[Funland] Giảng viên NEU chửi sinh viên là "ngu học, thần kinh" trên facebook

xegiacmo

Xe lăn
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
11,162
Động cơ
413,577 Mã lực
Giờ học mẫu giáo công lập cũng mất đâu hình như 800k/tháng. Cu nhà mình mấy tuổi học mẫu giáo trường tư, trường cũng gọi là trung bình khá ở SG nhưng tháng các khoản cũng mất đứt trên dưới 5 triệu. Như vậy để nói học phí đại học VN là quá rẻ. Rẻ quá nhiều khi chúng nó chẳng thèm học. Cá nhân tôi ủng hộ tăng học phí, tuy nhiên nên có lộ trình, cụ thể là nên thông báo trước ít nhất 1 năm và áp dụng đối với sinh viên mới vào trường từ năm đó trở đi chứ không nên áp dụng đối với sinh viên đang học 1 cách bất ngờ vậy. Họ phải biết và cân nhắc mức học phí mà họ phải chịu trước khi quyết định dự tuyển vàotruwowngff.
Cụ nói vậy là chuẩn . Em cũng ủng hộ nâng học phí để trường có điều kiện nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như cơ sở vật chất . Nhưng nói đi cũng nói lại , con em học mẫu giáo trường tư hạng thường là 2.4 tr 1 tháng + các khoản chi phí khác tầm 3 tr 1 tháng và em chấp nhận được nhưng cô giáo cháu mà bảo cháu là ngu với thần kinh thì em cũng chửi tay bo luôn .
 

cogangmuaxe

Xe điện
Biển số
OF-372266
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
2,900
Động cơ
267,230 Mã lực
Mẫu giáo công lập đâu có hơn 100k 1 tháng thôi ạ.
Tăng học phí Ok, nhưng phải cùng với chất lượng.
Còn em cũng đồng ý là bớt học đại học đi, học nghề nhiều chút vào, chứ học đại học xong chất lượng không ra đại học, cũng chẳng làm nghề được, thì cả đống tốt nghiệp đại học ra để làm gì?
Tăng học phí rồi chất lượng nó sẽ đến trong vài năm. Giảng viên sống vật vờ thì tâm thế đâu mà dạy. Em gái mình trước là giảng viên đại học quốc gia trong SG, giờ nó qua nước ngoài định cư luôn rồi, mấy năm trước lương tháng đâu 8 triệu. Nếu về tỉnh dạy các lớp dạng liên kết đào tạo thì có thêm ít đồng, còn lại dạy ở trường thì đâu mấy chục ngàn/tiết. Nói thật ra quán cắt tóc mấy chục phút vừa cắt vừa lấy ráy tai cạo mặt lột mụn đã phải trả nhiều hơn so với 1 tiết dạy của em mình.
 

cogangmuaxe

Xe điện
Biển số
OF-372266
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
2,900
Động cơ
267,230 Mã lực
Cụ nói vậy là chuẩn . Em cũng ủng hộ nâng học phí để trường có điều kiện nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như cơ sở vật chất . Nhưng nói đi cũng nói lại , con em học mẫu giáo trường tư hạng thường là 2.4 tr 1 tháng + các khoản chi phí khác tầm 3 tr 1 tháng và em chấp nhận được nhưng cô giáo cháu mà bảo cháu là ngu với thần kinh thì em cũng chửi tay bo luôn .
Chuyện thầy giáo chửi học trò vậy tôi cực lực phản đối. Nói chung ông thầy đó nói về lý không sai nhưng thái độ vậy tốt nhất nên sa thải
 

htkad

Xe buýt
Biển số
OF-194674
Ngày cấp bằng
18/5/13
Số km
818
Động cơ
332,550 Mã lực
Ừ, thô nhưng thật và đúng.



