- Biển số
- OF-490443
- Ngày cấp bằng
- 22/2/17
- Số km
- 2,454
- Động cơ
- 221,947 Mã lực
Các cụ đọc xem thế này thì ai dám tố cáo nữa. Khổ thân đồng chí giảng viên quả này ăn chu di tam tộc
http://m.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/giang-vien-to-hieu-truong-truoc-mat-bo-truong-phung-xuan-nha-366705.html
Giảng viên tố hiệu trưởng trước mặt Bộ trưởng
06:46 | 14/04/2017
- Một giảng viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã tố cáo hiệu trưởng của trường với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại buổi làm việc ngày 13/4.
"Tháng 11/2016, đoàn kiểm toán nhà nước làm việc tại trường và đã phát hiện trường và phát hiện nhà thất thoát tài sản nhà nước, lạm thu mười mấy tỉ. Kiểm toán đề nghị kiểm điểm trách nhiệm hiệu trưởng và hiệu phó nhưng đến bây giờ vẫn chưa kiểm điểm. Trong khi đó, trường lại đang có kế hoạch nhân sự, chúng tôi làm sao biết người đó tốt xấu thế nào để chuẩn bị nhân sự để lãnh đạo trường. Thứ hai, hiệu trưởng kiêm Bí thư Đảng uỷ một trường đại học đã cùng Phó bí thư đảng uỷ đem 20.000m2 đất của người dân đem bán không có chủ quyền.Lãnh đạo một trường sư phạm có dạy sinh viên được không?”.
Trả lời ý kiến của giảng viên này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ ghi nhận tâm huyết của giảng viên.
Ông Nhạ nhấn mạnh, “Dân chủ trong trường học là hết sức cần thiết, nhưng dân chủ phải hướng tới xây dựng. Nếu dân chủ thể hiện bức xúc, thông tin chưa đầy đủ làm tổn thương đến môi trường chung là không nên. Ai có khuyết điểm tới đâu phải có minh chứng rõ ràng để xử lý tới đó. Trong quá trình xây dựng, đi lên phải có cách thức giải quyết vấn đề đề thấu đáo nhưng phải đạt được mục tiêu xây dựng nhà trường. Tôi đề nghị các thầy cô vì cái chung mà có cách góp ý phù hợp".
Trao đổi với VietNamNet, ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho biết, việc giảng viên tố cáo là sự bịa đặt trắng trợn vì ban đầu Kiểm toán Nhà nước phát hiện trường có khá nhiều giảng viên đi học thạc sĩ, tiến sĩ.
Với quy chế khuyến khích giáo viên, trường đã giảm 50% tiết nghĩa vụ, khiến tiền vượt giờ của giáo viên vượt trần quy định và họ đòi thu hồi. Hiệu trưởng đã giải thích: Ở nhiều môn học do không tìm được giảng viên thỉnh giảng nên các giảng viên đi học bất đắc dĩ phải dạy và kiểm toán nhà nước đã đồng ý. Vì vậy, đây không phải là tiền thất thoát.
Ông Dũng cũng cho hay, Kiểm toán nhà nước yêu cầu hiệu trưởng và phó hiệu trưởng kiểm điểm là có nhưng lỗi ở chỗ khác. Đó là lỗi trong việc để các nhà thầu dịch vụ giữ xe, căng tin, được cho là làm sai nguyên tắc tài chính. Về lỗi này, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đã kiểm điểm, thu hồi các sổ tài khoản.
Riêng về nội dung giảng viên tố 20.000m2 đất, ông Dũng cho biết, dự án đất của công đoàn bắt đầu từ thời hiệu trưởng cũ, hiệu trưởng hiện tại không liên quan. Việc bán đất của các cổ đông trong dự án đất là hoàn toàn hợp pháp vì có sổ đỏ.
