Em thấy ông Kim bài vở khá rõ ràng đấy chứ. Ông này xưa nay nổi tiếng là tổ chức phòng ngự chặt, phất bóng cho tây chạy rồi. Các cụ để ý đầu giải đến giờ mới thủng có 2 trái (1 quả pen).
Các trận vừa qua ít thấy VN tấn công theo đội hình khối thống nhất mà phân tuyến khá rõ ràng. 3 trung vệ cũng ít dâng lên nhiều, thường chỉ 1 trung vệ dâng, 2 ông kia co vào gần nhau để bọc lót. Ông trung vệ dâng lên (Duy Mạnh, Tiến Dũng) thấy phất được là phất, ưu tiên dội ra sau hàng phòng ngự để các máy chạy Văn Toàn, Vĩ Hào và 2 biên lao theo.
Nhiều lúc đá bỏ qua tiền vệ phòng ngự, sử dụng luôn 2 tiền vệ công kéo bóng và chuyền lên từ tuyến giữa. Kéo kiểu này nhiều khi bị khớp, mất cảm giác không gian và chuyền lỗi như mấy quả của Hoàng Đức, Quang Hải. Để ý trận vừa rồi Đức đã rút kinh nghiệm, chuyền nhanh hơn lúc ở sân nhà.
Đá kiểu này 2 ông cánh phải chạy lên chạy về như con thoi nên kiểu hậu vệ biên như Tuấn Tài, Văn Thanh nhiều khi mải công, quên thủ chưa quen. Nên buộc ông Kim phải sử dụng các máy chạy dù kỹ thuật còn hơi non, không có các bài tủ. Văn Khang đá kiểu này cũng dễ bị khớp, nhiều khi chưa hiệu quả, nhưng cứ tròn vai là được.
Giờ có Son đúng là mảnh ghép cuối cùng: là tâm điểm nhận bóng, tranh chấp tốt, đánh đầu trả ngược chuẩn xác, khống chế chuyền lại hoặc chuyền 1 chạm cũng hay. Chuyền xong cho mấy máy chạy là lại chạy chỗ tìm cách dứt điểm hoặc làm tường cho tiền đạo đá cặp, quá ổn. Tình huống cố định Son lại chạy về phòng ngự, hoạt động khắp mặt sân không biết mệt mỏi. Đúng nghĩa cỗ máy chiến tranh, như phát minh ra xe tăng thời thế chiến I. Ta cứ thủ chặt, quả nào non non ta phá, quả nào ngon ta đẩy lên, vu vơ cứ đến chân Son là có tình huống.
Dấu ấn chiến thuật của ông Kim còn nằm ở việc phân các tổ đá như futsal, rất hiệu quả khi cần thay đổi chiến thuật (cứ hiệp 2 đối mệt là ta tung vào). Việc phân tổ đá cũng tránh việc đội tuyển quá phụ thuộc vào bộ khung, khi có vài cầu thủ chấn thương, xuống phong độ là khó đá. Đồng chí nào trong tổ có vấn đề là tìm được người đóng thế ngay.