Em nghe loáng thoáng trong đợt mớt phát dịch là Việt nam phải nhập dây chuyền làm khẩu trang y tế. Nay thấy thông tin thế này cũng mừng. Cụ nào máu có thể liên hệ mua về sản xuất khẩu trang thời dich này là ngon đấy.
Theo thông tin từ trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM, khoa Cơ khí của trường này mới đây đã giới thiệu hệ thống máy sản xuất khẩu trang y tế. PGS.TS Nguyễn Hữu Lộc – Trưởng Khoa Cơ khí cho biết, nhóm đã bắt đầu họp khẩn các giảng viên chủ chốt từ tháng 2/2020 để triển khai thiết kế cho dự án và bắt tay vào chế tạo.
PGS.TS Nguyễn Hữu Lộc (giữa) và TS Nguyễn Thanh Hải (phải) bên máy tạo thân khẩu trang y tế. Hình: Cơ khí Bách Khoa
Các giảng viên chuyên ngành về thiết kế, chế tạo và hàn siêu âm đã phân tích và đưa ra hàng loạt phương án sản xuất khẩu trang. Cuối cùng, phương án được khoa lựa chọn là thiết kế máy tự động tạo thân khẩu trang y tế (phần xếp ly hình chữ nhật) và hàn quai siêu âm đơn điểm. Máy được thiết kế bằng phần mềm thiết kế chuyên dụng mà sinh viên khoa cơ khí được học.
Theo thiết kế, năng suất một máy tự động tạo thân khẩu trang có thể đạt tối đa 90 cái/phút, trong khi năng suất máy hàn quai siêu âm đơn điểm chỉ đạt 15 cái/phút. Do đó, để đảm bảo năng suất đồng bộ, một máy tạo thân sẽ đi kèm với sáu máy hàn quai siêu âm.
Thiết kế máy tự động tạo ra thân của khẩu trang y tế. Hình: Cơ khí Bách Khoa
Trong thiết kế này, tùy theo số lượng cuộn vải kháng khuẩn đưa vào, sản phẩm đầu ra là khẩu trang từ ba đến năm lớp. Điểm nổi bật nhất của thiết kế này là chỉ sử dụng một hệ siêu âm thay vì hai hệ siêu âm tần số 20 kHz so với trước đây.
Khẩu trang y tế về cơ bản được tạo thành bởi các lớp vải không dệt và lớp vải lọc kháng khuẩn. Các loại vải này đều làm từ nhựa có thành phần chính là polypropylene. Do đó, để hàn được các lớp vải này với nhau, công nghệ hàn siêu âm là lựa chọn phù hợp.
Máy hàn quai siêu âm giúp kết dính phần thân và phần quai của khẩu trang. Hình: Cơ khí Bách Khoa
PGS.TS Lộc chia sẻ: “Trong thời gian rất ngắn nhưng các giảng viên Khoa Cơ khí đã triển khai xuất sắc dự án và đúng kế hoạch. Thiết kế này không chỉ tối ưu về chi phí, mà quan trọng hơn là đem lại sản phẩm đạt tiêu chuẩn y tế cho người dùng. Hãy tự nâng cao ý thức bằng việc đeo khẩu trang y tế để tự giác phòng bệnh cho chính mình và cho cộng đồng”.
Đại diện của khoa cũng cho biết, hiện tại hệ thống máy sản xuất khẩu trang y tế đã chạy thử nghiệm thành công và khoa sẵn sàng chuyển giao cho các doanh nghiệp để sản xuất đại trà.
Link: https://vietmachine.com.vn/giang-vien-dh-bach-khoa-tp-hcm-che-tao-may-san-xuat-khau-trang-y-te.html?fbclid=IwAR2k0lZtdKI9TAjgVp8xpVLzodGACqQ-Fjmft1rlEcI3TmaHsV9epqnNw98
Theo thông tin từ trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM, khoa Cơ khí của trường này mới đây đã giới thiệu hệ thống máy sản xuất khẩu trang y tế. PGS.TS Nguyễn Hữu Lộc – Trưởng Khoa Cơ khí cho biết, nhóm đã bắt đầu họp khẩn các giảng viên chủ chốt từ tháng 2/2020 để triển khai thiết kế cho dự án và bắt tay vào chế tạo.
PGS.TS Nguyễn Hữu Lộc (giữa) và TS Nguyễn Thanh Hải (phải) bên máy tạo thân khẩu trang y tế. Hình: Cơ khí Bách Khoa
Các giảng viên chuyên ngành về thiết kế, chế tạo và hàn siêu âm đã phân tích và đưa ra hàng loạt phương án sản xuất khẩu trang. Cuối cùng, phương án được khoa lựa chọn là thiết kế máy tự động tạo thân khẩu trang y tế (phần xếp ly hình chữ nhật) và hàn quai siêu âm đơn điểm. Máy được thiết kế bằng phần mềm thiết kế chuyên dụng mà sinh viên khoa cơ khí được học.
Theo thiết kế, năng suất một máy tự động tạo thân khẩu trang có thể đạt tối đa 90 cái/phút, trong khi năng suất máy hàn quai siêu âm đơn điểm chỉ đạt 15 cái/phút. Do đó, để đảm bảo năng suất đồng bộ, một máy tạo thân sẽ đi kèm với sáu máy hàn quai siêu âm.
Thiết kế máy tự động tạo ra thân của khẩu trang y tế. Hình: Cơ khí Bách Khoa
Trong thiết kế này, tùy theo số lượng cuộn vải kháng khuẩn đưa vào, sản phẩm đầu ra là khẩu trang từ ba đến năm lớp. Điểm nổi bật nhất của thiết kế này là chỉ sử dụng một hệ siêu âm thay vì hai hệ siêu âm tần số 20 kHz so với trước đây.
Khẩu trang y tế về cơ bản được tạo thành bởi các lớp vải không dệt và lớp vải lọc kháng khuẩn. Các loại vải này đều làm từ nhựa có thành phần chính là polypropylene. Do đó, để hàn được các lớp vải này với nhau, công nghệ hàn siêu âm là lựa chọn phù hợp.
Máy hàn quai siêu âm giúp kết dính phần thân và phần quai của khẩu trang. Hình: Cơ khí Bách Khoa
PGS.TS Lộc chia sẻ: “Trong thời gian rất ngắn nhưng các giảng viên Khoa Cơ khí đã triển khai xuất sắc dự án và đúng kế hoạch. Thiết kế này không chỉ tối ưu về chi phí, mà quan trọng hơn là đem lại sản phẩm đạt tiêu chuẩn y tế cho người dùng. Hãy tự nâng cao ý thức bằng việc đeo khẩu trang y tế để tự giác phòng bệnh cho chính mình và cho cộng đồng”.
Đại diện của khoa cũng cho biết, hiện tại hệ thống máy sản xuất khẩu trang y tế đã chạy thử nghiệm thành công và khoa sẵn sàng chuyển giao cho các doanh nghiệp để sản xuất đại trà.
Link: https://vietmachine.com.vn/giang-vien-dh-bach-khoa-tp-hcm-che-tao-may-san-xuat-khau-trang-y-te.html?fbclid=IwAR2k0lZtdKI9TAjgVp8xpVLzodGACqQ-Fjmft1rlEcI3TmaHsV9epqnNw98