Cụ đúng rồi.
em không biết thầy giỏi hay không, trong cuộc sống thế nào.
Nhưng NGAY TRÊN ĐẦU THỚT, ông ấy đã ghi những quy định cho những ai muốn đọc, muốn tham gia cái thớt ấy, RẤT RÕ RÀNG RÀNH MẠCH
Đọc xong:
Thấy không hợp với mình thì thôi, nếch luôn.
Thấy thích hoặc không thích thì lai hoặc không lai
Thấy thấy hợp thì còm trong cái quy định họ đã đặt ra.
Thích chửi thì lập thớt khác mà chửi. Giống như ông ấy lập thớt riêng để chửi chứ không xông vào nhà người khác để chửi.
Chả ai ép, chả ai cho ăn cái gì mà cứ xông vào đấy nói nọ nói kia.
Nó chửi cho thì lại gào lên kêu oan.
Mệ cái loại cứ xông vào nhà người khác nói linh tinh rồi còn nhận là người tử tế
Quá ngu chứ không phải ngu.
Em thích còm này của cụ, em vừa đọc qua bài dẫn link ở trên, chưa vào fb. Em ủng hộ thầy xử những comt không đúng quy định nhưng với thái độ nhẹ nhành hơn, có giải thích rõ ràng bằng quy định ở đầu bài hoặc không cần giải thích gì thêm.
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,242 Mã lực
Vì KTQD chơi sốc điện nên SV mới nhảy bật lên.
Nếu thế thì vấn đề nên đặt ra ở đây là:
Luật mới chỉ áp dụng với người mới
Những sv đã chọn trường này khi còn rẻ được đóng theo mức cũ cộng thêm lạm phát cho đến khi ra trường, tất nhiên là sẽ chịu mọi bức xúc như trước.
 

Boeing-787

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-53849
Ngày cấp bằng
29/12/09
Số km
2,017
Động cơ
468,811 Mã lực
Đây là FB cá nhân thì có làm sao, khi nào sinh viên lên phòng đào tạo hỏi và bị chửi như vậy mới sai.
Nên nhớ hết giờ làm việc ho là người thường và cơ quan ko đc phép quản lý họ.
Đồng quan điểm với cụ. Ngoài giờ họ cũng như người thường, chỉ là quan điểm cá nhân!
Nhưng cũng quan điểm cá nhân, cháu thấy thằng thầy này cũng ngu !...
 

mn2t

Xe điện
Biển số
OF-144742
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
3,473
Động cơ
389,435 Mã lực
Tăng học phí rồi chất lượng nó sẽ đến trong vài năm. Giảng viên sống vật vờ thì tâm thế đâu mà dạy. Em gái mình trước là giảng viên đại học quốc gia trong SG, giờ nó qua nước ngoài định cư luôn rồi, mấy năm trước lương tháng đâu 8 triệu. Nếu về tỉnh dạy các lớp dạng liên kết đào tạo thì có thêm ít đồng, còn lại dạy ở trường thì đâu mấy chục ngàn/tiết. Nói thật ra quán cắt tóc mấy chục phút vừa cắt vừa lấy ráy tai cạo mặt lột mụn đã phải trả nhiều hơn so với 1 tiết dạy của em mình.
Ấy, em sợ bác nói sang đến mấy ý khác nhau rồi.
Theo em biết, thì giảng viên nhận lương thì phải đảm bảo số tiết tối thiểu. Trong phạm vi đấy thì hình như không được lương. Còn ngoài số giờ dạy đó thì lương cũng không thấp đâu ạ. Hơn nữa, còn tự do về thời gian, có giờ thì đến, hết lại về, rồi nghỉ theo sinh viên. Nói chung cực thoải mái, có điều kiện để tăng thêm thu nhập (làm đề án, đề tại, dạy thêm bên ngoài....) So với các nghề khác thì có hơn chứ không kém đâu ạ.

Còn tăng như bác nói thì phải tăng tổng thể, con người, giáo trình, cơ sở hạ tầng giảng dạy, chứ tăng mỗi lương giảng viên xong mà thiếu các yếu tố kia thì em e đá ném ao thôi.

Mà em thật, trong công chức viên chức, giảng viên đại học kiếm khá nhất đấy ạ, còn tất nhiên, nếu chỉ ngồi chờ đến giờ lên lớp, xong về nhà xem ti vi thì thực sự khó.
 

