[Funland] Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu bỏ tục đốt vàng mã

tuantiptx

Xe hơi
Biển số
OF-406322
Ngày cấp bằng
23/2/16
Số km
172
Động cơ
227,880 Mã lực
Tuổi
42
e chỉ đốt tiền âm phủ thôi đốt thế cho các cụ âm linh nhận các cụ muốn mua gì thì mua.
 

tuantiptx

Xe hơi
Biển số
OF-406322
Ngày cấp bằng
23/2/16
Số km
172
Động cơ
227,880 Mã lực
Tuổi
42
e chỉ đốt tiền âm phủ thôi đốt thế cho các cụ âm linh nhận các cụ muốn mua gì thì mua.
 

hell_angel0910

Xe buýt
Biển số
OF-112439
Ngày cấp bằng
12/9/11
Số km
733
Động cơ
393,066 Mã lực
Nếu bỏ đc thi tốt nhất. Ở sg có một số chùa vận động thay vì đốt vàng mã thi dùng tiền đó để từ thiện.
 

chuthoongc4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-26254
Ngày cấp bằng
23/12/08
Số km
3,418
Động cơ
512,366 Mã lực
Sao giáo hội ko yêu cầu bỏ luôn vấn nạn sư đi cúng thuê và giải hạn đi nữa ạ!?
Ôi dào cái công cụ kiếm tiền sao cấm đc, cấm thì thầy chùa đói à, đúng là thời mạt pháp, thầy chùa đi cúng ma, bắt ma, mà quên rằng mình chỉ đc phép hầu phật.
 

chuthoongc4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-26254
Ngày cấp bằng
23/12/08
Số km
3,418
Động cơ
512,366 Mã lực
Sao giáo hội ko yêu cầu bỏ luôn vấn nạn sư đi cúng thuê và giải hạn đi nữa ạ!?
Ôi dào cái công cụ kiếm tiền sao cấm đc, cấm thì thầy chùa đói à, đúng là thời mạt pháp, thầy chùa đi cúng ma, bắt ma, mà quên rằng mình chỉ đc phép hầu phật.
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Giật tít vớ vấn!
Đốt vàng mã thuộc tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, làm sao mà Phật giáo yêu cầu bỏ được? Nếu thế thì khác gì yêu cầu Thiên chúa giáo bỏ làm dấu thánh?
Ở đây là yêu cầu không đốt vàng mã trong các cơ sở thờ phụng Phật giáo (chùa). Có lẽ chủ thớt không hiểu vấn đề hoặc giật tít vớ vẩn.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không thuộc Tôn giáo nên GHPG yêu cầu các cơ sở là đúng, không thể yêu cầu nhân dân vì đó là tín ngưỡng là niềm tin của họ với thế giới Tâm linh, chỉ hướng dẫn, định hướng cho người dân đốt ít, đỡ lãng phí và mê tín quá đà.

Xét về góc độ kinh tế thì phải xét tổng thể được và mất chứ không thể chém gió linh tinh kiểu mấy ông chuyên gia rởm bảo "DN BĐS không tạo ra giá trị, tiền chôn vào đất" :
- Đốt vàng mã lãng phí bao nhiêu? Tạo công ăn việc làm, đóng thuế bao nhiêu?
- Những bó hoa, lẵng hoa dâng lễ xong vài ngày cũng bỏ đi cũng lãng phí kinh khủng, nến đốt, hương nhang đốt cũng lãng phí vô cùng sao không bỏ?
- Một số nước như Hàn, Nhật, Đài Loan, Ấn Độ họ cũng đốt ầm ầm
 

HoangGlory

Xe buýt
Biển số
OF-14824
Ngày cấp bằng
16/4/08
Số km
909
Động cơ
520,248 Mã lực
Món này ảnh hưởng của truyền bá từ phương bắc, bỏ là quá chuẩn.
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Giật tít vớ vấn!
Đốt vàng mã thuộc tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, làm sao mà Phật giáo yêu cầu bỏ được? Nếu thế thì khác gì yêu cầu Thiên chúa giáo bỏ làm dấu thánh?
Ở đây là yêu cầu không đốt vàng mã trong các cơ sở thờ phụng Phật giáo (chùa). Có lẽ chủ thớt không hiểu vấn đề hoặc giật tít vớ vẩn.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không thuộc Tôn giáo nên GHPG yêu cầu các cơ sở là đúng, không thể yêu cầu nhân dân vì đó là tín ngưỡng là niềm tin của họ với thế giới Tâm linh, chỉ hướng dẫn, định hướng cho người dân đốt ít, đỡ lãng phí và mê tín quá đà.

