- Biển số
- OF-16170
- Ngày cấp bằng
- 10/5/08
- Số km
- 4,833
- Động cơ
- 553,257 Mã lực
Đó là phát biểu đầy của Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền về nền giáo dục Việt Nam tại buổi họp Quốc hội, trong đó đề cập tới khủng hoảng sách giáo khoa lớp 1 mới xảy ra
“Kính thưa Quốc hội!
Quan sát và lắng nghe dư luận xã hội là một phần tất yếu trong công tác điều hành, quản lý Nhà nước. Tôi tin Chính phủ sẽ thừa hiểu, không phải tự nhiên mà phần lớn dư luận xã hội bức xúc và giận dữ khi nhắc về các bộ sách giáo khoa trong thời gian gần đây.
Là năm đầu tiên áp dụng một chương trình nhiều bộ sách theo hình thức xã hội hóa, trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên cấp tiểu học chưa thể đạt yêu cầu cao hơn, chắc chắn sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã nhận định, chúng ta học tập tham khảo rất nhiều nước và áp dụng mỗi nơi một ít vào chương trình giáo dục đổi mới. Và vì vậy, sách giáo khoa khi biên soạn cũng bị gọt đẽo theo một hệ thống không hoàn thiện.
Muốn biên soạn bộ hoàn chỉnh thì trước hết phải có sẵn hoặc xây dựng hệ thống khoa học chuẩn chỉnh nhưng chúng ta lại làm theo kiểu cuốn chiếu từng giai đoạn, chỗ nọ phá vỡ chỗ kia. Không riêng gì một bộ sách mà cả 5 bộ sách đều dính vào các lỗi cơ bản về nguyên tắc biên soạn, về bản quyền, về ngữ liệu, mà lỗi trong sách giáo khoa thì chỉ có sai hoặc đúng, chứ không có lỗi “ chưa phù hợp”...
Điều đó càng bộc lộ rõ hơn về một quy trình, thẩm định, phát hành sách lỏng lẻo, dễ dãi, vội vàng đến khó tin. Cách đùn đẩy trách nhiệm như một trận đấu bóng không có trọng tài điều khiển khi xảy ra sự cố cũng thật là khó hiểu, không thể làm hài lòng dư luận. Tôi nghĩ sẽ có nhiều cách xử lý sự cố này bằng chính sự tử tế của người làm giáo dục.
Đọc báo cáo và lắng nghe giải trình của Bộ Giáo dục về bộ SGK, tôi chỉ có thể nói rằng: người lớn đã sai rồi, sai trong cách tiếp cận ngược, sai trong lối tư duy ngược. Chẳng có ở đâu làm sách cho trẻ nhưng lại mang ý chí và tham vọng đạt được của người lớn hay không?
Có Hội đồng thẩm định SGK cấp quốc gia nào mà thẩm quyền còn thua giáo viên? Chẳng có ở đâu lại cho phép giáo viên thay ngữ liệu khác phù hợp hơn so với SGK.
Một đội ngũ có trình độ, có bề dày nghiên cứu khoa học, học hàm học vị được nhà nước đào tạo bài bản mà biên soạn sách còn sai lên sai xuống, Hội đồng thẩm định yêu cầu thay vẫn bảo vệ đến cùng, thì với trình độ bằng cấp thấp hơn, giáo viên nào tự tin nói rằng tôi sẽ dùng ngữ liệu đúng hơn các giáo sư, tiến sĩ?
Sách giáo khoa là nền tảng xây dựng tri thức, có nơi nào lại xem sách là tài liệu thể hiện chương trình giáo dục như ở ta không? Và chúng ta sẽ dạy gì cho các con về thái độ trân trọng nâng niu đối với sách giáo khoa?
Kính thưa Quốc hội!
Giá trị một bộ sách giáo khoa khác hoàn toàn với một sản phẩm hàng hóa thông thường. Nếu chấp nhận các bộ sách như một lốp xe đầy những mảnh chắp vá để tiếp tục vận hành, thì tôi cho đó một thái độ thỏa hiệp rất nguy hại, là sự xem nhẹ giá trị nhân văn, trong sáng của tiếng Việt rất cần được truyền dạy một cách thấu hiểu, cẩn trọng, tận tâm và tận tụy đối với từng đứa trẻ vừa bước qua tuổi mầm non.
Cá nhân tôi trước khi lên tiếng về vấn đề này đã mua sách về đọc, ghi chép, liệt kê từng nội dung mà mình chưa hiểu thấu, đã gặp gỡ giáo viên và phụ huynh để thảo luận, đã tham khảo ý kiến từ các nhà chuyên môn về ngôn ngữ, tâm lý. Tôi tin, họ có thừa năng lực, đủ phẩm chất và tâm thức để có góc nhìn khoa học, thấu đáo trong giáo dục trẻ.