xegiacmo

Xe lăn
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
11,162
Động cơ
413,577 Mã lực
Chuyện thầy giáo chửi học trò vậy tôi cực lực phản đối. Nói chung ông thầy đó nói về lý không sai nhưng thái độ vậy tốt nhất nên sa thải
Rất nhiều lĩnh vực ở vn lằng nhằng lẫn lộn giữa vấn đề chất lượng và giá cả trong đó có 2 lĩnh vực liên quan cực lớn đến người dân đó là giáo dục và y tế .
Ai cũng biết đó là muốn chất lượng cao thì phải chi phí cao nhưng cứ nâng giá thì lại viện dẫn ảnh hưởng đến người nghèo . Thành ra nó cứ lùm xùm gây ra bức xúc của người dân .
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
khi 1 cái bánh ngon đc chia cho quá nhiều người thì người nhận sẽ không còn cảm nhận đc vị ngon của nó nữa
vì sao ???
vì nó quá bé có thấy gì đâu vừa vào miệng nó trôi tuột vào bụng rồi
học vấn cũng vậy thôi anh đủ điều kiện thì hẵng học nó làm anh có trách nhiệm lên nhiều biết xót xa với những đồng tiền mình đóng để cố mà phấn đấu học giỏi hơn kiếm học bổng đỡ phải đóng tiền
nên tạo môi trường tranh đấu mọi thứ luôn phải nỗ lực anh nào dừng lại là bị tụt hậu
còn nhà nghèo mà học thật giỏi có học bổng ơ kìa sao lại cứ gào toáng lên . chảng qua cũng chỉ giỏi vừa vừa lại không có điều kiện thì nên lượng sức mình đi làm nghề khác . xã hội ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì gian khổ biết giành phần ai . đấy bao năm học rẻ cào bằng đấy , miếng bánh ngon chia đều đấy rồi sao rồi đa phần đều thất nghiệp đấy , rồi lại gạt nước mắt cất bằng vào tủ đi làm công nhân đấy . hãy tỉnh ngộ đi đã đến lúc xem năng lực mình làm đc gì thì hãy trọn đúng cho mình
còn tự tin thì cố phấn đấu học thật giỏi vào mà lấy học bổng , đó cũng là thước đo cho giá trị những nỗ lực của mình đấy
làng nhàng mà không có điều kiện thì hãy thôi tị nạnh đi các bạn trẻ
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Nếu thế thì vấn đề nên đặt ra ở đây là:
Luật mới chỉ áp dụng với người mới
Những sv đã chọn trường này khi còn rẻ được đóng theo mức cũ cộng thêm lạm phát cho đến khi ra trường, tất nhiên là sẽ chịu mọi bức xúc như trước.
Đó là cách của FTU. Năm 1 đóng thế nào thì 3 năm tiếp theo đóng như thế.
 

mylove19

Xe hơi
Biển số
OF-411173
Ngày cấp bằng
18/3/16
Số km
112
Động cơ
224,680 Mã lực
Tuổi
38
em cũng muốn hóng tí ạ
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Vì mọi người chỉ đổ xô vào mấy cái cmt chứ ít đọc xem nội dung chính ông PTL viết gì. Cá nhân em thấy bài viết đáng đọc và có nhiều lời khuyên bổ ích:

Bài viết của thầy Phạm Thanh Long

Đây sẽ là bài rất dài, tôi viết chủ yếu cho các cháu sinh viên của tôi và cho trường tôi. Tôi nghĩ mình cần viết, vì có quá nhiều người từ sinh viên tới giảng viên, thậm chí có thể nói là gần như cả xã hội đang hiểu sai về đại học, hiểu sai về các vấn đề kinh tế. Những thứ tôi viết sau đây hoàn toàn không phải là quan điểm cá nhân, mà là kiến thức và những nhận thức tối thiểu cần có để vào đời, để có thể học tiếp những thứ khác về kinh tế, chỉ là diễn đạt theo cách của tôi mà thôi. Học phí sẽ được đề cập đến trong từng vấn đề liên quan. Đọc hết mới có thể hiểu được, đừng cắt từng miếng ra mà xoáy vào.


1. Vài thứ về trường đại học và quan hệ giữa trường đại học với sinh viên


Ngắn gọn thế này trước đã:
Trường đại học là đơn vị đào tạo nhân lực trình độ cao.
Không có quốc gia nào trên quả đất này nghĩ đến chuyện phổ cập đại học cho nhân dân cả.
Đào tạo đại học không phải là thứ dành cho toàn dân như một món phúc lợi mà tất cả cùng được hưởng.
Trường đại học không phải là đơn vị chức năng của nhà nước có nhiệm vụ cung cấp phúc lợi xã hội (dù là trường công lập).


Vì mấy lý do trên, trường đại học không cần quan tâm đến vấn đề khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, không cần quan tâm đến gia cảnh sinh viên. Trường đại học hoàn toàn không có mục tiêu hay nhiệm vụ là phải làm cho người nghèo được học đại học. Thế nên tất cả thầy cô lẫn sinh viên, hãy dẹp ngay cái việc mang sự nghèo sự khó ra để làm sức ép đối với học phí đại học.


