Sứ xương - Bone China:
Em copy về cùng tham khảo! "China" ở đây là danh từ chung mà Tây nói về đồ sứ!
==========
Sứ xương còn được gọi với tên khác là Bone China, được thợ gốm người Anh tên là Josiah Spode sáng chế. Đây là loại sứ được chế tác từ tro xương động vật, trộn với khoáng chất Fensfat (tràng thạch) và đất sét trắng. Sứ xương có độ thấu quang cao, do nó chứa trên 30% phốt phát và canxi phốt phát có trong xương động vật, nên sứ xương sở hữu độ trong, trắng, độ bền cao, chống sứt mẻ cực tốt.
Lịch sử hình thành sứ xương
Sứ xương do ông Thomas Frye, ở gần thành phố Bow ở phía Đông London gây dựng vào năm 1748. Do xưởng của ông đặt gần lò mổ gia súc nên ông có điều kiện sử dụng xương động vật để sản xuất sứ. Mặc dù chất lượng sản phẩm sứ do ông Thomas Frye làm ra có thể cạnh tranh với các loại sứ nhập khẩu từ Châu Âu và Trung Quốc, nhưng thật không may xưởng sứ của ông lại không thành công trong thương mại.
Vài chục năm sau, vào những năm 1789 và 1793, Josiah Spode ở thành phố Stoke phát triển công thức của Thomas Frye để tạo thành loại sứ xương hoàn thiện hơn. Và từ đây sứ xương Bone China ngày càng trở nên nổi tiếng hơn.
Theo công thức của Josiha Spode thì sứ xương được làm với công thức gồm 6 phần tro xương động vật, 4 phần khoáng chất, và 3,5 phần cao lanh. Từ lúc sứ xương phát triển cho đến cuối thê kỷ 20, sứ xương hầu như được độc quyền bởi nước Anh.
Đặc điểm kỹ thuật sứ xương
Sứ xương với công thức đặc biệt, cho ra sản phẩm với chất lượng cực hoàn hảo, hoàn toàn có thể cạnh tranh với hàng loạt thương hiệu gốm sứ cao cấp, nổi tiếng khắp Châu Âu.
- Sứ xương có độ trắng, trong cao
- Sản phẩm được chế tạo rất mỏng, có độ bóng cao
- Màu sắc hơi trắng ngà, hấp dẫn, bắt mắt
- Độ bền cao, hạn chế sứt mẻ tốt
Quy trình sản xuất sứ xương
Quá trình sản xuất sứ xương Bone China giống với sứ thông thường, nhưng yêu cầu khi sản xuất loại sứ xương này thừng cẩn thận hơn vì nó đã được giảm độ mềm và độ thủy tinh hóa. Theo công thức truyền thống thì sứ xương Bone China gồm khoảng 25% đất sét, 25% khoáng chất, và đặc biệt chứa tới 50% tro xương động vật. Quy trình nung sứ xương diễn ra như sau:
- Lần đầu tiên là nung xương mộc ở nhiệt độ 1.230 – 1.250 độ C
- Lần hai nung men với nhiệt độ 1.050 độ C
- Lần cuối cùng là nung và trang trí ở nhiệt độ từ 800 – 900 độ C.
Phân biệt sứ xương với các loại sứ khác
Để phân biệt sứ xương với các loại sứ khác người ta căn cứ vào các đặc điểm sau:
- Sứ xương có thành phần trong suốt và mịn, trong khi sứ thường thì giòn và có màu trắng đục
- Sứ thường được làm từ thạch anh, fenfast và cao lanh, trong khi sứ xương có thêm thành phần đặc biệt là tro xương động vật
- Về chi phí sản xuất thì sứ thường có chi phí sản xuất thấp hơn, sứ nặng, dày và độ bền thấp hơn so với sứ xương
Nguồn: web Minh Long1.net