Xét về góc độ kinh tế thì phải xét tổng thể được và mất chứ không thể chém gió linh tinh kiểu mấy ông chuyên gia rởm bảo "DN BĐS không tạo ra giá trị, tiền chôn vào đất" :
- Đốt vàng mã lãng phí bao nhiêu? Tạo công ăn việc làm, đóng thuế bao nhiêu?
- Những bó hoa, lẵng hoa dâng lễ xong vài ngày cũng bỏ đi cũng lãng phí kinh khủng, nến đốt, hương nhang đốt cũng lãng phí vô cùng sao không bỏ?
- Một số nước như Hàn, Nhật, Đài Loan, Ấn Độ họ cũng đốt ầm ầm
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,495
Động cơ
232,060 Mã lực
Tuổi
49
Ấn Quang Đại Sư, tổ thứ 13 của Tịnh Độ Tông- hóa thân của Đại Thế Chí Bồ Tát nói về chuyện đốt vàng mã, ngài nói đốt thì người cõi âm có thể nhận được nhưng không nên đốt quá nhiều kết duyên với cõi quỷ cũng không tốt, nhưng cũng không nên phản bác sẽ bị quỷ công kích, nên dùng tâm lực gia trì để ít thành nhiều và không được dùng vàng mã cúng Phật, Bồ Tát (để ở bàn thờ Phật, Bồ Tát):
Trích Thư trả lời cư sĩ Kim Chấn Khanh
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên- Quyển 2- Phần 6


Chuyện giấy vàng b ạc tuy không phát xuất từ kinh Phật, nhưng nguồn gốc của nó đã quá lâu! Ông [Phạm] Cổ Nông tuy chẳng biết nguồn gốc, nhưng lời ông ta bàn [về chuyện đốt giấy vàng bạc] vốn thuận theo lẽ tr ời, tình người, há nên tự cậy thông minh, chẳng cho là đúng? Xưa kia, Q uang đọc Pháp Uyển Châu Lâm, quên mất là trong quyển số mấy, có hai ba trang nói tới chuyện giấy v àng bạc (ở đây là k im ng ân (giấy vàng, giấy bạc)) và đốt quần áo, vật dụng (ở đây chính là loại vải lụa [trong đồ mã]). Bài văn ấy do quan Trung Thư Lệnh[1] Sầm Văn Bổn đời Đường ghi lại cuộc vấn đáp giữa thầy ông ta và một viên quỷ quan (quan cõi âm). Hình như người ấy là Lục Nhân Thiến[2], thoạt đầu chẳng tin Phật và quỷ thần; sau này do làm bạn với viên q uỷ quan ấy bèn tin tưởng, còn sai Sầm Văn Bổn bày tiệc để đãi đằng viên quan ấy và khắp những kẻ tùy tùng. Họ Lục hỏi: “Giữa cõi Âm và cõi Dương có thể dùng vật nào để trao đổi?” Viên quỷ quan nói: “Vàng, bạc, vải, lụa chúng tôi có thể dùng được; nhưng đồ thật chẳng bằng đồ giả! Nếu đem giấy trang kim dán trên giấy và dùng giấy làm the, đoạn v.v… thì sẽ có thể coi như là vàng và quần áo để sử dụng được”. Tôi đọc chuyện này vào mười mấy năm trước đây, nay chẳng nhớ ở quyển nào, thiên nào! Nếu ông đọc kỹ sẽ có thể thấy được. Lúc ấy nhằm đầu đời Tùy, vì lúc đó Sầm Văn Bổn vẫn còn đang đi học, đến đời Đường mới làm Trung Thư Lệnh.