Với những phân tích nêu trên, tôi kiến nghị Chính phủ và các bên liên quan cần phải có trách nhiệm trong việc bày tỏ thái độ, quan điểm đúng đắn, đứng về phía quyền lợi của người học, nhất là với trẻ em, đảm bảo rằng các quyền của trẻ em thông qua giảng dạy văn hóa cần phải được bảo vệ và thực thi nghiêm túc.
Xin đừng trút thêm gánh nặng, áp lực cho đội ngũ giáo viên, bởi chính họ cũng cần được bảo vệ trong sự cố này.
Thứ hai, với tất cả niềm tin vào một Chính phủ kiến tạo, tôi rất mong các cơ quan, bộ phận có trách nhiệm cần dũng cảm nhìn thẳng sự thật, cho dừng sử dụng những bộ SGK chất lượng thấp.
Cần thiết thì nên lùi thời gian triển khai chương trình giáo dục mới để hoàn thiện chặt chẽ. Bác Hồ đã dạy rằng, “giáo dục trẻ em như trồng một cây non”, đối với việc trồng người, dục tốc sẽ bất đạt.
Thứ ba, tôi rất mong Chính phủ cần làm rõ trách nhiệm trong sự cố về sách giáo khoa lớp 1.
Đặc biệt, lỗi sai về trách nhiệm cần phải được giải quyết, xử lý thật nghiêm minh ở từng cấp, từng bộ phận. Không thể dừng lại ở việc rút kinh nghiệm và càng không nên trấn an dư luận bằng sợi dây kinh nghiệm có sức biến hóa thần kỳ, không người dân nào đủ kiên nhẫn rút mãi sợi dây vô định này bằng sức lực của niềm tin.
Giáo dục là xây dựng con người. Nhưng một khi giáo dục bị biến tướng bởi sức mạnh đồng tiền và “sức khỏe” của lợi nhuận, thì lúc ấy đến cả con người cũng sẽ bị biến tướng.
Xây dựng con người hay trồng người, chỉ cần một nhận thức đúng đắn về hệ giá trị từ trong nhà trường đến xã hội, chi phí cho những điều này không phải bằng ngân sách, vốn đầu tư công, mà bằng sức mạnh của tư duy và lòng trắc ẩn đối với vận mệnh quốc gia, dân tộc”.
“Kính thưa Quốc hội!
Quan sát và lắng nghe dư luận xã hội là một phần tất yếu trong công tác điều hành, quản lý Nhà nước. Tôi tin Chính phủ sẽ thừa hiểu, không phải tự nhiên mà phần lớn dư luận xã hội bức xúc và giận dữ khi nhắc về các bộ sách giáo khoa trong thời gian gần đây.
Là năm đầu tiên áp dụng một chương trình nhiều bộ sách theo hình thức xã hội hóa, trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên cấp tiểu học chưa thể đạt yêu cầu cao hơn, chắc chắn sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã nhận định, chúng ta học tập tham khảo rất nhiều nước và áp dụng mỗi nơi một ít vào chương trình giáo dục đổi mới. Và vì vậy, sách giáo khoa khi biên soạn cũng bị gọt đẽo theo một hệ thống không hoàn thiện.
Muốn biên soạn bộ hoàn chỉnh thì trước hết phải có sẵn hoặc xây dựng hệ thống khoa học chuẩn chỉnh nhưng chúng ta lại làm theo kiểu cuốn chiếu từng giai đoạn, chỗ nọ phá vỡ chỗ kia. Không riêng gì một bộ sách mà cả 5 bộ sách đều dính vào các lỗi cơ bản về nguyên tắc biên soạn, về bản quyền, về ngữ liệu, mà lỗi trong sách giáo khoa thì chỉ có sai hoặc đúng, chứ không có lỗi “ chưa phù hợp”...
Điều đó càng bộc lộ rõ hơn về một quy trình, thẩm định, phát hành sách lỏng lẻo, dễ dãi, vội vàng đến khó tin. Cách đùn đẩy trách nhiệm như một trận đấu bóng không có trọng tài điều khiển khi xảy ra sự cố cũng thật là khó hiểu, không thể làm hài lòng dư luận. Tôi nghĩ sẽ có nhiều cách xử lý sự cố này bằng chính sự tử tế của người làm giáo dục.
