- Biển số
- OF-423435
- Ngày cấp bằng
- 19/5/16
- Số km
- 13,061
- Động cơ
- 474,900 Mã lực
Khi bổ nhiệm Giám đốc bệnh viện chúng ta chú trọng đến chuyên môn hay năng lực quản trị, thậm chí có chăng thuê người ngoài vào quản lý như một Giám đốc điều hành?? Hay vẫn để bs có học hàm giáo sư, tiến sỹ quản trị???
Việt Nam khác hẳn các nước (nhất là các nước phát triển) khi rất nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, tức những người rất giỏi về chuyên môn lại không làm chuyên môn mà chuyển sang hẳn lĩnh vực quản lý, một lĩnh vực mà họ không hề giỏi, không có kinh nghiệm và không thật sự tâm huyết.
Xét riêng trong lĩnh vực y tế, việc làm tréo ngoe này khiến cho khía cạnh chuyên môn thiếu những người tài để giảng dạy, điều trị và nghiên cứu. Ở các bệnh viện có quá nhiều những người làm công việc quản lý nhưng không giỏi về quản lý. Điều này dẫn đến việc điều hành hoạt động của bệnh viện gặp nhiều khó khăn, tạo nhiều lỗ hổng trong quản lý, việc sử dụng nhân viên ở các vị trí có nhiều bất cập mang tính hình thức và cảm tính.
Với hoàn cảnh nước ta nếu chọn được một vị giám đốc vừa giỏi chuyên môn - là giáo sư, tiến sĩ, lại vừa giỏi về quản lý thì quá tuyệt vời. Nhưng “nhân vô thập toàn”, điều này không dễ. Đặc biệt, quan niệm cho rằng người giỏi chuyên môn thì có thể làm mọi việc vẫn ăn sâu trong tư duy của nhiều người từ hơn 50 năm nay.
Do vậy, nhiều vị giám đốc bệnh viện không cần qua trường lớp quản lý y tế, hay có học qua nhưng học theo kiểu hàm thụ, tại chức, hợp thức hóa vị trí. Thực tế đó khiến nền y tế Việt Nam còn nhiều lỗ hổng về phương diện quản lý, điều hành và không thể phát triển được.
Việt Nam khác hẳn các nước (nhất là các nước phát triển) khi rất nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, tức những người rất giỏi về chuyên môn lại không làm chuyên môn mà chuyển sang hẳn lĩnh vực quản lý, một lĩnh vực mà họ không hề giỏi, không có kinh nghiệm và không thật sự tâm huyết.
Xét riêng trong lĩnh vực y tế, việc làm tréo ngoe này khiến cho khía cạnh chuyên môn thiếu những người tài để giảng dạy, điều trị và nghiên cứu. Ở các bệnh viện có quá nhiều những người làm công việc quản lý nhưng không giỏi về quản lý. Điều này dẫn đến việc điều hành hoạt động của bệnh viện gặp nhiều khó khăn, tạo nhiều lỗ hổng trong quản lý, việc sử dụng nhân viên ở các vị trí có nhiều bất cập mang tính hình thức và cảm tính.
Với hoàn cảnh nước ta nếu chọn được một vị giám đốc vừa giỏi chuyên môn - là giáo sư, tiến sĩ, lại vừa giỏi về quản lý thì quá tuyệt vời. Nhưng “nhân vô thập toàn”, điều này không dễ. Đặc biệt, quan niệm cho rằng người giỏi chuyên môn thì có thể làm mọi việc vẫn ăn sâu trong tư duy của nhiều người từ hơn 50 năm nay.
Do vậy, nhiều vị giám đốc bệnh viện không cần qua trường lớp quản lý y tế, hay có học qua nhưng học theo kiểu hàm thụ, tại chức, hợp thức hóa vị trí. Thực tế đó khiến nền y tế Việt Nam còn nhiều lỗ hổng về phương diện quản lý, điều hành và không thể phát triển được.