Tánh tình ông quá tự thị. Tuy ông Cổ Nông chưa biết xuất xứ [của tập tục đốt vàng mã] nhưng lời ông ta nhận định khá phù hợp với thiên lý nhân tình, thế mà ông vẫn chẳng cho là đúng, cứ muốn người trong cả nước bỏ sạch chuyện ấy. Nếu ông thật sự đề xướng, chắc sẽ bị quỷ công kích. Trong cõi đời có kẻ ngu chẳng biết dùng vật để biểu lộ tấm lòng, chuyên đốt cho nhiều thì cũng không nên. Hãy nên dùng pháp lực, tâm lực để gia trì, khiến cho ít biến thành nhiều để thí khắp họ hàng, thân thuộc của chính mình và hết thảy cô hồn thì được, nhưng chớ nên [đem vàng mã] để cúng Phật, Bồ Tát! Há Phật, Bồ Tát thiếu thốn đồ dùng, vẫn cần được người đời cúng dường ư? Chỉ vì nếu người đời không dùng thức ăn, hương, hoa v.v… nhằm biểu lộ tấm lòng Thành, sẽ chẳng có gì để thể hiện tấm lòng Thành hòng cảm Phật, Bồ Tát. Kẻ ngu không hiểu biết, liền dùng những thứ đó để cúng Phật; nhưng luận trên phương diện nhất niệm thành tâm thì cũng có công đức. Ví như đứa trẻ cúng dường cát cho đức Phật (đây là chuyện tiền thân của vua A Dục) vẫn được hưởng báo Thiết Luân Vương[3].

Nếu kẻ ngu chẳng biết cầu sanh Tây Phương, dùng nhiều tiền tài, mua giấy vàng bạc đốt đi để gởi kho [dưới Âm P hủ] thì thật là si tâm vọng tưởng. Kẻ tục do cái tâm tự tư tự lợi muốn tính kế làm quỷ vĩnh viễn, gặp phải T ăng sĩ phàm tục chẳng cần biết đúng - sai, chỉ mong có [ai thỉnh làm] Phật sự để xoay tiền, bèn thuận theo ý của kẻ ấy mà làm! Vì thế, thật có lắm kẻ phá địa ngục, phá huyết hồ, trả tiền thọ sanh.[4] Nhưng quân tử suy nghĩ chẳng ra ngoài địa vị, chỉ nên tự giữ lý ấy và trình bày cùng người hiểu rõ lý. Nếu là kẻ cố chấp không giáo hóa được, cũng chẳng công kích đến nỗi chuốc lấy sự oán hận của người ta để rồi đối với chính mình, đối với người, đối với pháp đều không có lợi ích. Nếu ông thật sự muốn quy y, hãy nên lấy lời tôi làm chuẩn. Nếu không, dẫu đích thân đến quy y thì vẫn là hữu danh vô thực, làm sao có tình thầy trò và lợi ích quy y cho được! Xin hãy sáng suốt soi xét. Quang già rồi (nay đã bảy mươi mốt tuổi), tinh thần chẳng đủ, chớ nên thường gởi thư tới! (ngày mồng Bốn tháng Sáu năm 1930)
Hòa thượng Tịnh Không cũng đồng quan điểm với Ấn Quang Đại Sư:
Còn có những người chẳng tin Phật, hoặc vừa mới tiếp xúc đến Phật pháp cũng nằm mộng thấy quỷ thần đến tìm họ. Lúc trước tôi có một người bạn, vợ ông liên tục nằm mộng ba lần trong một tuần nên bà ấy rất thắc mắc. Bà mộng thấy gì? Mộng thấy một bà hàng xóm vừa qua đời khoảng nửa năm. Nằm mộng [thấy bà hàng xóm] ba lần xin tiền, nhờ giúp đỡ, nói đời sống bà rất khốn khổ. Trong mộng cũng chẳng nghĩ là bà hàng xóm này đã qua đời. Bà cảm thấy kỳ lạ và nói: “Bà khổ thì cũng đâu cần tìm tôi, bà hãy hỏi chồng bà xem sao”. Bà hàng xóm nói: “Chồng tôi không có tiền, xin bà giúp cho”. Trong vòng một tuần nằm mộng thấy ba lần, bà ấy đến tìm tôi, tôi cũng quen thân với bà. Tôi suy nghĩ và nói: “Ồ! Họ là người Cơ Đốc Giáo, chẳng có tiền”. Tín đồ Cơ Đốc Giáo không đốt ‘giấy tiền’ (tiền âm phủ, đồ mã); tôi nói tiếp: “Không sao đâu, bà hãy đốt một số giấy tiền cho bà ấy đi”. Bà ta [sực nhớ và] hiểu được, sau khi đốt một số ‘giấy tiền’ thì chẳng nằm mộng [thấy bà hàng xóm nữa]. Tín đồ Cơ Đốc Giáo chẳng đốt giấy tiền, bà hàng xóm đang ở cõi quỷ, đốt giấy tiền cũng có thể dùng ở cõi quỷ. Cho nên việc đốt ‘giấy tiền’ này, Ấn Quang lão pháp sư có nói trong Văn Sao, đối với việc này ngài chẳng tán thành nhưng cũng chẳng phản đối, tại sao không tán thành? Trong Phật pháp chẳng có việc này. Trong Phật pháp nói đến siêu độ chỉ là niệm danh hiệu Phật, Bồ Tát, tụng kinh hồi hướng cho họ. Nhưng cũng không phản đối, người mất luân hồi đi vào sáu nẻo, chỉ có cõi quỷ mới dùng ‘giấy tiền’ được, những cõi khác chẳng dùng được. Nếu kẻ ấy sanh vào cõi quỷ, họ cần có ‘giấy tiền’, bạn không cho họ đốt thì không phải đã cắt đứt nguồn tiền tài của họ rồi sao? Việc này cũng phiền phức lắm vì họ sẽ hận bạn, thế nên ngài chẳng phản đối. Chúng ta học thái độ này của lão pháp sư cũng tốt, không đề xướng nhưng cũng không phản đối. Đây là phong tục tập quán trong dân gian, chẳng liên quan gì đến Phật pháp, nếu thật sự học Phật thì chẳng cần những thứ này.

