thơm ngát và thanh tịnh. Rùa tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Hình ảnh rùa đội bia đá, trên bia đá ghi lại sử sách của dân tộc Việt Nam chứng tỏ rùa là loài vật chuyển tải thông tin và văn hóa. Tuy không phải là con vật của Phật giáo, nhưng rùa cũng là biểu trưng cho sự trường tồn của Phật giáo. Trong một số ngôi chùa thời Lý - Trần, rùa được chạm thành tường bằng đá làm bệ đội bia. Dáng rùa đầu to, mập, vươn ra khỏi mai, *** thuôn nhọn, mắt nhỏ, bốn chân khép sát vào thân mai. 82 tấm bia đã ghi tên tiến sĩ đỗ đạt được đặt trên lưng rùa, một con vật biểu hiện sự trường tồn, hiện còn lưu giữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội là bằng chứng hùng hồn biểu hiện nền văn hiến bất diệt của dân tộc Việt Nam.
- Hình tượng con Hạc: ở Việt Nam hạc là con vật của đạo giáo. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu..., hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm - dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao.
Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.
Thôi xong, cụ xem thế nào để xae Khẩu nghiệp này đi ná. Em hóngDạ em chỉ mạo ngôn thôi cụ ạ
Thế cuối tuần này cụ ko phải lên núi nữa à!(b)Trân trọng kính mời các cụ/ mợ có tâm với Phật, muốn tìm hiểu, trao đổi về Phật pháp! Sáng Thứ 7 này đúng 9"30 có mặt tại cafe 3b Lê Văn Lương để giao lưu ạ!
Các cụ/mợ chưa biết địa điểm allo cho em theo số: 0978856888-0943266768
Chúc mừng cụ vì hai vợ chồng đồng thuận và vì vợ cụ nấu ăn ngon nữa. Cái này là 1 yếu tố quan trọng để Chồng yêu thương và tự hào hơn đâyEm hỏi thăm để nếu các cụ/mợ có nấu thì cùng chia sẻ các món ăn chay thôi. Chứ nhà em, hai Vợ chồng em cũng ăn chay và tự nấu đồ ăn ở nhà. Vợ em nấu đồ ăn chay khá ngon ( hì hì nịnh Vợ tý) Nhưng Vợ chồng em ăn vào ngày 14 và ngày 30 hàng tháng. Vì Vợ em bảo, ăn vào hai ngày đó cho sạch sẽ, để 15 và mùng 1 đi Chùa cho nhẹ nhõm.
Hì, mấy món này em nghĩ dễ mà khó ạ ..Em làm đồ chay cũng khá đc ví dụ nhá: rau luộc, đậu phụ rán, khoai tây kho, cà tím nhồi óc đậu, toàn món khó phải không cụ/mợ
Cám ơn cụ đã có lời khen và chúc đến em và gia đìnhthanks mợ nhiều! Quả là một câu chuyện rất hay.
Chúc mợ và Gia đình luôn luôn đc an lạc và hoan hỉ!
Em xin góp 1 bài viết về câu ca dao của cụ. Hơi dài tý, các cụ/mợ chịu khó đọc ạ.Sáng nay có một phật tử gần nhà có hỏi em một câu mời các cụ mợ cùng giải giúp em nhé!
Thương thay thân phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chùa đội bia.
Như các cụ mợ biết rùa là một trong tứ linh mà sao lại mang thân phận như vậy?
tuần này em nghỉ để vè Hạ Long dự đám cưới cụ Kienxoan nhà HKD cụ ạ!Thế cuối tuần này cụ ko phải lên núi nữa à!(b)
cái nào cũng thấy có lý thanks cụ nháEm xin góp 1 bài viết về câu ca dao của cụ. Hơi dài tý, các cụ/mợ chịu khó đọc ạ.
Vượt lên trên tất cả những loài bò sát tầm thường, rùa còn biến thành vị thần giữ yên lành cuộc sống cho mỗi kinh thành từ khi khai thuỷ...
