Cách Cao Bằng 22 km là đèo Mã Phục. Đèo cao 620 m, du khách phải vượt qua 7 vòng cua dốc mới tới đỉnh. Đỉnh đèo là một bãi đất phẳng khá rộng, là nơi nghỉ chân của những khách bộ hành qua đèo. Gọi là đèo Mã Phục vì ở hai bên đường quốc lộ có hai khối đá vôi lớn, thành dốc đứng, chầu vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục. Đó là một nếp uốn đá vôi lớn mà đỉnh của nếp uốn đã bị phá hủy, hai cánh còn lại châu đầu vào nhau tựa như hai con ngựa. Lại có người nói, đèo Mã Phục còn được gọi là Ngựa Phục, Ngựa Quỳ, vì ngựa chạy lên đèo quá mệt mà quỵ xuống. Dưới chân đèo Mã Phục, những thửa ruộng bậc thang nhiều màu xếp từng bậc như nối đuôi nhau chạy.Nhiều bức mang nét chấm phá thủy mạc như cảnh đèo Mã Phục mờ trong sương.
Qua đèo Khau Liêu lên đèo Mã Phục, luồn qua rừng vầu, xuyên qua rừng trúc.. ” Cao Bằng là đèo Mã Phục, là đèo Khau Liêu với đường núi quanh co, sương mù trắng xoḠvực sâu thăm thẳm. Đường xa dốc núi ngoằn ngèo mà ta không đoán được là sẽ đi lên hay đi xuống, rẽ trái hay rẽ phải. Ta muốn thu vào mắt mình tất cả những dãy núi những hàng cây...Và thấy yêu Tổ quốc mình biết bao.
Bài thơ Gió lạnh biên cương viết khi tác giả Vũ Thành Chung vượt đèo Mã Phục, nơi biên cương trước cổng thành nhà Mạc, ngậm ngùi cảm tác, mang lại một không gian thăm thẳm hun hút, ấn tượng cho người đọc.
Mã Phục khuất nẻo chơi vơi
Hồn người chấp chới, ma trơi nhập vào
Thành nhà Mạc - Lửa binh đao
Bao năm xương trắng máu đào sơn khê
Nấm mồ không biết lối về
Câu thơ đứt một não nề cỏ hoa
Nguồn: Blog nguoi Cao bang