Tiếp, trường đại học trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, trường đại học là đơn vị bán dịch vụ giáo dục, đào tạo. Công lập hay dân lập cũng thế thôi. Cái cơ chế ăn ngân sách nhà nước của các trường đại học công lập để đào tạo theo nhiệm vụ như trước đây đã chấm dứt từ lâu rồi. Bây giờ ngoài nhiệm vụ đào tạo theo quy hoạch chung của cả nước, các trường đại học còn có nhiệm vụ tự chủ kinh tế và tài chính của mình như một doanh nghiệp thực sự. Và thế là trường đại học buộc phải là người bán, còn sinh viên là người mua. Đó là quy luật của thị trường.


Vậy quan hệ giữa trường và sinh viên là quan hệ người bán và người mua, mua bán dịch vụ đào tạo. Các bạn sinh viên được học kinh tế thì biết rồi nhỉ? Học phí chính là giá bán dịch vụ trong trường hợp này sẽ do người bán định đoạt chứ không phải người mua. Thuận mua vừa bán, hoặc không thuận không vui nhưng vẫn mua vẫn bán là chuyện bình thường, chỉ cần người mua chấp nhận và có khả năng chi trả. Nếu không chấp nhận, các bạn đi tìm người bán khác bán món hàng tương tự với giá thấp hơn, hoặc có thể giá cao hơn nhưng các bạn thích hơn. Nếu không đủ khả năng chi trả bất cứ món hàng nào, thì hãy nhịn.


Trong mua bán, người mua không thể lôi hoàn cảnh của mình ra để đòi người bán giảm giá. Người mua không thể vào Tràng Tiền plaza đòi mua cái túi xách Eo-Vì (Louis Vuitton) 100 triệu, nhưng bắt người bán phải bán giá 500 nghìn thôi, vì lý do tôi nghèo và bố mẹ tôi không có tiền nhưng tôi vẫn thích LV. Nếu chỉ có 500 nghìn, các bạn hãy ra phố Chùa Bộc sau 6h tối, có nhiều sự lựa chọn cho các bạn.


Là người mua, người bán, hãy hoạt động và hành xử theo các quy luật kinh tế và thị trường. Làm thế nào để được thế thì xem đoạn sau, tôi viết kỹ hơn.


2. Học đại học - một phi vụ đầu tư


Các bạn học đại học cho ai? Cho bản thân hay cho xã hội hay cho NEU? Chắc chắn chỉ cho các bạn, tương lai của các bạn thôi, nên các bạn không có quyền bắt xã hội phải vì các bạn, không có quyền bắt học phí phải theo ý các bạn.


Học đại học chính là một phi vụ đầu tư của các bạn và gia đình đấy. Những gì các bạn bỏ ra cho mấy năm đại học chính là phí đầu tư đấy, các bạn đầu tư cho tương lai của mình và gia đình, chứ không phải cho xã hội. Trong kinh tế, chi phí và lợi ích của một phi vụ đầu tư thường tương xứng với nhau. Muốn học trường danh tiếng, ra trường dễ xin việc, lương cao, nhưng lại muốn học phí thật thấp thì có giống các bạn ra Bát Đàn gọi bát phở nhiều thịt nhiều bánh nhiều hành nhiều nước béo dăm cái quẩy, nửa rổ giá đỗ nhưng chỉ muốn trả 5 ngàn không?


Vậy đấy, học đại học là quá trình đầu tư, và học phí chính là chi phí đầu tư. Và dĩ nhiên, hãy đầu tư nếu có khả năng chi trả phí đầu tư. Nếu các bạn nhìn thấy kết quả đầu tư tốt, có sức để làm, nhưng không thể huy động được nguồn tiền nào chi trả phí đầu tư cho cái bằng NEU, dĩ nhiên, hãy đầu tư vào phi vụ khác hợp lý hơn. Tại sao cứ bắt buộc phải là đầu tư vào đại học, mà lại phải là NEU?


Như đã nói ở trên, không quốc gia nào nghĩ đến việc phổ cập đại học cả, đó hoàn toàn là điều nhảm nhí. Chẳng ai gí súng vào đầu bắt các bạn vào đại học, còn nếu có, đấy chắc chắn phải là bố mẹ các bạn. Ở ta, thói háo danh, sĩ diện, hãnh tiến đã ăn sâu vào máu đồng bào rồi, thậm chí sâu hơn, nó nằm trong ADN mỗi người. Không ở đâu mà lại hình thành một thứ như ý thức hệ là buộc phải vào đại học mới được. Thế nên, trên giảng đường hôm nay, có đến quá nửa số sinh viên thực sự không thuộc về con đường đại học.


