Thắng thì vui rồi nhưng e thấy bài phân tích của cậu Đỗ Ngọc Sơn này khá thú vị:
VÔ ĐỊCH RỒI, NHƯNG NHỮNG GIẢI ĐẤU TỚI SẼ RẤT KHÓ KHĂN VỚI VIỆT NAM.
Chúng ta đã chiến thắng ở trận chung kết lượt về, những cũng là lúc phô ra những điểm mạnh nhất và yếu nhất của tuyển.
( Bài viết dài, phân tích nhiều góc cạnh chuyên môn dựa trên kiến thức, trải nghiệm và góc nhìn chủ quan )
Thầy Sáu làm rất tốt với những gì hiện có ở DTQG, tìm ra sự phù hợp với những con người hiện có. Hơn hết là buff lại tinh thần và sự đoàn kết cho tuyển. Điều mà Trâu Dê đã không làm được, thậm chí là đánh mất.
Dưới sức ép cả trong lẫn ngoài sân, sự ức chế, chấn thương nhưng chúng ta đã chiến thắng bằng sự kiên cường, tinh thần đoàn kết và ý chí mạnh mẽ. Đã chiến đấu với tất cả những gì mà ta có.
NHƯNG, Trận chung kết cũng là lúc ta phơi bày những gì yếu nhất của mình. Vì những giải đấu sau chúng ta hướng đến sẽ lớn hơn, đối thủ đẳng cấp hơn nhiều ở AFF cup.
______
Giải pháp back 3 là tất yếu khi mình không thể chơi back 4, 4231 đã khó, 433 thì càng không. Nhưng mình chơi back 3 cũng phải bấu chỗ nọ, víu chỗ kia. Tuyến giữa mất sự cân bằng khi Tân chỉ có thể chơi dạng BWM thuần tranh chấp phòng ngự và thu hồi bóng . Tân huh cầm bóng ra sao dưới áp lực chúng ta cũng thấy và kết quả là bàn thắng cho Ben Davis.
Còn Hoàng Đức tốt thế nào ở giữa sân và 1/3 cuối sân cũng thấy rõ. Nhưng HD là mẫu cầu thủ kéo bóng và nên được tạo đột biến ở cuối sân. Giờ mong thời gian đến giải đấu tới mình có 1 ông cầm nhịp để HD giải phóng khỏi nhiệm vụ phải lùi sâu nhận bóng và tuyển chơi có nhịp hơn, hoặc +1 máy đấm để giải toả áp lực cho tuyến dưới.
Back 3 nhưng 2 Wingback mình cũng không thật sự tốt so với vị trí mà sơ đồ này yêu cầu, 2 wingback của tuyển thiếu sát thương ở cuối sân và sự cơ động . Nói đúng ra mình chơi back 3 nhưng chỉ phát huy được 30% sức mạnh của nó, cái chúng ta hướng đến là sự chắc chắn . Điển hình là 2CB lệch cũng rén và không chơi cao để overload được biên và half space, cũng không thường xuyên gây được áp lực tầm cao. Mặc dù mình nhử được pressing ra biên nhưng ko chuyền xuyên tuyến được vì CB chuyền dài kém và GK ko chơi chân được. Đội rất dễ bị áp lực ngược lại cơ bản vì khả năng chuyền chọt khá hạn chế từ tuyến dưới.
Cái nữa là cover shadow yếu quá. Cái này mình hy vọng có thể cải thiện được vì ae cũng thấy, tuyển Thái nó lại càng dễ để thấy hơn. Mình hổng quá nhiều ở các điểm mù sau lưng và nách trung vệ với hậu vệ biên. Nên dù 10 người Thái nó vẫn nhận ra và rót liên tục các đường bóng vào sau lưng đội mình. Tim đập thon thót luôn. May mắn là giải này Thái lỏ nó link quá kém, không có Chanathip nó mất cầu nối quan trọng nhất. Ý tưởng nó tốt nhưng ko hiện thực được.
Thể chất mình cũng đuối hơn nên cuối trận ko theo được bóng, không trách được. Các ông hiểu là dưới sân góc nhìn nó khác lắm ko như mình chơi fifa hay chơi game đâu. Mình giải thích vì sao cuối trận mình phá bóng xa nhất có thể.
