Thông cảm cho y tá Hai Long vì lần đầu làm nhiệm vụ quá khó khăn trước hơn 47 ngàn anh bạn TháiLàm nạn nhân cuống quýt cố đu lên bám vào cái ống mỏng manh, nhưng hỡi ôi... trơn quá...
Tuột
Tắt thở
Thông cảm cho y tá Hai Long vì lần đầu làm nhiệm vụ quá khó khăn trước hơn 47 ngàn anh bạn TháiLàm nạn nhân cuống quýt cố đu lên bám vào cái ống mỏng manh, nhưng hỡi ôi... trơn quá...
Tuột
Tắt thở
nhìn quả bóng kết liễu lăn nhẹ nhàng, từ từ, chậm rãi đến gôn mà chỉ cần 1 lực rất nhỏ, 1 mô đất nhô lên hay 1 vũng nước đọng nhẹ cản lại là nó dừng mà cả dàn tuyển thủ Thái Lan chạy hộc bơ về trong tuyệt vọng ko cứu nổi rồi ngã lăn ra bất tỉnh thiệt nghiệt ngãĐúng vậy bác!
Nhưng Hai Long rất dã man, rút ống thở rất lề mề, chậm rãi🥲
Xưa thầy Park vô địch tụi nó bảo may mắn do ko gặp TháiChả cần vài trang đầu đâu cụ, trước trận ck lượt đi, trước trận ck lượt về, thậm chí sau khi ĐTVN vô địch vẫn còn khá nhiều thành phần cố gắng phân tích, mổ xẻ các tình huống để chứng minh ĐTVN vô địch là nhờ may mắn, nhờ được trọng tài ưu ái ..., và vẫn chưa thể so được với ĐTTL kia mà!
Anh Thần Y tế hôm đó không hoàn thành nhiệm vụ vì đã say xỉn trước trận đấu!À, cụ còn nhớ mấy câu anh em mình bình trước trận k? Cực hiệu nghiệm luôn ạ, trừ Thần Sức Khoẻ hôm đấy đi vắng !
"Xét tình hình:
Chủ Nhật tháng 1 mồng 5
Trận cầu Thái Việt sẽ căng vô cùng
Cả nước khí thế tưng bừng
Người người nô nức vui mừng chờ tin!
Kính đề nghị:
Thần xà ngang tham gia phá bóng
Thần cột dọc nhanh chóng cứu nguy
Thần trọng tài công bằng minh bạch
Thần sức khoẻ đuổi sạch chấn thương
Thần VAR minh mẫn, tinh tường
Còn Thần Chết ấy, vồ luôn... chủ nhà..."
Tồ lô! Vồ xú Quởng lồ khôn xôn mô!Việt Nam vô địch giải này giống như Hy Lạp lên ngôi Euro 2004!
Và may mắn cũng luôn là một phần của thể thao!
Em là chuyên gia chém gió mà bácTồ lô! Vồ xú Quởng lồ khôn xôn mô!
Một số cụ với suy nghĩ nhược tiểu thì có thắng cũng cố tìm bất cứ lý do gì đó để dìm rất chí phèo. Con cái các cụ ý mà có thủ khoa chắc vẫn bị mang ra tẩn.Xưa thầy Park vô địch tụi nó bảo may mắn do ko gặp Thái
Giờ thắng Thái cả 2 lượt vẫn không hài lòng
Vẫn bảo thầy 6 may mắn
Anh Sáu trả lời phóng vấn khéo phết, không giống với cựu trung vệ rắn rát của ĐT Hàn QuốcTrích PV cụ Six, cụ ấy có nói học từ cụ Park và cụ Trâu:
- Ông chia tay K-League không tốt đẹp, nhưng giờ trở thành nhà vô địch Đông Nam Á. Ông nghĩ sao về quãng thời gian đã qua?
