Trước hết thì cũng có lời khen tặng. Nhưng tự chế tạo và sản xuất so với mua ở TQ thì cái nào kinh tế hơn nhỉ.
Đội chế tạo được máy hàn sonic thì lại khác. Tất nhiên là em hiểu độ khó của việc thiết kế và chế tạo 1 cái máy tự động hóa là như thế nào. Bản thân em cũng làm nghề thiết kế và chế tạo máy nên chắc chắn là em hiểu. Tuy nhiên, bảo em thiết kế và chế tạo máy sản xuất khẩu trang thì em sẽ ko làm, mà em sẽ nhập của TQ về làm. Mặc dù năng lực của em có thể làm được máy đó.Ồ, nhóm nghiên cứu này mình có quen biết, công nghệ và thiết bị này họ có sự nghiên cứu và thử nghiệm rất nhiều, chứ không phải là đi mua module về ghép lại đâu. Bạn Hải này nghiên cứu cái này từ khi học PhD từ Hàn Quốc, về đây mở công ty vietsonic, là người rất giỏi đấy.
Công nghệ hàn siêu âm đã tới Việt Nam
Phương pháp hàn có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống kháctapchicongthuong.vn
Nhập về giờ mất có 10 ngày thôi cụ ạ, Lúc dịch cai điểm dm cũng quan tâm nên tìm hiểu chút. Tuy nhiên giờ hàng khẩu trang ko quá khan hiếm nữa, nguyên vật liệu giờ về nhiều nên em bỏ ý định. Em chỉ muốn xem hsngf mình chế tạo trong nước giá có ngon hơn hàng nhập về ko. Nhìn mô hình thì cũng thấy giống nên đưa hình so sánh thôiTrong hoàn cảnh này em hiểu đơn giản là tìm mẫu máy có sẵn, thiết kế theo nhưng có điều chỉnh dựa trên khả năng chế tạo cũng như linh kiện, vật liệu sẵn có của mình. Đây đâu có phải phát minh hay sáng chế gì đâu. Làm thế này phù hợp trong hoàn cảnh bây giờ, khi khó lòng mua nhanh được thiết bị, máy móc từ Trung Quốc (hoặc nước khác). Chứ còn bình thường chơi kiểu này lỗ chỏng gọng.
Kinh tế thì nhập tàu bao giờ cũng hơn đứt, mấy cái như buồng khử trùng cũng rứa, nó rao mạng rẻ hơn các cụ tự nghiên cứuTrước hết thì cũng có lời khen tặng. Nhưng tự chế tạo và sản xuất so với mua ở TQ thì cái nào kinh tế hơn nhỉ.
Lúc dịch bệnh căng thẳng thì nó thiếu thôi. Giờ nó đỡ rồi nó lại đang xuất khẩu rồi. Cái máy này trình độ cũng chả có gì khó, nhiều nước làm đc nhưng k nơi nào làm đc rẻ như tàu cả nên chả làm, cũng k đáng để phải đi ăn cắp công nghệ như máy bay hay xe hơiE chưa hiểu sao tầu nó nhiều máy mà lại cháy khẩu trang nhỉ? nhiều cụ bảo lắp ráp, rồi mua nguyên chiếc của tầu cho nhanh gọn rẻ, nhưng e thấy vấn đề ở đây là làm chủ công nghệ, giống tầu nó làm f35 với su33 thôi, đắt gấp vạn lần mua nhưng ở đây nó có công nghệ!
Chúc mừng các thầy đã phát minh lại cái bánh xe.Em nghe loáng thoáng trong đợt mớt phát dịch là Việt nam phải nhập dây chuyền làm khẩu trang y tế. Nay thấy thông tin thế này cũng mừng. Cụ nào máu có thể liên hệ mua về sản xuất khẩu trang thời dich này là ngon đấy.