Xuan Son chấn thương, mình mất đi áp lực lớn tuyến đầu. Thái ngay lập tức chơi 3-1-6 để overload ép lại khối back5 của mình như mía. TLinh cũng không làm tốt nhiệm vụ ( lí do thì ae biết rồi ) Ngay cả việc gây sức ép TLinh cũng làm chưa tốt, cái này mình so sánh nhẹ thôi. Thấy TLinh press hầu như không thực hiện các đường áp lực vòng cung và các hình huống kẹp giữa để press giữ cover shadow của tuyến triển khai bên Thái . Có lẽ là do tư duy huấn luyện ở Vleague rồi.
______
Tới đây mình sẽ nói vì sao việc NHM muốn tuyển chơi kiểm soát là mơ mộng hão huyền.
Hôm qua thấy có mấy ông bảo VN chơi kiểm soát, rồi là hậu vệ bó trong. Cut inside các kiểu :v
Thật sự là các ông nghĩ VN có thể chơi như thế thật à
)
Đầu tiên, để chơi kiểm soát thì cần có nền tảng kỹ thuật tốt ở mỗi cá nhân chứ không phải chỉ ở tuyến giữa. Chơi kiểm soát là chơi build up, định hướng vị trí theo trục dọc chứ không phải ôm quả bóng chu qua chu la là gọi kiểm soát được.
Thứ 2, kỹ thuật thôi thì không đủ để chơi kiểm soát . Phải cần có thể chất, thể chất và thể chất. Cái gì quan trọng nhắc lại 3 lần.
Tiện đây cũng nói thời VN đá đẹp ban bật này nọ nhưng kết quả tan nát ra sao ai cũng thấy. Chơi kiểm soát được 1 vài phút nhưng thể chất không có , không chịu được áp lực. Va đập thì mấy mà toác.
Ví dụ như tiêu biểu MC không Rodri đấy :3 ( Trận gặp Tot cặp mid của nó đấm cho sưng mỏ ), Và nó có mấy thằng như Bernardo. Playmaker mà roaming cả trận có biết mệt đâu.
∆ Arsenal chơi kiểm soát nhưng nó có tứ vệ bố của lực, giữa nó có Rice với que kem và partey backup cùng Ode
∆ Chelsea chơi kiểm soát nó có Caicedo, Lavia
... Vv
Kỹ thuật thôi thì không đủ để chơi kiểm soát, ít ra có thể chất chịu được áp lực suốt 90p rồi nói chuyện
Thứ 3, tinh thần. Chơi điềm tĩnh, dưới áp lực. Tinh thần cũng là yếu tố quan trọng để chơi kiểm soát. Trước giờ thằng chơi được kiểm soát chủ động là thằng đội toàn hàng xịn
Còn không thì vẫn press và chơi trực diện.
Các ông xem VN bây giờ bớ 1 ông chơi DLP điềm tĩnh chính xác còn khó nói gì dàn nhân sự đồng đều để chơi kiểm soát
)
Cái thực tế nhất là mong VN chơi tĩnh hơn, có nhịp hơn chứ đừng chơi kì môn bât quái trận 3-1-6 với 3-3-4 nhiều như hôm qua là được. VN bây giờ kiếm 1 DLP điềm tĩnh, chính xác chơi được dưới áp lực còn khó nữa là.
Thế nên xin thêm 1 con máy cày bao đấm là được rồi. Chia sẻ với Tân huh, giải quyết được bài toán thú đẻo phần nào.
Còn vde bài vở nó cũng phụ thuộc vào bộ kỹ năng cầu thủ nữa, bộ kỹ năng 1 màu, thì lấy đâu ra bài vở được nhiều. Muốn lên bóng sắc nét nhưng chỉ có 1-2 ông như HD QH thì làm ăn gì. Cặp WB của mình cũng chạy với tạt ( còn ko nét )chứ các ông nghĩ có thể đá sáng tạo 1/3 cuối sân như Di Marco với Grimaldo chăng
_____
Mình là 1 fan bóng đá, lại càng là fan của DTQG. Chúng ta thắng thì rất sướng nhưng cũng cần nhìn vào vấn đề. Vì muốn tiến xa đối thủ không còn là Philipin hay Thái nữa mà là Nhật, Hàn, Úc, Ả Rập. ... những đối thủ có nền bóng đá RẤT RẤT mạnh !
Mong là thời gian tới, tuyển sẽ có thêm nhiều sự bổ sung chất lượng . Và hãy nhìn vào thực trạng để hiểu, những cầu thủ trên sân họ đã làm tất cả những gì có thể trong khả năng của mình. Để không còn kiểu thắng thì tung hô, thua thì chửi tuyển nữa
TỰ HÀO HÁT MÃI LÊN VIỆT NAM ƠI !!!!
#vietnamvodich