- Tôi đã giành nhiều chiến thắng và chức vô địch với tư cách cầu thủ, trợ lý rồi HLV, và chính tại đó tôi cũng từng bị gọi là kẻ ngốc. Nhưng sau ASEAN Cup 2024, tôi đã chứng minh rằng tôi còn sống, còn nhiều năng lực và vẫn có thể làm được việc.
Tôi đã nhớ lại khoảng thời gian ở Jeonbuk Hyundai Motors. Tôi nghĩ mình đã chứng minh cho người hâm mộ Hàn Quốc và Jeonbuk bằng danh hiệu ASEAN Cup. Trong mối quan hệ nào cũng luôn có yêu và ghét. Tôi nhớ cả những tiếng hò hét đòi sa thải tôi. Sau khi rời Jeonbuk, tôi trải qua quãng thời gian khó khăn và mông lung về tương lai. Nhưng tôi nghĩ rằng mình không được dừng lại và phải bắt đầu. Dù khi đó, không có gì thực sự chắc chắn, tôi vẫn quyết định thử sức.
- Sau khi vô địch ASEAN Cup, ông đã nhảy điệu lắc hông như khi đăng quang ở K-League 1 2021 cùng Jeonbuk. Ông chuẩn bị cho màn ăn mừng đó thế nào?
- Tôi không hề muốn nhảy và cũng không chuẩn bị từ trước, nhưng mọi người trong đội tuyển nài nỉ quá nên tôi đành thực hiện.
Sau trận, nhiều phóng viên cũng hô vang tên tôi trong phòng họp báo. Khoảnh khắc đó rất tuyệt vời. Không biết ở Hàn Quốc thế nào, nhưng ở Việt Nam, tôi nhận được nhiều lời chúc mừng từ tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.
- Không khí ở Việt Nam thế nào sau chức vô địch ASEAN Cup thứ ba trong lịch sử?
- Sức nóng rất lớn. Rất đông người dân Việt Nam đổ ra đường ăn mừng. Tôi nhìn thấy rất nhiều lá cờ Việt Nam bay phấp phới. Tôi cảm thấy được tiếp sức từ hàng đoàn xe máy cắm cờ đỏ sao vàng.
- Nhìn lại hành trình ở giải đấu vừa qua, ông sẽ đánh giá tổng quan ra sao?
- Tôi cảm thấy vui vì vô địch mà không thua trận nào. Riêng lượt về chung kết trên sân Thái Lan, tôi cảm giác như chúng tôi đã viết nên một bộ phim kịch tính. Mỗi giây phút tôi đều đối mặt với những tình huống mà tôi chưa từng trải qua trước đây. Tôi khá bàng hoàng nhưng cũng đủ khôn ngoan để tìm cách vượt qua.
Giây phút bất ngờ nhất có lẽ là khi phải nhận bàn thua thứ hai. Do Thái Lan thiếu lịch sự và fair-play mà chúng tôi thủng lưới. Nhưng, sau thời khắc đó các cầu thủ đã phát huy mạnh hơn tinh thần chiến đấu để giành chiến thắng chung cuộc và vô địch.
- Vậy điều gì là khó khăn nhất?
- Đó là quản lý thể lực cầu thủ. Chúng tôi phải chơi tám trận trong chưa đầy một tháng, với bốn trận sân khách. Cả tôi và cầu thủ rất mệt mỏi. Chúng tôi phải để ý từng chi tiết như quản lý thể lực, chấn thương và dinh dưỡng. Toàn đội đã rất nỗ lực.
Điều tôi cảm nhận được trong suốt quá trình đó là các cầu thủ Việt Nam thật sự mạnh mẽ. Họ đã nghe theo chỉ đạo của tôi mà không chút phàn nàn. Chính vì vậy đội tuyển mới đạt thành công.
- Hầu hết các bàn thắng của Việt Nam đều đến trong hiệp hai, khiến ông từng bị chỉ trích. Ông nghĩ sao?
