Một sự việc, nên nhìn ở nhiều góc độ. Em không phản đối góc nhìn của cụ, và không phải em không nhìn ra các yếu tố tích cực cụ nêu.
Tuy nhiên, có một số yếu tố mà có thể ít người để ý vì nó còn xa, không ảnh hưởng trực tiếp đến ĐT, nhưng từ góc nhìn CÁ NHÂN của em những thứ đó rất có thể là biểu hiện của "sự ngủ" của nền BĐVN.
Thành tích của đội tuyển, vai trò của cụ Park thì không phải bàn nữa, họ đã lật lịch sử BĐVN đã sang trang mới.
1- Nhưng, ngay sau những thành công ban đầu, thì người đã nỗ lực bằng HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ (chứ không phải bằng lời nói) đưa ông Park đến với VN lại bị đưa ra khỏi LĐBĐ bằng một thủ thuật mà ai cũng hiểu nó không phải vì mục tiêu đại cục. Mặc dù ông ấy muốn vào LĐBĐ không phải vì một cái GHẾ, hay một khoản LỢI ÍCH cá nhân. Điều này, đã CHẶN ĐỨNG những người muốn hành động như ông ấy. Đáng lẽ ra, ông ấy phải được đặt vào một vị trí xứng tầm, để khuyến khích sự trỗi dậy của một làn sóng tâm huyết với nền BĐVN bằng hành động mà không cần bất kỳ một tấm huy chương nào.
2- Cái cầu gôn bị bật, mảnh lưới bị bung, mặt cỏ "bò gặm" hay hàng ghế phủ đầy bụi ..., cho dù được giải thích theo cách nào đó thì cũng thấy chúng ta đã không còn chăm chút cho những chi tiết dù là nhỏ nhất, như những năm trước đây, chúng ta đã từng di chuyển cả các quả cầu đá quấn xích bên ngoài sân vì một lý do dù rất mơ hồ có thể làm ảnh hưởng đến thành tích của đội tuyển.
3 - Sự ảnh hưởng của truyền thông, đặc biệt là truyền thông từ HQ theo kiểu "ĐTVN không còn mục tiêu để phán đấu ở ĐNA", thực chất là họ đang hỗ trợ đắc lực và hiệu quả cho một chiến lược xuất khẩu bóng đá Hàn như họ đã thành công ở các mặt hàng khác. Điều này đã kích động một số NHM đi đến quan điểm "VN đã thoát khỏi ao làng"
Sâu chuỗi lại các sự kiện từ vấn đề thượng tầng, cho đến NHM thì có thể nhận định rằng, có thể chúng ta chưa ngủ nhưng đã ít nhiều dính thuốc ngủ.
Ko có gì phải tỉnh ngủ cụ ạ.
Em hỏi thử, cụ có xem Vleague không?
Việt Nam đã ngủ đâu mà cụ yêu cầu tỉnh dậy?
Bóng đá ĐNA từ sau thành công của Việt Nam năm 2018 và trước đó là WC U20 năm 2017 đã có xu hướng chú trọng đến việc trẻ hóa đội tuyển. Những quốc gia thành công nhất là Lào, Campuchia, Timor-Leste. Đặc biệt là Indonesia. Từ một đội tuyển già nua, rệu rạo, Indonesia đã vươn mình thành một đội tuyển trẻ trung giàu sức sống. Malaysia sau chu kì tương đối tốt của cụ Tan Cheng Hoe cũng đã xây dựng được bộ khung trẻ trung. Myanmar thì vẫn luôn đi đầu trong việc trẻ hóa đội hình. Quốc gia thụt lùi nhất trong công tác đào tạo trẻ có lẽ là Thái Lan.
Việt Nam ta sau thành công của lứa dự U20 WC, chúng ta không hề ngủ quên. Các lứa trẻ của ta lứa sau hay hơn lứa trước. Điều này được thể hiện ở VCK U23 ĐNA khi ta thay tới 10 cầu thủ, không cần tập luyện, ghép đội hình gì mà vẫn vô địch. Điều này chứng tỏ các cầu thủ trẻ của ta không những tốt về thể lực, kĩ thuật mà còn có tố chất về chiến thuật, hay còn gọi là tư duy chơi bóng. Các em chỉ cần HLV chỉ dẫn trước trận đấu là có thể vào chiến được ngay.
Đội tuyển vẫn nằm trong độ tuổi rất trẻ, trong khi đội trẻ lại thi đấu tốt. Việt Nam hiện nay đang rơi vào tình cảnh, tre chưa già, măng đã mọc. Để giải quyết vấn đề này, các cầu thủ kinh nghiệm của ta cần phải xuất ngoại để tạo cơ hội cho các em trẻ phát triển. Vậy thôi. Chứ chúng ta có ngủ đâu mà cần tỉnh giấc.