Và nữa, cơ bản cực hiếm người nghĩ được cho con cháu học đại học là phi vụ đầu tư, là trách nhiệm tính toán của mình, mà cứ nghĩ đó là việc của xã hội. Nữa, cái suy nghĩ ỷ lại xã hội, nhà nước, bao cấp nó ăn sâu vào não rồi, nên không bao giờ nhìn ra được mọi thứ đã khác, chỉ nhìn thấy những người bán đang chào mời dịch vụ, nhưng không nhìn thấy họ bán dịch vụ chứ không phải thực hiện nghĩa vụ với tổ quốc, không nhìn thấy giá bán niêm yết trên sản phẩm kìa kìa. Tất cả đều tính đến lợi ích khi học xong mong việc tốt, mong làm ông nọ bà kia, nhưng không chịu tính chi phí đầu tư.


Tóm lại vấn đề lớn thứ 2 ở đây là:
- Đi học đại học là một phi vụ đầu tư.
- Học phí là chi phí đầu tư.
- Tại sao phải đầu tư? Hãy tự trả lời
- Có nhất thiết phải đầu tư đại học không? Hãy tự trả lời.
- Đại học có phải là con đường duy nhất mà không theo thì chết hay không? Hãy tự trả lời.


Và tất cả, hãy làm quen với bài toán kinh tế ngay khi chuẩn bị bước chân vào đại học kinh tế. Đó là tính toán thật kỹ cho thương vụ đầu tư. Hãy nhận thức Đại học = (Ước mơ) + Khả năng học tập + Khả năng chi trả học phí. Thiếu ước mơ thì được, nhưng thiếu 1 trong 2 khả năng đằng sau thì công thức hỏng.


Và nhớ tính thêm sự biến đổi giá trong quá trình đầu tư. Các bạn xây cái nhà, giá sắt thép, xi măng còn thay đổi hàng ngày, có đòi người bán phải giảm giá vì tôi không có tiền không. Không đủ tiền xây nhà to, hãy xây nhà bé, không đủ ăn nữa, thì hãy để xây nhà là giấc mơ.


3. Học phí - giá cả tính toán thế nào?


Giá cả của hàng hóa dịch vụ dĩ nhiên được người bán định đoạt dựa trên nhiều yếu tố, những thứ sau đây là chủ yếu:
- Giá thành của dịch vụ (bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp thực tế bỏ ra để tạo ra được thành phẩm, hoặc hoàn tất quá trình cung cấp dịch vụ).
- Các chi phí gián tiếp.
- Lợi nhuận kỳ vọng.
- Uy tín, thương hiệu… và nhiều thứ nữa (ở đây có thể có thêm các quy định về trần học phí nữa).


Giá bán sản phẩm dịch vụ nôm na là phải đủ để người ta trang trải chi phí đã bỏ ra và dư ra tí tẹo gọi là lợi nhuận. Lâu nay chúng ta quen với việc đóng học phí thấp tức là giá rẻ. Điều đó không có nghĩa là chi phí dịch vụ rẻ, mà đơn giản, khi giá bán không đủ bù đắp chi phí bỏ ra, nhà nước đã cấp ngân sách bù vào phần thiếu hụt đó. Giờ đây ngân sách đã cắt tiệt những cơ chế kiểu đó, nên giá bán, tức là học phí sẽ dần quay về đúng với thực chất nó phải thế.


Nhưng dù sao thì việc định giá bán là việc của người bán. Người mua không có quyền gì đòi người bán phải công khai hay minh bạch chi phí, giá thành của mình cả. Người mua không có quyền đòi người bán phải cắt giảm chi phí nọ kia để giảm giá bán xuống. Việc của người bán là định giá, việc của người mua là chấp nhận thì xì tiền, không chấp nhận thì đi. À, người bán có thể cắt giảm được chi phí, nhưng cóc giảm giá bán đấy, để tăng lợi nhuận. Và người mua vẫn chẳng có quyền gì mà đòi giảm giá bán cả.


Học phí, hay giá bán có được tăng không? Có, tất nhiên là có, khi mấy yếu tố cơ sở kia thay đổi, thì ắt học phí, tức là giá bán dịch vụ phải tăng. Cả người mua và người bán phải chấp nhận, vì đó là quy luật thị trường. Việc tăng giá có cần người mua chấp nhận rồi mới tăng không? Dĩ nhiên là không.