- Ở đâu cũng có chỉ trích. Tôi nghĩ rằng bất cứ HLV nào ở cấp đội tuyển quốc gia cũng có thể nhận những chỉ trích tương tự. Thực ra, chúng tôi có nhiều cơ hội ngon ăn trong hiệp một nhưng thiếu may mắn nên bỏ lỡ. Bằng sự kiên nhẫn, những bàn thắng đẹp vẫn tới trong hiệp hai.
- Nếu được chọn một từ khóa cho chức vô địch này, ông nghĩ là gì?
- Đó là sự thay đổi. Tôi đã xem xét nguyên nhân dẫn đến thành công của HLV Park Hang-seo và thất bại của HLV tiền nhiệm Philippe Troussier. Tôi suy nghĩ về những thay đổi nên làm của hai HLV đó.
Tôi đã dành thời gian đi khảo sát rất nhiều. Tôi đã đến xem cả những trận đấu giải hạng Ba để kiểm tra tình trạng, phong độ và thói quen của các cầu thủ. Trong trường hợp của HLV Troussier, tôi nghĩ sự thay đổi thế hệ diễn ra quá nhanh, có quá nhiều cầu thủ trẻ, những người có vẻ thiếu kinh nghiệm nên đã không thể hiện được kỹ năng của mình ở các trận đấu lớn với tư cách tuyển thủ quốc gia.
Trong trường hợp của tôi, việc huấn luyện cầu thủ một cách nhất quán đã phát huy tác dụng. Sau sáu tháng, tôi dẫn dắt đội tuyển một cách nhất quán với triết lý bóng đá của mình, bao gồm tuyển chọn cầu thủ, trọng dụng nhân tài và chiến thuật. Thông qua đó tạo sự thay đổi trong đội tuyển và điều này đã trở thành động lực của chức vô địch.
- Ông và HLV Shin Tae-yong đã đối đầu nhau ở vòng bảng, với chiến thắng 1-0 nghiêng về Việt Nam. Nhưng dường như ông với Shin không có duyên với nhau?
- Chúng tôi đã hẹn nhau ở chung kết ASEAN Cup, nhưng đáng tiếc là không thể thành hiện thực.
Khi tôi nghe được tin anh Shin bị Indonesia sa thải, tôi không biết phải nói gì thêm. Anh ấy là một người lãnh đạo tuyệt vời, cũng là một tiền bối và người thầy tốt. Tôi tin rằng con đường tương lai của anh ấy sẽ tốt đẹp thôi.
- Ông nghĩ thế nào về khả năng tiếp bước thành công của tiền bối Park Hang-seo?
- HLV Park đã cho tôi những lời khuyên và động viên sau mỗi trận. Tôi nghĩ rằng anh Park có công với Việt Nam tại giải đấu này. Ngay sau khi vô địch, ông ấy đã nhắn tin và gọi điện cho tôi. Và tôi nghĩ rằng, có HLV Park Hang-seo ở bên cạnh thì không gì là không thể làm được ở Việt Nam (cười).
Thành tích của HLV Park quá lớn nên tôi không nghĩ tới chuyện cố bắt kịp. Tôi cũng nghĩ rằng mình không bao giờ theo kịp HLV Park. Tôi chỉ nghĩ về sự phát triển của cầu thủ, ĐTQG và bóng đá Việt Nam, chứ không vì thành tích. Thành công còn phải đi kèm với may mắn.
- Trợ lý HLV Choi Won-kwon và Lee Woon-jae đã hỗ trợ ông thế nào?
- Cả hai đã rất tin tưởng và đến Việt Nam dù không biết tôi có thể bị sa thải lúc nào. Ở đây, môi trường bóng đá không như ở Hàn Quốc nhưng chúng tôi đã đạt được kết quả mà không gặp quá nhiều khó khăn. Tất cả vì ban huấn luyện và cầu thủ đều đã làm tốt vai trò của mình.