Vượt lên trên tất cả những loài bò sát tầm thường, rùa còn biến thành vị thần giữ yên lành cuộc sống cho mỗi kinh thành từ khi khai thuỷ...
Ca dao hát rằng:
Thương thay thân phận con rùa,
Lên đình đội hạc xuống chùa đội bia.
ăn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội còn 82 tấm bia tiến sĩ, hầu hết đều đứng bền vững trên lưng những con rùa đá đã mấy ngàn năm. Có con vỡ mai, có con sứt đầu nhưng rùa vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt", mà có khi chúng thả hồn theo nhau xuống bơi lội trong làn nước óng ánh giếng Thiên Quang. Trong bái đường hai con hạc với đôi chân cao ngẳng, khẳng khiu cũng do hai con rùa bền bỉ bộ mai như nửa vòm trời úp sấp nâng đỡ, dù màu thời gian đã có lúc loang lở cả vàng son. Các con vật quý linh thiêng xưa nay là "Tứ linh" gồm: Long, Ly, Quy, Phượng. Con rồng ai chẳng biết là khí thế đế vương, là dòng giống dân tộc Việt Nam. Con Kỳ Lân chỉ xuất hiện khi đại thái bình. Con Rùa đứng thứ ba, trên cả chim Phượng Hoàng - loại chim múa hay hót khéo như mỹ nữ.
Câu chuyện tình bi thảm mấy ngàn năm về pho tượng cụt đầu ngậm ngùi rêu phong. Người con gái ấy quá chung tình mà ngây thơ, quá hiền hậu mà dại dột đã bị cha chặt đầu một cách oan nghiệt trên bãi biển, ngậm hờn nghìn thuở không tan trong những viên ngọc trai mờ mịt. Mỵ Châu ơi cũng tại cái móng Rùa Thần của Kim Quy đó. Thần Rùa giúp người xây thành, rồi chính cái móng Rùa cũng gây ra tai hoạ lửa cháy, thành tan và thiên tình sử bi thiết còn rung lên như sợi dây đàn nức nở trong tâm hồn bao kiếp người sau còn thương cảm.
Con rùa hiền lành chậm chạp, suốt đời không hề có ý hại ai mà phải mang thân ra gánh vác sứ mệnh nặng nề những hạc, những bia. Đôi khi rùa được vào tranh thì đó là con rùa mang trên lưng ống quyển, hộp sắc Vua ban, thanh gươm với cuốn thơ cổ điển trang nghiêm đầy tri thức trong tiêu đề trên đầu trang từ điển, cạnh bông hoa sen, áng mây, cánh cò bay thanh gươm giữ nước...
Thanh gươm yêu nước Việt Nam đã gắn liền với Rùa vàng vừa là truyền thuyết vừa có thực. Người hào trưởng đất Lam Sơn khi còn hàn vi quăng chài lưới bắt được thanh gươm báu mà đứng lên khởi nghĩa đuổi giặc thù. Mười năm nằm gai nếm mật, đất nước độc lập hoà bình, Lê Lợi lên làm vua. Khi thuyền rồng của vua dạo trên hồ Lục Thuỷ, Rùa vàng nổi lên, nhà vua lấy thanh gươm trả lại thì Rùa đớp lấy gươm mà lặn mất. Từ đó, Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội mới có sự tích hồ Hoàn Kiếm (hồ Trả Gươm). Hồ Hoàn Kiếm hôm nay, từng ngọn sóng vẫn dạt dào như trái tim phập phồng bất tử của một dân tộc vừa quật cường anh dũng, vừa lãng mạn đầy chất thi ca, vừa có những truyền thuyết đầy hào khí.
