Cụ bảo lấy việc học làm trò chơi thú vị thì em chịu hẳn cụ rồi.
Học là tích tụ kiến thức, chơi là để giao tiếp với xã hội, chơi là để giải trí và hiểu về các thứ khác ngoài sách vở. Lại bắt chúng nó lấy sách vở kiến thức ra để chơi thì còn j để nói.
Em thấy Bác Hồ dạy thế này, đến nay vẫn còn nguyên giá trị:
- “Dạy mẫu giáo cốt nhất là giữ mãi tuổi hồn nhiên cho các Cháu”.
- “Tiểu học cốt nhất là dạy đức tính để làm người”
- “Trung học phải dạy kiến thức cơ bản, học xong sẽ đi làm thợ được ngay, rồi sẽ tiếp tục học lên”.
- “Đại học là để đào tạo chuyên gia, nên phải dạy theo phong cách nghiên cứu”.
E thấy cụ trích dẫn lời em mà bỏ qua bối cảnh làm hiểu sai về ý định muốn truyền đạt, cụ thể ở đây là đối với lứa tuổi mẫu giáo, nhà trẻ. Ở lứa tuổi này, học như chơi mà chơi để học mới hiệu quả cụ ạ vì trong khi chơi, các hoạt động mới lôi cuốn sự chú ý của trẻ, việc học lồng ghép trong đó vì vậy mới hiệu quả. Nên em thấy các cô giáo mầm non và tiểu học là siêu nhất đấy, không hẳn giỏi về kiến thức mà là về kỹ năng và tâm lý, đào tạo bọn mà chả có động lực, chả biết tập trung, chưa biết phấn đấu, chưa biết so bì tị nạnh bạn nọ bạn kia để cố gắng lên.
Cụ theo lời cụ Hồ mà cụ hiểu như thế nào thì cụ cứ làm thôi, nhưng cá nhân em thấy "hồn nhiên" không có nghĩa là không học, và sự thật là cụ vẫn cho con cụ đi học đấy thôi.
Dạy chữ sớm nó ảnh hưởng đến tư duy trẻ khá nhiều. Ví dụ cùng 1 loại bánh, cháu lớn nhà em học lớp 2 đương nhiên nó đọc chữ, cháu bé 4 tuổi nó cũng đọc tên loại bánh đó (đúng đến 80%), vì nhìn hình. Hoặc nó sẽ để ý logo của sản phẩm. VD bé nhà em hình thấy cái vỏ bao, nó nói bao xi măng, nhìn đồng phục 1 chú làm ở cty xi măng, nó cũng nói được. Các thứ khác bé cũng tư duy tương tự. Vậy nếu như bé mà biết chữ sớm, nó sẽ nhìn vào chữ và khả năng nhớ hình ảnh và quan sát sẽ kém đi. Đợt trước em có đọc 1 vụ kiện ở Mỹ. 1 bà mẹ đã thắng kiện 1 nhà trường vì dạy con bà ý học chữ sớm. Nhiều khi các trung tâm nó cứ quảng cáo nước ngoài dạy sớm, hiệu quả thế nọ thế kia... Nhưng thực ra nó ko phải áp dụng rộng rãi ở nước ngoài, mà chỉ ở 1 quy mô nhỏ, mà báo chí cứ thổi phồng nên.
Cái này thì góc nhìn của em hơi khác cụ. Cái cụ nói ở trên, "nó sẽ nhìn vào chữ và khả năng nhớ hình ảnh và quan sát sẽ kém đi" thì thực tế là các đứa trẻ học bằng tư duy chụp hình và bắt chước. Em ko rõ có ngôn ngữ nào khác như tiếng việt ta ghép vần không nhưng tiếng Anh, tiếng Pháp thì ko. Vì thế, cụ học ngoại ngữ có phải nhớ cả từ không, khi cụ ghi nhớ cụ sẽ nhớ như thế nào..., phần đông người lớn sẽ nhớ bằng tư duy, liên tưởng, gắn nó với cái nọ cái kia, trẻ con nhìn chữ nó như nhìn cái hình ấy, nó nhớ luôn. Nên cụ nói nó hạn chế khả năng quan sát có cái gì đó sai sai. Trẻ học bằng quan sát, bắt chước cụ ạ. Theo triết học gọi là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đó ạ.
E thấy nhieu đứa mấy năm đầu học tốt, càng về sau càng đuối, “đường dài mới biết ngựa hay”, nên lớp 1 thì k phải nhìn ngang nhìn dọc làm gi, con cứ cho chơi đã cụ ạ.
Mợ có nghĩ là mình cũng thấy nhiều đứa mấy năm đầu học tốt và càng về sau học càng tốt. Nhưng có thể mợ thấy như vậy quá bình thường nên mới ko để ý đấy ạ.
Còn việc để con chơi thì em ủng hộ, xưa e toàn chơi nhiều hơn học.