Giá bán hàng hóa, dịch vụ dĩ nhiên chỉ nhắm đến những đối tượng có khả năng chi trả. Việc định giá sản phẩm, dịch vụ trong nền kinh tế thị trường không có nhiệm vụ phải tạo ra cái giá nào mà người nghèo cũng mua được. Như đã nói ở trên, đại học không làm từ thiện. Một lần nữa, hay thôi kể nghèo kể khổ đi. Nghèo khổ vẫn có cách học đại học, tôi sẽ chỉ cho, ngồi kêu kiểu đó không ăn thua đâu.


À, bổ sung, học phí chả liên quan gì đến GDP bình quân đầu người mà đem ra so sánh nhé. Đại học chỉ dành cho số ít những người có khả năng học và khả năng chi trả. Còn GDP bình quân đầu người thì san bằng cả cao lẫn thấp cho cả dân số rồi. Học phí cao hơn GDP bình quân đầu người là chuyện quá bình thường. Ngay ở NEU, có những hệ đào tạo mà học phí cao gấp 2-3 lần GDP bình quân đầu người một năm cơ. Vẫn có người học bình thường. Họ là những nhà đầu tư.


4. Học phí tăng - sinh viên cần làm gì?


Chắc đến đây, nhiều người đã hiểu được phần nào những kiến thức ở trên. Hiểu được học phí và giá cả tăng là tất yếu và các bạn sinh viên là người mua chẳng có lý gì để đòi giảm học phí cả, bất kể gia cảnh hay lý do gì khác. Vậy phải làm gì? Hãy đọc những gợi ý dưới đây, và xem mình đã nghĩ được đến chưa.


Nếu dứt khoát muốn vào đại học, lại NEU nữa, hãy cùng gia đình cân nhắc thật kỹ công thức:
Đại học = (Ước mơ) + Khả năng học tập + Khả năng chi trả học phí.


Khả năng học tập là điều kiện cần, điều kiện đủ là khả năng thanh toán thì hãy xét những cái này:


- Nếu bố mẹ thừa tiền, không phải lo.


- Nếu bố mẹ gặp khó khăn, sao không nghĩ đến chuyện đi làm cái gì đó để kiếm tiền phụ thêm bố mẹ. Có quá nhiều thứ để có thể kiếm ra tiền. Học theo tín chỉ lại càng có thể chủ động thời gian để kết hợp làm thêm. Khi gặp khó khăn, nhất là thiếu tiền, không có cách nào khác là phải chăm chỉ và vất vả hơn. Hoàn toàn có thể cân đối việc học tập và việc kiếm thêm tiền. Bớt thời gian than vãn và chém gió trên Facebook đi cũng kiếm được ra tiền đấy.


- Nếu khó khăn hơn nữa, sao không nghĩ đến việc vay vốn của ngân hàng, các chính sách cho vay cực ưu đãi cho sinh viên học đại học cơ mà. Đây chính là đầu tư đấy. Có dám thay đổi tư duy, mạnh dạn mà làm không? Vay tiền học kinh tế, học cho giỏi vào để ra trường kiếm việc làm tốt mà trả nợ. Vay tiền đóng học phí là phương án hay hạng nhất, cho phép các bạn có thể bắt đầu tự lập dần, cho các bạn một động cơ và một sức ép không thể tốt hơn để học cho thật tốt. Dần dần các bạn sinh viên Việt Nam phải quen dần với cách này thôi, cách sử dụng hệ thống tài trợ tài chính từ ngân hàng, tín dụng cho mọi hoạt động của cuộc sống của mình. Thực ra phương án vay là tốt nhất, kể cả khi bố mẹ thừa tiền.


- Cách nữa hoàn toàn khả thi đấy là cố gắng học thật chăm thật giỏi để mà kiếm học bổng. Lại là động lực cực tốt nữa. Không có tiền phải cố thôi. Có tiền mà cố học giỏi lấy học bổng lại càng tốt.


- Một cách nữa hoàn toàn có thể được là cố gắng rút ngắn thời gian học của mình lại, học chăm hơn, tối đa số tín chỉ của mỗi kỳ, đừng nghỉ hè nữa. Rút ngắn thời gian tốt nghiệp cũng là tiết kiệm tiền cho bố mẹ rồi đấy.


- Nếu không hiểu tất cả những điều nêu trên, không muốn làm tất cả phương án nào nêu trên và vẫn không có tiền đóng học phí, chỉ biết kêu ca, các bạn hãy bỏ học thật, đừng dọa, tôi khuyên chân thành đấy. Hãy bỏ học nếu có thể, vẫn có con đường để quay lại nếu sau này thực sự muốn.