Mùa thu, những tầng cây xanh được nhuộm vàng mật ong, ta đi quanh hồ, ta thở không khí của cổ tích rồi chợt phải dừng chân chen vai vòng đứng, vòng ngồi vì ngoài kia, long lanh óng ánh, con rùa nào nhấp nhô cái đầu, chút mai cùng hiện tại. Rùa ấy có là hậu duệ của rùa thiêng tiền kiếp, hiện lên nhắc nhở đời này đừng quên những ngày đau thương và hào hùng, đừng quên tâm thức mà phá hỏng nước non này bằng những đồng tiền...
Con rùa không như con bò trong ấn Độ giáo, con rắn trong Kinh thánh... con rùa chỉ sống trong hồn người như nhang khói trong đình làng, bàng bạc hương hoa trong chùa chiền mùa xuân chuông khánh...
Nhà khoa học bảo rằng thế giới còn mấy trăm loài rùa, thứ còn thứ mất. Trong đó có rùa biển, rùa núi, rùa đất... rùa nước ngọt to nhỏ khác nhau, mai cứng mai mềm. Có loài chân có móng, có loài chân biến thành mái chèo để tiện đường bơi lội thung thăng. Người ta cũng đã chứng kiến có con rùa cạn, mai gồ lên, đem kê vào chân bộ ghế ngựa mấy tháng trời, không ăn không uống, rùa vẫn sông ve vẩy cái đuôi, chỉ có khí hạo thiêng đất trời cho rùa thở, cho thấm qua tấm mai tấm yếu để rùa thi sức kiên trì. Mai rùa, một chỏm cầu cong bền như vũ trụ, trong đó từng chứa bao bí mật của mỗi con người và bao triều đại, nếu không, sao con rùa phương Đông chết đi rồi mà chiếc mai rùa được mang ra làm quẻ bói, người xưa gọi là Qui bốc. Con người phải mầy mò mấy nghìn năm nữa mới tìm ra chữ viết, nhưng mai rùa đã mang sẵn số mệnh, nó mách bảo cái không nhìn thấy được. Đời thường, không phải lúc nào ta cũng gặp được con rùa vừa bò vừa khoan thai như một nhà hiền triết đang suy ngẫm cứ ngúc ngoắc cái đầu, lúc lim dim như hỏi bên phải, hỏi bên trái về cuộc sống đầy gian truân khó hiểu này.
Ngoài biển có con Vích mai hơi bẹt, ba anh lính trẻ đứng trên mai mà nó cứ bò thoải mái như không. Con đồi mồi lấp lánh 13 chiếc vẩy thành quạt thanh lược cho cung phi, vua chúa... Trên núi đá có con rùa nhỏ hơn, mai vồng lên như ngọn núi ẩn hồn vào đấy. Họ hàng nó còn có con Giải, Ba Ba...
Trong tâm thức con người, với đức tính hiền từ, khoan dung, cần mẫn, tự tại, con rùa có thể sánh được với con Hạc tuổi tác như thần tiên. Rùa đã vượt lên trên tất cả những loài bò sát tầm thường, trong đó có cả những con - người - bò - sát... nên rùa còn biến thành vị thần giữ yên lành cuộc sống cho mỗi kinh thành từ khi khai thuỷ.
Có thể một hôm nào thư thái, ta tản bộ rồi rẽ vào ngôi đền tĩnh mịch rêu phong dưới hàng cây muỗm già cổ thụ. Đó là đền Quán Thánh, thờ đức Huyền Thiên Chấn Võ, vị thần trấn giữ phía Bắc kinh thành. Ta được chiêm bái pho tượng thần đồ sộ, tay đang bắt quỷ, tay chống thanh gươm có rắn quấn quanh trên lưng rùa... mà chợt thấy lòng mình bảng lảng cùng thời gian tâm linh, như vừa thấy ngọn lửa lò đúc đồng phần phật dưới bàn tay tài hoa của người thợ cả Trùm Trọng còn ngồi toạ thiền lặng giữa am ngoài bóng rợp kia.