HT. Tịnh Không, Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký, Tập 23.
 

Cốc San

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547731
Ngày cấp bằng
27/12/17
Số km
2,883
Động cơ
177,391 Mã lực
Cấm thì đã có luật cấm đốt ở nơi công cộng, lễ hội, di tích vh- lịch sử rồi. Còn đốt trong nhà tư nhân, các cơ sở thờ tự riêng thì kg ai có quyền cấm được. Chỉ vận động, giải thích cho họ họ hiểu dần, giảm bớt để tránh nguy cơ hoả hoạn, ô nhiễm.

Nghiêm ngặt như Sing mà toà chung cư nào cũng phải có mấy thùng phuy phía truớc cho dân đốt.
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,388 Mã lực
"Theo Hòa thượng Tố Liên viết trên trang web chính thức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với quan niệm thông thường, sau cái chết, con người cũng có một đời sống, cũng có các nhu cầu như khi đang ở dương thế"
Nói thế này xong rồi lại bảo đừng đốt vàng mã.
Khác gì bảo chỉ ị thôi đừng tè.
 

Cốc San

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547731
Ngày cấp bằng
27/12/17
Số km
2,883
Động cơ
177,391 Mã lực
Con người làm việc thiện không phải vì tôn giáo dạy thì vì cái gì?
Cụ có phải những kẻ ngồi trên pháp luật đâu mà biết nó không tin tôn giáo
Người vô thần vẫn làm việc thiện, đơn giản vì họ nghĩ "sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,468
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Người vô thần vẫn làm việc thiện, đơn giản vì họ nghĩ "sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".
Việt Nam làm gì có ai vô thần? Nếu ko theo tôn giáo nào vẫn thờ ông bà tổ tiên đó là nền cơ bản của đạo mẫu.
Sống là cho hay gì đó cũng là học từ giáo lý tôn giáo ra mà thôi
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
1 nửa sự thật k phải sự thật mà cụ giật cái tít vứt đi 3/4 nội dung. Cái này chỉ áp dụng với nhà Phật và nơi thờ Phật thôi.
TTO - Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có công văn đề nghị các Phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.