Đấy là mấy gợi ý để có cái điều kiện đủ về khả năng chi trả học phí thôi. Còn một thứ nữa tôi muốn nói với các bạn, chính là cái tiêu đề bài viết: Học đi kẻo phí.


Là người mua, không thể can thiệp vào giá cả dịch vụ nên hãy quên đi việc kêu ca, đòi hỏi giảm giá. Hãy tìm cách chi trả nếu có thể và hãy đòi hỏi chất lượng dịch vụ. Hãy học hết số tiền mình bỏ ra từng xu một, hãy đòi hỏi dịch vụ tốt, và hãy giám sát việc người ta cung cấp dịch vụ cho các bạn. Học như hiện trạng bây giờ của đa số sinh viên, các bạn chả khác nào đến trường ném tiền vào mặt người khác mà không đòi hỏi lại cái gì. Thụ động và lười biếng, đấy không phải là cách người mua dịch vụ, đặc biệt là giáo dục đòi hỏi quyền lợi của mình. Lười thì không có quà, và có khi lười thì còn phải trả giá nữa.


5. Tăng học phí - trường và thầy cô làm gì?


Trước hết, hãy thẳng thắn giải thích việc tăng học phí cho sinh viên, theo đúng bản chất của nó, như tôi nói ở trên đây này. Đừng vòng vo viện dẫn văn bản, lý do lý trấu lu bu chúng càng vặn vẹo và càng không thể hiểu ra được vấn đề. Chúng cần kiến thức đúng, cần nhìn thẳng vào bản chất sự việc, cần thay đổi cái lối tư duy méo mó không theo quy luật nào cả, đừng dạy chúng vòng vèo. Nếu lười, cứ trường nào tăng học phí thì tôi bán cho bài này, mang ra mà giải thích với sinh viên. Sau đấy, tôi tin là trường cần làm và sẽ làm những việc cần thiết để gia tăng chất lượng các dịch vụ về nhiều mặt cho các cháu.


Thầy cô nào muốn truyền tới sinh viên mà ngại gõ thì bấm nút share phát là xong. Các vị nào mà sụt sịt chia sẻ, than thở hùa với các cháu sinh viên mấy hôm nay mà không giải thích được cho các cháu những kiến thức cơ bản này, những quy luật vận hành đơn giản nhất của thị trường, nền kinh tế, xã hội, không chỉ được cho chúng một lối tư duy đúng đắn, hãy tự cảm thấy xấu hổ, đừng dạy kinh tế nữa, các vị không xứng đáng.


6. Vài thứ râu ria khác


- So sánh thu nhập ở thành thị và nông thôn là một thứ so sánh buồn cười. Ở thành thị, kiếm được 20 triệu/tháng thì đã chi hết 18 triệu rồi. Nông thôn có khi kiếm được 10 triệu thôi, nhưng chi tiêu chỉ hết có 3 triệu.


- Nhiều khi người ta vào một quán phở lụp xụp lôi thôi bên vỉa hè, ăn bát phở 50k chứ không vào phở 24 ngồi máy lạnh đàng hoàng bát đĩa sạch sẽ, chỉ có 40k/bát.


- Nghèo không phải là thước đo đạo đức, không phải lợi thế trong đàm phán, cũng không phải là lý do xã hội cần nhân nhượng cho mình.


- Trò chơi nào cũng có luật chơi, mình không phải là người nghĩ ra luật, thì hãy tuân thủ luật chơi.


- Mọi sự lựa chọn đều có giá của nó cả, học cũng có giá.


- Bóc tách chi phí làm ra một chiếc túi Hermes chỉ có khoảng 1.000 USD (tương đương 22 triệu VND), nhưng nó được bán với giá 50.000 USD (gần 1,2 tỷ VND).


Mỗi sự việc đều có thể nhìn thấy mặt tích cực của nó nhỉ? Tôi mong được thấy những sinh viên vì tiếc tiền học phí mà học thật lực, học thật giỏi.


Phạm Thanh Long
 

CunKu

Xe hơi
Biển số
OF-204542
Ngày cấp bằng
2/8/13
Số km
134
Động cơ
321,090 Mã lực
Giáo dục luôn là lĩnh vực kinh doanh béo bở mà các cụ, em thấy đâu đâu cũng có cái khẩu hiệu " Đầu tư vào giáo dục con em chưa bao giờ lỗ" .
 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
3,049
Động cơ
241,739 Mã lực
Tuổi
50
Vì mọi người chỉ đổ xô vào mấy cái cmt chứ ít đọc xem nội dung chính ông PTL viết gì. Cá nhân em thấy bài viết đáng đọc và có nhiều lời khuyên bổ ích:

.