Không hiểu những con Rùa đội Hạc, đội bia trong bao nhiêu ngôi đình làng, chùa thôn... có bao giờ thấy sức nặng của sứ mệnh đè lên vai mình? Con Hạc còn có lúc cất cánh vút trời xanh. Tấm bia còn có lúc vang lên câu chữ trong hơi thở người tìm đọc. Còn con Rùa? Nó lặng im, cái lặng im ấy lan toả khắp các gian đình, gian chùa đầy ắp thời gian và tâm thức.
Con Rùa vàng Hồ Gươm là tiêu bản bày trong tủ kính đền Ngọc Sơn dài hơn hai thước, nặng mấy trăm cân tây từng làm ngạc nhiên nhiều thế hệ, như chính nó mang hình ảnh lưu giữ của nhiều thế hệ từ lúc hồ Lục Thuỷ được mang tên hồ Trả Kiếm.
Con rùa không còn bình thường giản dị, nó đã đội vòng hào quang huyền thoại, đã trở thành tâm thức, tâm linh, nó là giọt nước cuối cùng để cốc nước hồn ta gặp nó là tràn đầy suy ngẫm./.
Em đăng ký món tủ là món cháo nấm nhé! Các loại canh chua nữa, hoặc là món nấm hấp, nghĩ đến là thèm. Em đi ra ngoài ăn chay đây. Chúc các Cụ/Mợ ngày rằm an lạc!Cụ Kienbeu đã xơi món chả chìa chay chưa, món này em chế biến thì vô đối luôn. Hay hôm nào, ta mở cuộc thi nấu đồ chay đi cụ. Vừa là dịp ọp, vừa là dịp trao đổi kinh nghiệm, lý thuyết vừa giao lưu món chay đa dạng.
Chả rủ ai cả đi ăn lẻ 1 mình àEm đăng ký món tủ là món cháo nấm nhé! Các loại canh chua nữa, hoặc là món nấm hấp, nghĩ đến là thèm. Em đi ra ngoài ăn chay đây. Chúc các Cụ/Mợ ngày rằm an lạc!
chúc cho bữa trưa của mợ đc thanh tịnh-biến hóa khắp hư không- cúng dường cho chúng sing trong tất cả các cõi nhé!Em đăng ký món tủ là món cháo nấm nhé! Các loại canh chua nữa, hoặc là món nấm hấp, nghĩ đến là thèm. Em đi ra ngoài ăn chay đây. Chúc các Cụ/Mợ ngày rằm an lạc!
mời cụ Ba sáng thứ 7 xuống giao lưu nhá!Chả rủ ai cả đi ăn lẻ 1 mình à
Thứ 7 em vẫn làm việc buổi sáng. Có lẽ trốn việc ra Off vậy.mời cụ Ba sáng thứ 7 xuống giao lưu nhá!
đi ăn trưa đi anh ới muôn rùi , ăm xong về lấy cạm hứng nàm ơ nữamời cụ Ba sáng thứ 7 xuống giao lưu nhá!
em up lại nhá!Trân trọng kính mời các cụ/ mợ có tâm với Phật, muốn tìm hiểu, trao đổi về Phật pháp! Sáng Thứ 7 này đúng 9"30 có mặt tại cafe 3b Lê Văn Lương để giao lưu ạ!
Các cụ/mợ chưa biết địa điểm allo cho em theo số: 0978856888-0943266768
mợ càng cố càng không giải quyết đc việc! hãy gác tất cv lại một ngày thư giãn đi sẽ hiệu quả hơn nhiều!E đăng ký nhé.
Hôm nay thời tiết đẹp làm e nhấp nhổm ko yên,
Chả làm việc được gì cả.
Nhưng chưa nghĩ ra đi đâu, làm gì cụ ạmợ càng cố càng không giải quyết đc việc! hãy gác tất cv lại một ngày thư giãn đi sẽ hiệu quả hơn nhiều!
hẹn với mấy cụ mợ nhà mềnh cafe đàm đạo...ăn trưa....hát hò...Nhưng chưa nghĩ ra đi đâu, làm gì cụ ạ