- Màn trình diễn của tân binh Nguyễn Xuân Son tại giải khiến nhiều người phấn khích. Theo ông, Son có thể thành công đến mức nào nếu sang K-League?
- Từ khi lên ĐTQG, Son có màn trình diễn tuyệt vời. Thật buồn khi cậu ấy dính chấn thương nặng ở lượt về chung kết. Chấn thương này khiến Son mất từ sáu đến tám tháng để phục hồi. Ngày mai hoặc ngày kia, tôi sẽ gặp trực tiếp Son để động viên và khích lệ.
Nếu như đến K-League, chắc chắn Son sẽ thành công. Việc một cá nhân có thể thay đổi được tập thể là hiếm thấy. Một cầu thủ như thế hoàn toàn có khả năng cạnh tranh không chỉ ở K-League mà cả châu Âu.
- Thích ứng với nền văn hóa mới không dễ dàng. Ông đã khắc phục những khó khăn đó ra sao?
- Cầu thủ Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Họ rất lễ phép và làm theo bất cứ điều gì HLV chỉ đạo. Tôi đã liên tục truyền đạt với các cầu thủ hướng đi tôi muốn, kể từ chuyến tập huấn ở Hàn Quốc. Vì các cầu thủ nghe theo mới có kết quả tốt như hiện nay.
- Thành công đã là quá khứ. Tương lai ông cần làm gì cho tuyển Việt Nam để tiếp tục đạt được những điều tích cực?
- Đó là phát hiện thêm cầu thủ giỏi. Tôi phải nắm bắt xu hướng bóng đá của thời đại. Việt Nam có thể trở thành đội tuyển có sức cạnh tranh ở châu Á. Nếu như phát hiện được cầu thủ giỏi, tôi sẽ tiếp tục gửi yêu cầu lên Liên đoàn. Tôi vẫn tiếp tục đến các giải đấu dưới V-League để quan sát các cầu thủ thi đấu. Trước mắt, tôi còn vòng loại cuối Asian Cup 2027 và SEA Games 2025. Hành trình mới lại bắt đầu.
Sau khi vô địch ASEAN Cup 2024, ước mơ của tôi là vòng chung kết World Cup.
- Cuối cùng, ông còn điều gì muốn nói không?
- Tôi cảm thấy thời tiết và ẩm thực ở Việt Nam đều rất ổn. Tôi cảm thấy rất vui vì có thể ăn phở thoải mái mà không cần để ý đến ai.
HLV Kim Sang-sik: 'ASEAN Cup giúp chứng minh tôi còn sống' - Báo VnExpress
Hà Nội- HLV Kim Sang-sik xem chức vô địch ASEAN Cup 2024 cùng Việt Nam như cột mốc đánh dấu sự trở lại sau quãng thời gian ê chề ở quê nhà.vnexpress.net
Hoan hỉ đi cụ! Hãy thông cảm và giúp đỡ họ nếu có thể như phân tích dưới đâyMột số cụ với suy nghĩ nhược tiểu thì có thắng cũng cố tìm bất cứ lý do gì đó để dìm rất chí phèo. Con cái các cụ ý mà có thủ khoa chắc vẫn bị mang ra tẩn.
TẠI SAO NHIỀU NGƯỜI LUÔN NHÌN THEO LỐI TIÊU CỰC?
“... Trả lời ngay, họ bất hạnh!
Họ luôn nhìn về phía u tối, nghiện phán xét và luôn luôn tiêu cực!
Những người như vậy, cơ bản là bị bệnh về tâm, trong sâu thẳm là khổ đau nên căm ghét vẻ đẹp và sợ hãi thực tại.
Chiến thắng ngọt ngào của đội tuyển vừa qua, thực sự quá đẹp, là một thực tại hết sức rõ ràng mà nhiều kẻ vẫn tìm đủ mọi lý do để chê bai.
