Cụ rất hay, cái gì cũng hiểu, nhưng chỉ 1 nửa.
- Đức tin, tuỳ theo tôn giáo, mà cần giải thích hay không, cần kiểm chứng hay không. Không phải tôn giáo nào cũng siêu hình, cũng duy tâm. Nhiều tôn giáo khuyến khích người theo đạo phải kiểm chứng đức tin của mình chứ không phải tin mù quáng.
https://www.jw.org/vi/an-pham/tap-chi/tỉnh-thức-3-2016-sáu/kinh-thánh-nói-đức-tin/
"“Đức tin là sự
tin chắc những điều mình hy vọng sẽ thành sự thật, là bằng chứng rõ ràng của những điều có thật, dù không nhìn thấy được” (
Hê-bơ-rơ 11:1). Để niềm tin của một người được chắc chắn, người đó cần có những lý do vững chắc. Cụm từ trong tiếng Hy Lạp được dịch là “sự tin chắc” có ý nghĩa nhiều hơn là cảm xúc trong lòng hoặc mơ ước viển vông. Vì thế, đức tin bao gồm sự tin chắc dựa trên bằng chứng."
- Cái gọi là mê tín chỉ xuất hiện khi đức tin kết hợp với hành động mù quáng. Đúng là thập tự chinh nên được hiểu là mê tín, chỗ này cụ đúng. Cụ sai khi cho rằng "đốt vàng mã số lượng vừa phải, trong khuôn viên nhà mình có gì sai?". Chỉ riêng Hà Nội mỗi năm đốt 500 tỷ vào vàng mã, cả VN sẽ là bao nhiêu? Mấy chục năm qua vẫn vậy, và mấy chục năm tới còn nhiều nữa. Đừng nói tiền tôi, tôi đốt! Giấy và mực không tự nhiên sinh ra. Đốt xong sẽ ra bao nhiêu CO2 và tro bụi, chưa kể các chất độc hại có trong phẩm, mực bay vào không khí. Đó là sự lãng phí về nguồn lực tự nhiên, xã hội, huỷ hoại môi trường, chưa kể những nguy hiểm cháy nổ và chất độc kèm theo. Lợi ích của nó là gì?