Người dân đốt vàng mã.

Công văn số 31 của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu, phó chủ tịch thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ký.

Công văn đề nghị Ban thường trực Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn chư tôn tăng ni trụ trị các tự viện (bao gồm: chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm phật đường) nhất là các tự viện là di tích lịch sử - văn hoá tổ chức lễ hội mang tính văn minh, tiết kiệm, không phô trương hình thức, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, văn hoá Phật giáo.

"Đề nghị chư tôn đức tăng ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam", công văn của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nêu rõ.

Công văn cũng nhấn mạnh, trong các bài giảng tại các tự viện cần chú trọng việc gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống, thuần phong mỹ tục trong các lễ hội, lan toả giá trị từ bi, lòng bao dung, tôn trọng sự khác biệt của các cộng đồng tín ngưỡng, tôn giáo bạn.



Theo Hòa thượng Tố Liên viết trên trang web chính thức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với quan niệm thông thường, sau cái chết, con người cũng có một đời sống, cũng có các nhu cầu như khi đang ở dương thế.

49 ngày sau khi chết, khi thần thức tìm được cảnh giới tái sinh, thường thì họ sinh về một trong sáu cõi của lục đạo (Trời, A Tu La, người, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục) và từ đây sự thọ dụng của họ có khác biệt. Đơn cử như nếu thần thức sinh vào cõi Trời thì họ sẽ không ăn thực phẩm của cõi người. Vì thực phẩm ở cõi trời có vị cao cấp hơn rất nhiều lần. Hoặc nếu họ đọa vào địa ngục thì cũng không thể thọ dụng được thực phẩm của loài người vì bị hành hạ, phải ăn hòn sắt nóng, uống nước đồng sôi, chịu nhiều đau khổ cùng cực… Duy chỉ có các chúng sinh trong loài quỷ thần thì vẫn có thể “ăn” được những phẩm vật do thân nhân dâng cúng

Một số người vì quá thương tiếc người thân đã mất, sắm đủ thứ vàng mã để đốt cúng nhân ngày giỗ hoặc các dịp lễ để người ở đã chết sử dụng ở cõi âm.

Việc làm đó đôi khi thái quá, người ta có thể sắm vàng mã với hình dáng nhà lầu, xe hơi, máy lạnh, điện thoại di động, tiền mô phỏng đô- la Mỹ… để cúng cho người đã chết.

Hòa thượng Tố Liên khẳng định Đức Phật Thích Ca không hề dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên.

"Tại sao ngày Rằm tháng Bảy là ngày lễ trọng thể của Phật giáo mà thấy một số tín đồ nhà Phật đốt rất nhiều vàng mã để cúng gia tiên. Xin hỏi giới trí thức Việt Nam hiện tại tìm thấy Phật giáo và Nho giáo dạy về thuyết đốt vàng mã ở kinh sách nào?" - Hòa thượng Tố Liên đặt câu hỏi.
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Em hoàn toàn ủng hộ cấm đốt vàng mã, hôm trước hàng xóm em đốt cái camry cho nguời thân, em bảo thế k đốt giấy đăng ký xe, bằng lái, xăng E5, phí BOT thì đi làm sao được, họ đốt iphone X mà quên cả đốt xạc pin, lấy gì mà dùng
Thế khi cụ đi mua đôi giầy, đứa bán giầy nó có bảo cụ phải mua luôn cả tất, cả sịp, cả áo ...k lấy gì mà mặc không???? =)) =))
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Em hoàn toàn ủng hộ cấm đốt vàng mã, hôm trước hàng xóm em đốt cái camry cho nguời thân, em bảo thế k đốt giấy đăng ký xe, bằng lái, xăng E5, phí BOT thì đi làm sao được, họ đốt iphone X mà quên cả đốt xạc pin, lấy gì mà dùng
Thế khi cụ đi mua đôi giầy, đứa bán giầy nó có bảo cụ phải mua luôn cả tất, cả sịp, cả áo ...k lấy gì mà mặc không???? =)) =))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top