Ban đầu, họ chê đội tuyển dùng ngoại binh, chê đây chỉ là giải ao làng, đá thế, đá nữa vẫn chỉ thế thôi...
Tiếp đến, họ phán, sang Thái sẽ bị họ làm gỏi, thua một rổ...
Đến khi thắng, họ bảo gặp may, nếu đá thêm hai phút nữa sẽ thua...
Về cơ bản, những người mắc bệnh này chỉ nhìn mọi sự vật hiện tượng từ phía u tối, luôn cay nghiệt với vẻ đẹp, đặc biệt căm ghét với thành công của người khác!
Nhìn thật sâu, chúng ta cần thương cảm với họ, trái tim họ đang bị tổn thương, tinh thần họ ken đặc mệt mỏi, khổ đau, thân xác họ có lẽ cũng không lành lặn...
Vì thế họ cần ai đó, cái gì đó... bên ngoài để xả năng lượng xấu xí này. Việc chê bai, phán xét, chửi rủa... khiến cho họ cảm thấy nhẹ nhõm, thấy bản thân có giá trị...
Lâu dần thành bệnh, năng lượng đen tối phủ khắp nơi, như cái gương quá nhiều bụi, không còn phản chiếu được nữa, xung quanh đều tối tăm, mịt mùng.
Vì đã quen sống trong tối tăm, nên họ rất sợ ra ánh sáng (thực tại), họ sẽ đóng lại những cảm giác tốt đẹp, vì chỉ cần ánh sáng của thực tại lọt vào, mọi thứ sẽ phơi bày, căn nhà của họ đã thối nát từ lâu, họ sợ phải đối mặt với thực tại đó!
Suy cho cùng, họ là người thiệt thòi, bệnh hoạn, khổ đau...
Cần bỏ qua và giúp đỡ họ nếu có cơ hội.
Còn bây giờ, cứ tận hưởng niềm vui chiến thắng!”
(Nguồn: FB H.A.Sáng)
Sai vì cụ chưa nhìn ra thôi, chứ lúc đi nhiều người nhìn ra rồi.Sai nhất là vụ thằng Văn nổ nó kéo Hải, Hậu đi nước ngoài và giai đoạn này ông Park và bầu Đức cũng sai nốt khi cổ súy và tin tưởng đám Quang Hải, Văn Hậu, Văn Toàn, Công Phượng ra đi và tất cả đều đánh mất mình hết.
Ý này e ko đồng ý với cụ lắm. E không hiểu là cho cầu thủ đi nước ngoài thì sai lầm ở chỗ nào. Chỗ này giống như luận để sau 6h30 vậy. Thấy cầu thủ thất bại thì lại đổ cho ông bầu với môi giới là sao??
Cụ nên nhớ là trước khi đi thì ai cũng nghĩ quang hải và văn hậu sẽ đá tốt ở các cậu lạc bộ đó. Vì đang thể hiện rất tốt ở các giải. Họ đủ trình độ đá ở đó, không một ai nghi ngờ cả
Ở đây ko phải là moii giới hay ông bầu biết vh và qh ko thể tồn tại ở đó mà cứ xúi daik họ đi. Nếu thế thì họ mới sai.
Thứ hai mục tiêu cho cầu thủ xuất ngoại là chiên lược đúng đắn để nâng tầm cầu thủ trong nước. Hàn và nhật đều đi theo chiến lược này. Mục tiêu là xây dựng đội tuyển đẳng cấp hơn, cọ xát hơn, mở mang hơn.
nên chính sách khuyến khích xuất ngoại là đúng ko có gì sai. Đừng vì qh hay vh thats bại mà dừng lại mà phải tiếp tục làm tiếp. Tuy nhiên sẽ chuẩn bị cho cầu thủ kĩ hơn.
không một cầu thủ nào xuất ngoại cũng đảm bảo là thành công. Kể cả cầu thủ brasil hay nhật hàn xuất ngoại đều có rủi ro không tồn tại được. Nên không thể đổ lỗi cho moii giới hay bầu vì bản thân họ cũng ko thể lường được hết mọi chuyện.
chiến thuật là ko nên kì vọng vào một vài cá nhân mà phải kì vọng vào số lượng. Ví dụ xuất nhiều thì trong đó sẽ có một vài câ nhân trụ lại được và thành công. Còn lại sẽ bị đào thải. Đó là quy luật. Còn nếu xuất 1-2 cá nhân và hy vọng họ tồn tại đuơcj ở xứ người thì khó lắm.