Theo thông tin từ trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM, khoa Cơ khí của trường này mới đây đã giới thiệu hệ thống máy sản xuất khẩu trang y tế. PGS.TS Nguyễn Hữu Lộc – Trưởng Khoa Cơ khí cho biết, nhóm đã bắt đầu họp khẩn các giảng viên chủ chốt từ tháng 2/2020 để triển khai thiết kế cho dự án và bắt tay vào chế tạo.
PGS.TS Nguyễn Hữu Lộc (giữa) và TS Nguyễn Thanh Hải (phải) bên máy tạo thân khẩu trang y tế. Hình: Cơ khí Bách Khoa
Các giảng viên chuyên ngành về thiết kế, chế tạo và hàn siêu âm đã phân tích và đưa ra hàng loạt phương án sản xuất khẩu trang. Cuối cùng, phương án được khoa lựa chọn là thiết kế máy tự động tạo thân khẩu trang y tế (phần xếp ly hình chữ nhật) và hàn quai siêu âm đơn điểm. Máy được thiết kế bằng phần mềm thiết kế chuyên dụng mà sinh viên khoa cơ khí được học.
Theo thiết kế, năng suất một máy tự động tạo thân khẩu trang có thể đạt tối đa 90 cái/phút, trong khi năng suất máy hàn quai siêu âm đơn điểm chỉ đạt 15 cái/phút. Do đó, để đảm bảo năng suất đồng bộ, một máy tạo thân sẽ đi kèm với sáu máy hàn quai siêu âm.
Thiết kế máy tự động tạo ra thân của khẩu trang y tế. Hình: Cơ khí Bách Khoa
Trong thiết kế này, tùy theo số lượng cuộn vải kháng khuẩn đưa vào, sản phẩm đầu ra là khẩu trang từ ba đến năm lớp. Điểm nổi bật nhất của thiết kế này là chỉ sử dụng một hệ siêu âm thay vì hai hệ siêu âm tần số 20 kHz so với trước đây.
Khẩu trang y tế về cơ bản được tạo thành bởi các lớp vải không dệt và lớp vải lọc kháng khuẩn. Các loại vải này đều làm từ nhựa có thành phần chính là polypropylene. Do đó, để hàn được các lớp vải này với nhau, công nghệ hàn siêu âm là lựa chọn phù hợp.
Máy hàn quai siêu âm giúp kết dính phần thân và phần quai của khẩu trang. Hình: Cơ khí Bách Khoa
PGS.TS Lộc chia sẻ: “Trong thời gian rất ngắn nhưng các giảng viên Khoa Cơ khí đã triển khai xuất sắc dự án và đúng kế hoạch. Thiết kế này không chỉ tối ưu về chi phí, mà quan trọng hơn là đem lại sản phẩm đạt tiêu chuẩn y tế cho người dùng. Hãy tự nâng cao ý thức bằng việc đeo khẩu trang y tế để tự giác phòng bệnh cho chính mình và cho cộng đồng”.
Đại diện của khoa cũng cho biết, hiện tại hệ thống máy sản xuất khẩu trang y tế đã chạy thử nghiệm thành công và khoa sẵn sàng chuyển giao cho các doanh nghiệp để sản xuất đại trà.
Link: https://vietmachine.com.vn/giang-vien-dh-bach-khoa-tp-hcm-che-tao-may-san-xuat-khau-trang-y-te.html?fbclid=IwAR2k0lZtdKI9TAjgVp8xpVLzodGACqQ-Fjmft1rlEcI3TmaHsV9epqnNw98
Em thì cứ thik của Vn sx. Nếu tự sx thì ta có nhiều kinh nghiệm và đỡ tốn tiền ngoại.Máy hàn của các thầy thì mua sẵn, về chế thêm bộ nén bằng xilanh khí nén thôi. Hàm lượng khoa học các thầy cho vào máy này không nhiều.
Máy sản xuất khẩu trang thì Tàu nó làm bạt ngàn rồi. Giờ thiết kế chế tạo lại tốn kém hơn mua nguyên dàn máy của tàu.