Đọc báo cáo và lắng nghe giải trình của Bộ Giáo dục về bộ SGK, tôi chỉ có thể nói rằng: người lớn đã sai rồi, sai trong cách tiếp cận ngược, sai trong lối tư duy ngược. Chẳng có ở đâu làm sách cho trẻ nhưng lại mang ý chí và tham vọng đạt được của người lớn hay không?
Có Hội đồng thẩm định SGK cấp quốc gia nào mà thẩm quyền còn thua giáo viên? Chẳng có ở đâu lại cho phép giáo viên thay ngữ liệu khác phù hợp hơn so với SGK.
Một đội ngũ có trình độ, có bề dày nghiên cứu khoa học, học hàm học vị được nhà nước đào tạo bài bản mà biên soạn sách còn sai lên sai xuống, Hội đồng thẩm định yêu cầu thay vẫn bảo vệ đến cùng, thì với trình độ bằng cấp thấp hơn, giáo viên nào tự tin nói rằng tôi sẽ dùng ngữ liệu đúng hơn các giáo sư, tiến sĩ?
Sách giáo khoa là nền tảng xây dựng tri thức, có nơi nào lại xem sách là tài liệu thể hiện chương trình giáo dục như ở ta không? Và chúng ta sẽ dạy gì cho các con về thái độ trân trọng nâng niu đối với sách giáo khoa?
Kính thưa Quốc hội!
Giá trị một bộ sách giáo khoa khác hoàn toàn với một sản phẩm hàng hóa thông thường. Nếu chấp nhận các bộ sách như một lốp xe đầy những mảnh chắp vá để tiếp tục vận hành, thì tôi cho đó một thái độ thỏa hiệp rất nguy hại, là sự xem nhẹ giá trị nhân văn, trong sáng của tiếng Việt rất cần được truyền dạy một cách thấu hiểu, cẩn trọng, tận tâm và tận tụy đối với từng đứa trẻ vừa bước qua tuổi mầm non.
Cá nhân tôi trước khi lên tiếng về vấn đề này đã mua sách về đọc, ghi chép, liệt kê từng nội dung mà mình chưa hiểu thấu, đã gặp gỡ giáo viên và phụ huynh để thảo luận, đã tham khảo ý kiến từ các nhà chuyên môn về ngôn ngữ, tâm lý. Tôi tin, họ có thừa năng lực, đủ phẩm chất và tâm thức để có góc nhìn khoa học, thấu đáo trong giáo dục trẻ.
Với những phân tích nêu trên, tôi kiến nghị Chính phủ và các bên liên quan cần phải có trách nhiệm trong việc bày tỏ thái độ, quan điểm đúng đắn, đứng về phía quyền lợi của người học, nhất là với trẻ em, đảm bảo rằng các quyền của trẻ em thông qua giảng dạy văn hóa cần phải được bảo vệ và thực thi nghiêm túc.
Xin đừng trút thêm gánh nặng, áp lực cho đội ngũ giáo viên, bởi chính họ cũng cần được bảo vệ trong sự cố này.
Thứ hai, với tất cả niềm tin vào một Chính phủ kiến tạo, tôi rất mong các cơ quan, bộ phận có trách nhiệm cần dũng cảm nhìn thẳng sự thật, cho dừng sử dụng những bộ SGK chất lượng thấp.
Cần thiết thì nên lùi thời gian triển khai chương trình giáo dục mới để hoàn thiện chặt chẽ. Bác Hồ đã dạy rằng, “giáo dục trẻ em như trồng một cây non”, đối với việc trồng người, dục tốc sẽ bất đạt.
Thứ ba, tôi rất mong Chính phủ cần làm rõ trách nhiệm trong sự cố về sách giáo khoa lớp 1.
Đặc biệt, lỗi sai về trách nhiệm cần phải được giải quyết, xử lý thật nghiêm minh ở từng cấp, từng bộ phận. Không thể dừng lại ở việc rút kinh nghiệm và càng không nên trấn an dư luận bằng sợi dây kinh nghiệm có sức biến hóa thần kỳ, không người dân nào đủ kiên nhẫn rút mãi sợi dây vô định này bằng sức lực của niềm tin.
Giáo dục là xây dựng con người. Nhưng một khi giáo dục bị biến tướng bởi sức mạnh đồng tiền và “sức khỏe” của lợi nhuận, thì lúc ấy đến cả con người cũng sẽ bị biến tướng.
Xây dựng con người hay trồng người, chỉ cần một nhận thức đúng đắn về hệ giá trị từ trong nhà trường đến xã hội, chi phí cho những điều này không phải bằng ngân sách, vốn đầu tư công, mà bằng sức mạnh của tư duy và lòng trắc ẩn đối với vận mệnh quốc gia, dân tộc”.