Cái đoạn cụ bảo kỹ năng hơn bọn hạng 2 Pháp, Hà Lan thì không đúng đâu. Nhìn thô vậy chứ kỹ thuật cơ bản của bọn nó hơn mình đấy, mấy ngoại binh ở VL còn chưa bằng hạng 2 của Pháp ấy chứ.Sai vì cụ chưa nhìn ra thôi, chứ lúc đi nhiều người nhìn ra rồi.
Nên nhớ Công Vinh từng là tiền đạo có thể chơi tốc độ nhất VN mà sang hạng 2 BĐN về đã kêu họ chơi tốc độ cao quá không theo nổi. Cái thua của Hậu, Hải, Phượng là thể lực không cho phép chơi bóng cường độ và tốc độ cao, còn bộ kỹ năng của bọn nó thì trên trình bọn hạng 2 hạng 3 ở Hà Lan, Pháp, Bỉ là cái chắc. Nhưng cái người ta cần thì mình không có, cái mình có thì không phát huy nổi thì làm ăn gì.
Ra nước ngoài cọ sát là tốt, nhưng phải nhìn gần thôi và từng bước, ví dụ như Văn Lâm khi phong độ cao ai cũng bảo sang châu Âu bắt cũng được (dù cháu nó cũng có 1/2 tố chất châu Âu, thể hình thể lực hơn hẳn cầu thủ thuần Việt), sang Thai League thì chơi được còn sang đến Nhật là chịu rồi chứ đừng nói đến châu Âu.
Đủng rồi, mà khoa sỏi thận đấy nó ko phải là quá đông chứ riêng khoa xương ở Việt Đức nó đông kinh hoàng luôn.Quá chuẩn luôn, trước em bị sỏi niệu đạo- vào 108 tự nguyện để tán- sáng thứ 6- họ báo giá khoảng 10 triệu mà phải thứ 3 mới đến lượt, trong khi đang đau chết đi được lại còn đang bắt đầu sốt. Em phi sang Vinmec chọn gói 42 triệu được chọn bác sĩ, nhập viện lúc 10h, 14h đã xong.
Nhiều người nhìn ra ròii. Còn rất nhiều người vẫn đoán vh và qh đá được. Vậy vẫn chỉ là đoán mò mà thôi. Thế toii mới gọi là luận đề.Sai vì cụ chưa nhìn ra thôi, chứ lúc đi nhiều người nhìn ra rồi.
Nên nhớ Công Vinh từng là tiền đạo có thể chơi tốc độ nhất VN mà sang hạng 2 BĐN về đã kêu họ chơi tốc độ cao quá không theo nổi. Cái thua của Hậu, Hải, Phượng là thể lực không cho phép chơi bóng cường độ và tốc độ cao, còn bộ kỹ năng của bọn nó thì trên trình bọn hạng 2 hạng 3 ở Hà Lan, Pháp, Bỉ là cái chắc. Nhưng cái người ta cần thì mình không có, cái mình có thì không phát huy nổi thì làm ăn gì.
Ra nước ngoài cọ sát là tốt, nhưng phải nhìn gần thôi và từng bước, ví dụ như Văn Lâm khi phong độ cao ai cũng bảo sang châu Âu bắt cũng được (dù cháu nó cũng có 1/2 tố chất châu Âu, thể hình thể lực hơn hẳn cầu thủ thuần Việt), sang Thai League thì chơi được còn sang đến Nhật là chịu rồi chứ đừng nói đến châu Âu.