"Một trường đại học không chỉ có màu hồng mà còn có những khoảng tối. Trong quá trình phát triển sẽ có nhiều khó khăn, nhưng cần chấp nhận thách thức" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói thêm trước khi kết thúc buổi làm việc.
Lê Huyền
http://m.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/giang-vien-to-hieu-truong-truoc-mat-bo-truong-phung-xuan-nha-366705.html
Giảng viên tố hiệu trưởng trước mặt Bộ trưởng
06:46 | 14/04/2017
- Một giảng viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã tố cáo hiệu trưởng của trường với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại buổi làm việc ngày 13/4.
"Tháng 11/2016, đoàn kiểm toán nhà nước làm việc tại trường và đã phát hiện trường và phát hiện nhà thất thoát tài sản nhà nước, lạm thu mười mấy tỉ. Kiểm toán đề nghị kiểm điểm trách nhiệm hiệu trưởng và hiệu phó nhưng đến bây giờ vẫn chưa kiểm điểm. Trong khi đó, trường lại đang có kế hoạch nhân sự, chúng tôi làm sao biết người đó tốt xấu thế nào để chuẩn bị nhân sự để lãnh đạo trường. Thứ hai, hiệu trưởng kiêm Bí thư Đảng uỷ một trường đại học đã cùng Phó bí thư đảng uỷ đem 20.000m2 đất của người dân đem bán không có chủ quyền.Lãnh đạo một trường sư phạm có dạy sinh viên được không?”.
Trả lời ý kiến của giảng viên này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ ghi nhận tâm huyết của giảng viên.
Ông Nhạ nhấn mạnh, “Dân chủ trong trường học là hết sức cần thiết, nhưng dân chủ phải hướng tới xây dựng. Nếu dân chủ thể hiện bức xúc, thông tin chưa đầy đủ làm tổn thương đến môi trường chung là không nên. Ai có khuyết điểm tới đâu phải có minh chứng rõ ràng để xử lý tới đó. Trong quá trình xây dựng, đi lên phải có cách thức giải quyết vấn đề đề thấu đáo nhưng phải đạt được mục tiêu xây dựng nhà trường. Tôi đề nghị các thầy cô vì cái chung mà có cách góp ý phù hợp".
Trao đổi với VietNamNet, ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho biết, việc giảng viên tố cáo là sự bịa đặt trắng trợn vì ban đầu Kiểm toán Nhà nước phát hiện trường có khá nhiều giảng viên đi học thạc sĩ, tiến sĩ.
Với quy chế khuyến khích giáo viên, trường đã giảm 50% tiết nghĩa vụ, khiến tiền vượt giờ của giáo viên vượt trần quy định và họ đòi thu hồi. Hiệu trưởng đã giải thích: Ở nhiều môn học do không tìm được giảng viên thỉnh giảng nên các giảng viên đi học bất đắc dĩ phải dạy và kiểm toán nhà nước đã đồng ý. Vì vậy, đây không phải là tiền thất thoát.
Ông Dũng cũng cho hay, Kiểm toán nhà nước yêu cầu hiệu trưởng và phó hiệu trưởng kiểm điểm là có nhưng lỗi ở chỗ khác. Đó là lỗi trong việc để các nhà thầu dịch vụ giữ xe, căng tin, được cho là làm sai nguyên tắc tài chính. Về lỗi này, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đã kiểm điểm, thu hồi các sổ tài khoản.
Riêng về nội dung giảng viên tố 20.000m2 đất, ông Dũng cho biết, dự án đất của công đoàn bắt đầu từ thời hiệu trưởng cũ, hiệu trưởng hiện tại không liên quan. Việc bán đất của các cổ đông trong dự án đất là hoàn toàn hợp pháp vì có sổ đỏ.
"Một trường đại học không chỉ có màu hồng mà còn có những khoảng tối. Trong quá trình phát triển sẽ có nhiều khó khăn, nhưng cần chấp nhận thách thức" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói thêm trước khi kết thúc buổi làm việc.
Lê Huyền