Phạm Thanh Long
Vầng, em thấy chửi nhiều quá nhưng chắc chỉ bới mấy cái chỗ trả lời comment thần kinh thôi

Đầu tiên 1 số đạo đức cao nhắm cái đoạn nói về quan hệ mua bán, trường là 1 DN

Sau thì bới móc chuyện chửi SV (thực ra chửi mỗi cái ông có cái comment trong fb thôi, nhưng nhân rộng là chửi toàn bộ sinh viên)... kiểu ở nó chửi chúng mài kìa, ....
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
6,862
Động cơ
525,298 Mã lực
Học phí tăng vì giáo dục là ngành cung cấp dịch vụ thì em đồng ý, nhưng nếu giả sử dịch vụ lởm thì khách hàng (sinh viên) có quyền có ý kiến ko và có cơ chế bảo vệ quyền lợi của khách hàng ko? VD như cụ giảng viên này nếu chửi SV ngu trên giảng đường thì sẽ bị xử lý thế nào?
 

tomthoi

Xe máy
Biển số
OF-405591
Ngày cấp bằng
19/2/16
Số km
71
Động cơ
227,400 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Ha Noi
Em thấy chả ngu , thầy bảo giáo dục là món đầu tư thì người đầu tư có quyền đòi hỏi . Cụ so sánh mer với lifan là không ổn vì chất lượng nó khác nhau . Thằng lớp rẻ nó ngồi quạt trần , tôi đóng tiền nhiều thì thì ngồi máy lạnh . Giống học thạc sĩ ấy , đóng 10k mỹ có hoa quả , bánh ngọt giữa buổi hê hê . Mà thầy chửi tôi ngu thần kinh thì tôi cũng dm thầy được .
Rất thực tế!
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
khi xã hội đã chấp nhận vận hành theo mô hình này nghĩa là mô hình các trường đại học quốc tế thì các trường danh tiếng muốn giữ vững và hút học sinh giỏi ( cấp học bổng ) và học sinh có đủ điều kiện cả về trình độ lẫn kinh tế ( đủ tiền đóng học phí ) thì các trường sẽ tự phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất
mình có đủ điều kiện về trình độ và kinh tế ( tiền đóng học phí ) mình có quyền chọn trường nào thấy phù hợp tốt cho mình mai sau
các trường luôn thèm khát học sinh thật giỏi đấy vậy đó là cánh cửa cho những bạn nghèo vượt khó đấy hãy cố lên .
nhìn hàng nghìn cử nhân tốt nghiệp ra trường không có việc làm chả nhẽ không đau xót sao . chả nhẽ nghìn con người đó không tiếc tiền 4 năm ăn học phí hoài sao . nên hãy đưa giáo dục đại học về số ít đúng như bản chất của nó đi ( là đào tạo ra những tinh hoa ) đừng đại trà nữa
 

Âm binh 2014

Xe buýt
Biển số
OF-307470
Ngày cấp bằng
12/2/14
Số km
905
Động cơ
306,380 Mã lực
Ngày xưa mình cũng học NEU, mà ko biết, hay là mình hơn tuổi ông ấy nhỉ.
Bác nào học thằng thầy này rồi, cho hỏi ông ấy bao nhiêu tuổi mà ăn nói như thằng hâm hấp ngoài đường ngoài chợ thế nhỉ.
Ko biết ngày xưa nó học bằng tiền của nó hay của Phúc lợi xã hội.
----------
Ở Khoa kế toán ngày xưa, anh Công cho mình thi lại, nhớ mãi ông ấy là ngang và dị nhất, giờ chắc anh Công về hưu rồi, lòi ra cái anh Thành Long này
khủng quá
Phạm Thành Long, sinh năm 1976, một đời vợ, hiện đang độc thân :) các mợ ofer nếu có nhu cầu, cứ PM em, em kết nối cho

GS Công hiện vẫn công tác, và vẫn có những nét đặc thù riêng mang thương hiệu GS công :)) bạn Long này cũng tính cách đặc biệt, nhưng về chuyên môn cũng bình thường
Mà đúng ra, các GS TS Kinh tế của VN thì đều bình thường cả, cũng chẳng có ai gọi là suất chúng để đủ tư cách mạt sát thiên hạ về chuyên môn đâu
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top