Thế có chết cho mầm non tương lai đội nhà không chứ, em đề nghị cho phục vụ đội giao lưu nghiệp dư.Anh Thần Y tế hôm đó không hoàn thành nhiệm vụ vì đã say xỉn trước trận đấu!
Em sẽ làm tờ trình đề nghị VFF cắt lương thưởng, cho xuống phục vụ đội trẻ
Vì cụ trích bài em nên em trả lời thêm một bài thôi, chứ cụ viết chính tả còn sai lung tung thể này em xin stop nhé.Nhiều người nhìn ra ròii. Còn rất nhiều người vẫn đoán vh và qh đá được. Vậy vẫn chỉ là đoán mò mà thôi. Thế toii mới gọi là luận đề.
ngay cả những nước xuất khẩu cầu thủ nổi tiếng như brasil agen hay tây ban nha thì khi cầu thủ sang ngoaik hạng anh hay ý đức vẫn thát baik như thường.
việc xuất ngoại nó là cả quá trình làm quen. Như cầu thủ brasil sang đức rất dễ hẹo hay agrtina sang ngoại hạng anh cũng rất dễ tèo
Tuy nhiên nói thế ko có nghĩa là brasil ko ther chơi ở đức hay agentian ko chơi được ở ngoại hạng anh
Bằng chứng là các thế hệ sau người ta rút kinh nghiệm tùe thế hệ trước và họ sẽ dần thành công
Như trường hợp của agrero thành công ở ngoại hạng nhờ những thất bại của veron đi trước
Nếu qh hay vh ko đi thì bao giờ chúng ta mới biết ta có thể đi đến đâu năng lực của mihhf thế nào
Còn một điểm nữa là Brasil hay Agentina xuất khẩu nhiều, rất nhiều cầu thủ sang chơi bóng ở các nước Châu Âu, trong số đó cũng rất nhiều cầu thủ không thành công. Chúng ta chỉ biết đến những cầu thủ thành công, chiếm số ít trong tổng số các cầu thủ sang CA chơi bóng.Nhiều người nhìn ra ròii. Còn rất nhiều người vẫn đoán vh và qh đá được. Vậy vẫn chỉ là đoán mò mà thôi. Thế toii mới gọi là luận đề.
ngay cả những nước xuất khẩu cầu thủ nổi tiếng như brasil agen hay tây ban nha thì khi cầu thủ sang ngoaik hạng anh hay ý đức vẫn thát baik như thường.
việc xuất ngoại nó là cả quá trình làm quen. Như cầu thủ brasil sang đức rất dễ hẹo hay agrtina sang ngoại hạng anh cũng rất dễ tèo
Tuy nhiên nói thế ko có nghĩa là brasil ko ther chơi ở đức hay agentian ko chơi được ở ngoại hạng anh
Bằng chứng là các thế hệ sau người ta rút kinh nghiệm tùe thế hệ trước và họ sẽ dần thành công
Như trường hợp của agrero thành công ở ngoại hạng nhờ những thất bại của veron đi trước
Nếu qh hay vh ko đi thì bao giờ chúng ta mới biết ta có thể đi đến đâu năng lực của mihhf thế nào
Văn hóa Á Đông và được cụ Park phím cho. Với HLV Việt nam thì đừng gây hấn với cổ động viên, hợp tác tốt với VFF, xây dựng đội vui vẻ chan hòa tránh phe phái, săn sàng đứng ra chịu trách nhiệm khi sai... Chứ chém vung mạng trên media, thua thì đổ lỗi cho trò... lại lắm người ghét, trò ko hợp tác....ghế dễ bay lắm.Anh Sáu trả lời phóng vấn khéo phết, không giống với cựu trung vệ rắn rát của ĐT Hàn Quốc